Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14


quá trình CNH - ĐHH nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về KHKT, tuân thủ đúng quy trình công nghệ.

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới.

Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.

Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất.

* Về chính sách đền bù đất đai


Việc tính giá đền bù và thực hiện đền bù cho các hộ nông dân bị mất đất cần được thực hiện nhanh gọn. Mức giá đền bù đưa ra phải phù hợp với tình hình chung trên cả nước. Ngoài ra các dự án cũng cần cam kết thực hiện các chính sách đào tạo tay nghề cho người nông dân bị đất

* Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng là một trong các yếu tố góp phần làm lên sự thành công cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.


Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14

* Về chính sách tín dụng ngân hàng


Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ khá là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi sản xuất như từ trồng trọt sang chăn nuôi. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ.

Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi sản xuất và cây trồng vì trong thời gian đầu tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn mà thu hoạch thì chưa là bao nhiêu.

* Về chính sách thị trường


+ Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.

+ Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản.

+ Xây dựng mạng lới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích moi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thu nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch.


- Giải pháp về nguồn nhân lực: Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức; có chính sách đào tạo nghề cho lao động nơi tiến hành ĐTH, giúp những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên.

- Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất.


KẾT LUẬ N VÀ KIẾ N NGHỊ

1. KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội từ 2001 đến 2008 và ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội của huyện Phổ Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

*Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngò của tỉnh Thái Nguyên nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, việc quy hoạch phát triển huyện trong tương lai cần phải tương xứng với vị trí, vai trò đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

* Thực trạng về ảnh hưởng của đô thị hoá tới phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên được thể hiện qua một số điểm sau:

- Quá trình ĐTH có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện.

- Quá trình ĐTH đã có những tác động đáng kể đến vấn đề giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức ép về dân cư nơi đô thị - vấn đề này là yêu cầu đặt ra cấp bách và cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất.

- Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, ĐTH cũng gây ra ảnh hưởng lớn, cụ thể: Thu nhập của hộ có chiều hướng tăng lên; nguồn thu từ trồng trọt giảm một cách đáng kể; đặc biệt đã bắt đầu có sự thay đổi trong tư duy của người dân với vấn đề sinh kế.

- Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng


vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, gửi tiết kiệm hay đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ. Chỉ có một số ít đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề.

- Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức và có điều kiện để chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn.

- Về vấn đề môi trường: Các dự án lớn liên tục được đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện khiến vấn đề ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí ngày càng trở lên nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và khắc phục nhanh nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.

Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường; Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lý nhà nước nói chung, chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, chính sách đền bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài…

2. KIẾN NGHỊ


Phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống người dân không ngừng được cải thiện là vấn đề cơ bản được đặt ra cho chính quyền huyện Phổ Yên trong quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:

- Đối với Nhà nước: Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa điểm ĐTH.


- Đối với tỉnh: Tỉnh cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch khu đô thị, có các chính sách quan tâm đúng mức cho người nông dân bị mất đất.

- Đối với Huyện: Huyện cần cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với hộ nông dân nói chung và hộ nông dân bị mất đất nói riêng. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng.

- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần nhanh chóng thích ứng với quá trình ĐTH bằng cách: thay đổi tư duy về hướng SX của mình, tích cực học hỏi kinh nghiệm, không ngừng học tập nâng cao trình độ, mạnh dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống,…


DANH MỤC TÀI LIỆ U THAM KHẢO


1. Quy hoạch phát triển huyện Phổ Yên (2008)

2. Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

4. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội.

5. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng.

6. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, ĐH Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Thống kê

7. PGS. TS Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb thống kê.

8. Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, NXB Thống kê (2007)

9. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình ĐTH trên đại bàn thành phố Hà Nội, Nxb Lao động xã hội.

10. PGS. TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ xây dựng, Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010.

11. Chương trình Nghị sự 21: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, 2004.

12. Nghị định của Chính phủ số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.


13. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên: 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

14. Bassand, Michel (chủ biên) (2001), Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ.

15. Đảng bộ huyện Phổ Yên, báo cáo kết quả thực hiện đề án cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng két cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên từ năm 2006 đến nay.

16.UBND huyện Phổ Yên, Báo cáo kết quả 5 năm thực hienẹ công tác thu hút đầu tư từ năm 2003 đến 2008 và những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới.

17. Một số trang wed như: http://www.vi.wikipedia.org http://www.thainguyen.org.vn

http://www.populationasia.org/ Publications/RP/AMCRP17/pdf

http://www.moc.gov.vn/Vietnam/Management/ArchitetureScheme http://www.vov.org.vn

http://www.cpv.org.vn http://www.gso.vn

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí