Tác Động Của Đth Đến Hoạt Động Phi Nông Nghiệp


Bảng 2.14: Tác động của ĐTH đến hoạt động phi nông nghiệp



Chỉ tiêu

Trước ĐTH

Sau ĐTH

So sánh

Giá trị

(1000đ

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(1000đ)

Cơ cấu

(%)

±∆

(1000đ)

(%)

A. Tổng thu

15884

100

21299

100

5415

134.09

1. Sản xuất TTCN

500

3,1

554

2,6

54

110.8

2. Kinh doanh dịch vụ

1673

10,5

1941

9,1

268

116.02

3. Làm thuê

2288

14,4

2336

11

48

102.1

4. Lương

11009

69,3

15950

74,9

4941

144.88

5. Thu khác

414

2,6

518

2,4

104

125.12

B. Tổng chi

380

100

716

100

336

188.42

1. Chi nguyên vật liệu

0

0

0

0

0


2. Chi điện, nước

110

28,9

150

20,9

40

136.36

3. Chi thuê nhân công

0

0

208

29,1

208


4. Chi khác

270

71,1

358

50

88

132.59

Doanh thu

15504

100

20941

100

5437

135.07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 11

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp từ các hộ điều tra chính là lương. Do phụ cấp lương cho những người về hưu tăng lên đã làm cho sự chênh lệch về mức lương sau và trước ĐTH là 4,941 triệu đồng tăng 44,88%. Ngoài ra cũng do nhiều hộ gia đình bị mất đất nên không đủ sản xuất nên một số lao động đã phải đi làm thuê nơi khác hoặc phụ vữa để xây dựng các nhà máy ngay trên mảnh đất của gia đình họ. Nguồn thu đáng kể tiếp theo đó là thu từ kinh doanh dịch vụ. Mặc dù các dự án mới đang trong thời gian đền bù giải phóng mặt bằng hoặc đang trong thời gian triển khai nhưng một số hộ nhanh chóng có sự chuyển hướng sản xuất hoặc kinh doanh thêm dịch vụ như một số quán cơm đã mọc lên, những quầy hàng


tạp hoá tạp phẩm cũng xuất hiện nhanh chóng,… Tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên đã khiến thu thập từ hoạt động phi nông nghiệp sau ĐTH tăng 34,09% so với trước ĐTH.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau ĐTH

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả SXKD của hộ trước và sau ĐTH


Chỉ tiêu

ĐVT

Trước ĐTH

Sau ĐTH

±∆

1. Kết quả SX





- GO

Tr.đ

40,883

52,292

+ 11,409

- VA

Tr.đ

23,762

30,504

+ 6,742

- MI

Tr.đ

19,997

25,058

+ 5,061

2. Chi phí SX





- LĐ

4,45

4,37

- 0,08

- IC

Tr.đ

17,121

21,788

+ 4,667

3. Hiệu quả SXKD





- GO/LĐ

Tr.đ/LĐ

9,1872

11,9662

+2,779

- MI/LĐ

Tr.đ/LĐ

4,4937

5,7341

+1,2404

- VA/LĐ

Tr.đ/LĐ

5,3398

6,9803

+1,6405

- VA/IC

Lần

1,388

1,400

+0,012

- MI/IC

Lần

1,168

1,150

-0,18

- GO/IC

Lần

2,388

2,40

+0,012

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009


Qua bảng trên cho thấy đã có sự thay đổi về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ điều tra ở trước và sau ĐTH. Mặc dù năm 2008 là năm mà nền kinh tế nói chung đều bị suy thoái nên đã gây ảnh hưởng ít nhiều tới các hộ điều tra. Nếu như trước ĐTH GO của mỗi hộ đạt trung bình là 40,883 triệu đồng thì sau ĐTH đã tăng lên 52,292 triệu đồng - tức là sau ĐTH GO tăng 11,409 triệu đồng. Cùng với nó các chỉ tiêu VA và MI cũng có sự gia tăng đáng kể.


Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực trong hộ là hợp lý hay không hợp lý. Từ bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu sau ĐTH đều cao hơn trước ĐTH. Cụ thể: trước ĐTH một lao động chỉ tạo ra 9,1872 triệu đồng GO và 4,4937 triệu đồng MI nhưng sau ĐTH thì con số đó đã tăng lên lần lượt là 11,9662 triệu đồng và 5,7341 triệu đồng. Tuy nhiên, trước ĐTH một đồng IC tạo ra 2,388 đồng GO và 1,168 đồng MI thì sau ĐTH cũng một đồng IC chỉ tạo ra 2,4 đồng GO và 1,15 đồng MI. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng IC sau và trước ĐTH gần như không đổi. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm bất ổn về kinh tế trên phạm vi toàn cầu, nó tạo ra sự biến động về giá của rất nhiều các yếu tố đầu vào. Như vậy, sau ĐTH diện tích đất nông nghiệp trong các hộ dân có giảm nhưng nhờ đường lối đúng đắn, có sự tuyên truyền vận động kịp thời của chính quyền địa phương nên các hộ đó đã nhanh chóng có sự chuyển đổi về hướng sản xuất. Vì thế kết quả SX và hiệu quả SX của hộ vẫn không ngừng gia tăng. Từ phân tích trên cho thấy, hiệu quả sản xuất của hộ sau ĐTH cao hơn trước ĐTH. Vẫn biết sự tăng lên này là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có sự đóng góp của nhân tố ĐTH.

2.2.2.5. Tình hình sử dụng số tiền đền bù của hộ

Khi các hộ nông dân bị lấy đất phục vụ cho việc xây dựng các dự án thì họ sẽ được đền bù một khoản tiền nhất định nào đó. Mục đích là để người dân có điều kiện chuyển hướng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đầu tư cho học hành hay dùng để tìm một công việc mới, hay một mục đích khác. Dưới đây là biểu cho biết cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của người dân điều tra.


Biểu 2.7 : Cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH

ĐVT: %


16.11

33.67

6.73

6.73

26.94

9.82

1. Đầu tư vào SX 2. Đầu tư vào kinh doanh

3. Đầu tư vào xây dựng 4. Chi phí cho đào tạo nghề

5. Chi phí tìm tìm việc làm 6. Đầu tư khác


Biểu đồ trên cho thấy sau khi nhận được số tiền đền bù từ mất đất các hộ đã sử dụng số tiền đền bù đó như thế nào? Trong 100% số tiền được đền bù thì 16,11% được sử dụng vào SX, 26,94% được sử dụng để đầu tư vào xây dựng và 6,73% được sử dụng vào kinh doanh. Tỷ lệ số hộ sử dụng một phần số tiền đó để học nghề hay tìm việc làm cũng khá cao. Còn phần lớn số tiền được sử dụng vào mục đích khác như gửi tiết kiệm hay cho vay lấy lãi. Qua đây có thể thấy trong tư duy của người dân đã bắt đầu có sự thay đổi đáp ứng kịp thời với quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở địa phương.

2.2.2.6. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình ĐTH

Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá sự thay đổi thu nhập của hộ dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Qua khảo sát, cho thấy có tới 14,44% số hộ cho là thu nhập của hộ tăng lên; 55,56% số hộ cho rằng thu nhập giữ nguyên và 30% số hộ cho rằng thu nhập của hộ giảm đi. Dưới đây là ý kiến đánh giá của các hộ


điều tra thực tế tại 3 điểm về sự thay đổi của thu nhập do ảnh hưởng của ĐTH.

Bảng 2.16: Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của thu nhập do tác động của ĐTH

Xu hướng thay đổi thu nhập của hộ do tác động của ĐTH

Ý kiến các hộ điều tra (%)

1. Giảm đi

30

2. Giữ nguyên

55,56

3. Tăng lên

14,44

Tổng số

100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2009)


Đối với những hộ đánh giá xu hướng thu nhập tăng lên (14,44% trong tổng số hộ được hỏi) thường là các hộ ở ngoài mặt đường gần với các khu đô thị và khu công nghiệp nên họ có điều kiện kinh doanh một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho người dân. Số hộ đánh giá xu hướng thu nhập giữ nguyên (55,56%) thường là các hộ nằm phía trong và số hộ này diện tích đất cũng bị mất không nhiều. Hoạt động sản xuất của họ hầu như giữ nguyên, hay ĐTH không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Còn số hộ đánh giá giảm là các hộ phía sâu bên trong mà diện tích đất trồng trọt lại ở bên ngoài nên khi mất ruộng việc chuyển đổi hướng sản xuất với họ không hề đơn giản. Trong khi đó các hộ này lại xa với khu đô thị nên giá cả, chi phí đi lại,… đều cao hơn so với các hộ khác.

2.2.2.7. Mức độ tác động của đô thị hoá

Quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên. Sau đây là ý kiến đánh giá của các hộ nông dân được điều tra về ảnh hưởng của


ĐTH đến đời sống của họ. Bảng dưới đây cho thấy mức độ tác động của ĐTH đến đời sống của người dân địa phương.

Bảng 2.17: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của ĐTH



Lĩnh vực

Tác động (%)

Tốt

Như cũ

Xấu

1. Đường giao thông

72,5

27,5

0

2. Hệ thống cấp thoát nước

47,5

8,3

44,2

3. Hệ thống điện

66,7

20,0

13,3

4. Khá năng tiếp cận thị trường

73,3

18,3

8,4

5. Cơ hội học tập

65,0

28,3

6,7

6. Vấn đề về nhà ở

55,8

31,7

12,5

7. Vấn đề về sức khoẻ

25,0

58,3

16,7

8. Môi trường

34,2

35,8

30,0

9.Cơ hội về việc làm

40,8

25,8

33,4

10. Đời sống tinh thần

25,0

58,3

16,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2009)


Từ số liệu của bảng trên cho thấy ĐTH đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: đường giao thông, điện, tiếp cận thị trường, cơ hội học tập, vấn đề về nhà ở, cơ hội về việc làm...

Về đường giao thông, 72,5% số hộ điều tra cho rằng tốt lên nhiều và 27,5% số hộ cho rằng không có sự thay đổi. Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp, cải tạo rất nhiều, những con đường đất đã được thay thế bằng những đường bê tông hoặc đường nhựa tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu văn hoá, buôn bán... Hệ thống điện lưới cũng được đánh giá tốt hơn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi các khu công nghiệp chỉ có thể đi vào hoạt động khi hệ thống điện đã sẵn sàng. Với vấn đề tiếp cận thị


trường cũng vậy! Khi chưa có dự án đầu tư vào thì những địa phương này vẫn là những vùng nông thôn theo đúng nghĩa. Nhưng khi các dự án được đầu tư vào thì bản thân nó đã có sự thay đổi. Các khu chợ bắt đầu mọc lên, các dịch vụ về y tế, tài chính,… ngày càng phong phú và được đưa đến tận tay người dân. Sống trong môi trường như vậy cũng làm cho con người trở nên năng động hơn. Do vậy, nó làm tăng khả năng tiếp cận thị trường cho người dân.

Cũng giống như vậy, khi ĐTH diễn ra (thực chất là quá trình thu hồi đất của dân để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị) tức là nếp sống văn minh được đưa tới khu vực nông thôn thì tâm lý người dân nông thôn sẽ thay đổi theo, đồng thời với cuộc sống đô thị thì yêu cầu về trình độ học vấn sẽ cao hơn và đương nhiên cơ hội để tìm được việc làm với với mức thu nhập cao sẽ nhiều hơn. Điều này cho thấy, đánh giá của người dân được hỏi hoàn toàn phù hợp với tính quy luật cũng như thực tế quá trình ĐTH đang diễn ra.

2.2.2.8. Ảnh hưởng của ĐTH đến thu nhập của hộ (sử dụng hàm hồi quy)

Với việc kết hợp giữa phân tích cây vấn đề và kết quả nghiên cứu phần thực trạng về thu nhập của các hộ nông dân chịu sự tác động của đô thị hoá (cụ thể là các hộ nông dân bị mất đất). Chúng tôi sử dụng hàm CD để phân tích, định lượng một số nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nông dân bị mất đất do đô thị hoá ở Phổ Yên, từ đó làm cơ sở cho các giải pháp sau này. Với việc mô tả các biến của mô hình đã được trình bày chi tiết trong bảng 2.18 phần phụ lục.


Bảng 2.19: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp của các hộ nông dân bị mất đất do quá trình đô thị hoá

Tên biến

Hệ số ước

lượng

T - Stat

Giá trị biên

MPF

Hệ số chặn

1,236

1,036

-

Ln DTM

-1,396

-2,365*

- 8,71

Ln LĐ

0,426

2,456*

0,14

Ln TUOI

0,127

5,369**

0,20

Ln VHOA

0,450

4,269**

1,28

Ln VONTL

0,333

4,236**

2,26

Ln VONVAY

0,326

8,236***

4,24

Ln LĐTHUA

- 0,072

3,436**

- 0,91

D4*Ln DTM

-0,256

4,363**

- 1,74

D4*Ln VONVAY

0,273

4,364**

3,46

D3*Ln DTM

-0,114

-2,567*

- 0,77

D3*Ln VONVAY

0,236

2,753*

1,266

D1

0,126

5,263**

1,134

D2

0,237

4,223**

1,267

D3

0,347

7,254***

1,415

D4

0,432

3,623*

1,540

Hệ số tương quan R

0,8756

FStata = 9.6325

Singificance F=0.0142 (99%)

Hệ số xác định R2

0,7666

Chú thích: (*) có ý nghĩa tương ứng mức xác suất là 90% (**) có ý nghĩa tương ứng mức xác suất là 95% (***) có ý nghĩa tương ứng mức xác suất là 99%

Mô hình hồi quy (chưa đánh giá tới ảnh hưởng tương tác giữa các nhân tố) có dạng:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022