- Về chính sách cho người dân
Cùng với đà tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì các chính sách đối với người dân ngày càng được quan tâm hơn như chính sách hỗ trợ vốn, chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người dân, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho con em các gia đình chính sách,... Tuy vậy, ở một bộ phận người dân vùng sâu vùng xa các chính sách này vẫn chưa tới được với họ. Cho nên tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp của huyện nhìn chung vẫn là cao so với các địa phương khác.
2.2.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của ĐTH qua phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà quá trình đô thị hóa mang lại. Cụ thể: S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Nguy cơ).
Phân tích SWOT nhằm đánh giá một cách có phân tích về những tác động của ĐTH đến phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và đời sống người nông dân bị mất đất nói riêng.
W - Weaknesses (Điểm yếu) | |
1. Là yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Mở rộng quy mô, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tạo điều kiện cho đời sống của người dân được nâng lên (cả về vật chất và tinh thần). 3. ĐTH làm cho các dịch vụ về tài chính, thương mại, y tế và giáo dục phát triển nhanh chóng. 4. Là cơ sở để giảm đói nghèo. | 1. ĐTH làm cho quá trình phân hóa giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn diễn ra mạnh mẽ 2. Tác động đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân địa phương. 3. Cơ sở hạ tầng xống cấp nhanh chóng. 4. Áp lực về công viêc, áp lực về chi tiêu ngày càng tăng. |
1. Mang lại cơ hội về việc làm cho người dân. 2. Nâng cao trình độ văn hóa cho người dân 3. Người dân có điều kiện tiếp xúc với những thông tin, kiến thức mới. Với những dịch vụ tốt nhất. 4. Mở ra nhiều khu vui chới giải trí, giảm bớt sự căng thẳng cho người dân. 5. Mở ra sự hội nhập giữa các vùng. | 1. Thị trường việc làm bất ổn. Thiếu việc làm cho những người không có trình độ. 2. Nguy cơ thất học, thất nghiệp gia tăng. 3. Áp lực về dân số tại các khu đô thị (làn sóng di dân từ nông thôn ra đô thị). 4. Những nét đẹp truyền thống bị tổn hại. 5. Tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. |
O - Opportunities (Cơ hội) | T - Threats (Nguy cơ) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Trưởng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Ttcn Theo Thành Phần Kinh Tế
- Thực Trạng Dân Số - Lao Động - Cơ Cấu Lao Động Của Huyện Phổ Yên
- Tốc Độ Đth Và Các Dự Án Đã Được Đầu Tư Vào Huyện
- Tác Động Của Đth Đến Hoạt Động Phi Nông Nghiệp
- Những Đánh Giá Chung Về Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hoá
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Huy Những Mặt Tích Cực Và Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đô Thị Hoá
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Điểm mạnh lớn nhất của ĐTH là quá trình chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy hay các khu đô thị. Đồng thời với nó là hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cao. Kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế trong vùng. Tại các vùng đó, sản xuất nông nghiệp không còn được chú trọng (vì mất đất nên không tiến hành được hoạt động trồng trọt vậy nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi). Người dân tại địa phương bắt đầu chuyển qua các nghề kinh doanh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy và khu đô thị. Xét trên phương diện tổng thể thì cùng với quá trình ĐTH kinh tế của địa phương sẽ phát triển theo. Khi đó người dân sẽ được hưởng những dịch vụ về tài chính, y tế và giáo dục tốt nhất. Cho nên có thể nói, ĐTH là cơ sở để giảm đói nghèo.
Bên cạnh những điểm mạnh thì ảnh hưởng không tốt của ĐTH cũng là rất lớn. Trong đó phải kể đến sự phân hóa giàu nghèo giữa vùng đô thị và nông thôn. Sự chênh lệch về mức sống, về trình độ ngày càng lớn do bộ phận dân cư sống trong khu vực đô thị sẽ có thu nhập cao hơn. Khi các nhà máy, khu công nghiệp và khu đô thị được mọc lên thì đồng nghĩa với nó là khí thải, rác thải và tiếng ồn xuất hiện theo. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến môi trường sống và qua đó sẽ ảnh hưởng đến người dân địa phương. ĐTH diễn ra nhanh sẽ kéo theo quá trình giao, lưu trao đổi sản phẩm hàng hóa diễn ra mạnh. Thừa nhận rằng ĐTH tạo điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuy nhiên cũng chính quá trình ĐTH sẽ làm nó bị xuống cấp nhanh chóng.
Dù có nhìn nhận trên bất kỳ góc độ nào thì ĐTH cũng mang lại những cơ hội rất lớn cho người dân địa phương. Cơ hội lớn nhất có thể thấy đó là mang lại việc làm cho người dân. Họ được làm việc trong những nhà máy, khu công nghiệp nơi chính họ đã sinh ra và lớn lên. ĐTH tức là dần dần chuyển từ nông thôn sang thành thị. Khi đó người dân có diều kiện học tập nhiều hơn để nâng cao trình độ văn hóa. Cuộc sống đô thị làm cho hệ thống
dịch vụ và khu vui chơi xuất hiện nhanh chóng. Và kết quả là người dân sẽ được hưởng những dịch vụ tốt, tiếp xúc với những thông tin bổ ích và có những chỗ để giải tỏa Stress sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
ĐTH cũng kéo theo rất nhiều thách thức đồi với xã hội nói chung và đời sống người dân địa phương nói riêng. Thách thức đầu tiên là sẽ tạo ra áp lực về dân số ở các khu đô thị. Thông thường dân số thường tập trung chủ yếu ởt các khu đô thị và thưa thớt ở nông thôn. Kế đó nguy cơ những người lao động không có trình độ bị mất việc làm là điều chắc chắn. Khi đời sống được nâng lên, mọi người đều lo việc kiếm tiền khiến mối quan hệ làng xóm bắt đầu rạn nứt. Một số phong tục truyền thống bắt đầu bị phá bỏ và cùng với nó là các tệ nạn xã hội xuất hiện nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà ĐTH mang lại. Tất nhiên một hiện tượng mới xuất hiện, tồn tại và phát triển bao giờ cũng có những mặt tốt và mặt không tốt. Vấn đề của chúng ta là phải phân tích một cách sâu sắc hiện tượng đó để trong quá trình phát triển của nó mặt tốt được bọc lộ hết còn mặt không tốt thì hạn chế tối đa.
Nói tóm lại, quá tình ĐTH đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể tới mọi mặt của đời sống xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tới các vấn đề về thất nghiệp, việc làm, trình độ, sức khoẻ, an ninh, môi trường của người dân địa phương.
2.2.2. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế của hộ nông dân
2.2.2.1. Đặc điểm của các hộ nông dân điều tra
Luận văn này thực chất là nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên. Nhưng ở khía cạnh người nông dân, chúng tôi muốn đi tìm hiểu xem tác động của ĐTH đến cuộc sống của hộ như thế nào? Vẫn biết rằng ĐTH là quá trình phức tạp diễn ra trong thời gian
dài và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, gây tác động cho tất cả các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do đặc điểm của hộ là không giống nhau nên sẽ có hộ chịu tác động nhiều song cũng có những hộ tác động ít. Hộ chịu tác động nhiều là các hộ nông dân thuần nông đã bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các dự án. Bởi vậy, trong nội dung này chúng tôi tập trung nghiên cứu các hộ nông dân với đặc điểm cơ bản là những hộ nông dân bị mất đất. Hoạt động SX chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt).
2.2.2.2. Thực trạng quá trình ĐTH
Với mẫu được lựa chọn là 90 hộ ở 3 địa điểm khác nhau trên địa bàn huyện nhưng có cùng đặc điểm là hộ nông dân nhưng bị mất đất để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp. Mặc dù hiện nay các dự án mới bắt đầu triển khai - tức là đang giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng xong mặt bằng và đi vào xây dựng nhà máy xí nghiệp hay một số ít DA đã đi vào hoạt động nhưng nó cũng cho thấy mức độ ĐTH ở huyện như thế nào? Với vị trí cửa ngò của tỉnh Thái Nguyên nên huyện Phổ Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ ĐTH hơn một số nơi khác trong tỉnh. Để thấy rò sự thay đổi này ta cùng nghiên cứu bảng:
Bảng 2.12: Mức độ ĐTH chung cho các xã điều tra
Trước ĐTH | Sau ĐTH | ±∆ | |
1. Tổng diện tích (sào) | 436031 | 283658 | - 152373 |
2. Diện tích đất đô thị (sào) | 80315 | 70664 | - 9651 |
3. Mức độ đô thị hoá (%) | 18,42 | 24,91 | + 6,49 |
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2009
Qua bảng trên ta nhận thấy mức độ ĐTH qua 2 thời gian là trước và sau ĐTH đã có sự thay đổi đáng kể. Là những địa phương có số dự án đầu tư vào với quy mô và giá trị lớn vì thế đã khiến tổng diện tích đất của hộ giảm đi
nhanh chóng, cụ thể thời gian trước ĐTH tổng diện tích đất của các hộ điều tra là 436031 sào thì sau ĐTH chỉ còn là 283658 sào (giảm 152373 sào). Cùng với nó là mức độ ĐTH tăng lên rò rệt, từ 18,42% lên 24,91% (tăng 6,49%). Tuy nhiên ở đây chúng ta mới chỉ đánh giá được sự tác động ban đầu của quá trình ĐTH vì các dự án mới đang trong quá trình triển khai (đầu tư xây dựng cơ bản).
2.2.2.3. Ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế của hộ
Sinh kế (hay hướng SX) của hộ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lực mà hộ có. Trước kia nguồn lực chủ yếu của hộ là đất đai - mà cụ thể là đất canh tác - thì chắc chắn các hộ tập trung theo hướng SX thuần nông (mà chủ yếu lại là trồng trọt). Nhưng thời gian gần đây tốc độ ĐTH ngày một nhanh hơn và chính nó đã góp phần làm thay đổi các nguồn lực trong hộ. Cụ thể, diện tích đất canh tác giảm nhưng thay vào đó người dân địa phương lại được đền bù một số tiền nhất định nào đó (do việc “mất đất”). Khi diện tích đất nông nghiệp giảm nên các hộ không thể tập trung hết vào hoạt động trồng trọt được và do đó họ phải tự có sự thay đổi trong hướng SX của mình. Qua điều tra tại 3 điểm trên địa bàn huyện cho thấy có khá nhiều hộ đã chuyển sang tập trung cho chăn nuôi, một số ít thì kiêm thêm ngành nghề phụ như đan lát, may thêu hoặc phụ hồ,… để góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hộ đã biết tận dụng những lợi thế về vị trí của mình để kinh doanh dịch vụ phục vụ người dân địa phương cũng như các khu CN. Bởi vậy theo nhận định của những hộ bị mất đất thì trên 60% số hộ cho rằng thu nhập của hộ có xu hướng ổn định và tăng lên. Qua phân tích trên cho thấy: ĐTH đã có những tác động lớn đến sự thay đổi về sinh kế - Nhận xét này dành cho các hộ nông dân bị mất đất do ảnh hưởng của ĐTH.
2.2.2.4. Ảnh hưởng của ĐTH đến hoạt động đầu tư và HQSX của hộ
Quá trình ĐTH gây ra nhiều ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội trong đó có hoạt động đầu tư SX của hộ. Như
đã biết, hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực của hộ ở mức độ nào? Do vậy, nội dung này nhằm đưa chúng ta đi nghiên cứu các vấn đề về chi phí mà người đã đầu tư phục vụ cho SX trước và sau ĐTH; kết quả thu được từ hoạt động đầu tư đó; và quan trọng nhất là đi so sánh sự chênh lệch về hiệu quả SX của hộ ở 2 mốc thời gian là trước và sau ĐTH.
Phân tích biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân mất đất
ĐTH gây nên ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Qua kết quả điều tra các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp cho thấy: Đã có sự thay đổi về cơ cấu thu nhập cũng như cơ cấu chi tiêu trong các hộ. Bảng biểu sau đây sẽ cho ta thấy rò hơn sự thay đổi này.
Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ nông dân do ảnh hưởng của ĐTH
Trước ĐTH | Sau ĐTH | So sánh | ||||
Giá trị (1000đ) | Cơ cấu (%) | Giá trị (1000đ) | Cơ cấu (%) | ±∆ (1000đ) | Tốc độ PT (%) | |
I. Tổng thu | 24919 | 100 | 30993 | 100 | 6074 | 124,37 |
1. Trồng trọt | 10325 | 41,43 | 8313 | 26,82 | -2012 | 80,52 |
2. Chăn nuôi | 13305 | 53,39 | 21380 | 68.98 | 8075 | 160,69 |
3 Thuỷ sản | 887 | 3,56 | 850 | 2,743 | -37 | 95,83 |
4. Lâm nghiệp | 402 | 1,613 | 450 | 1,452 | 48 | 111,94 |
II. Tổng chi | 16741 | 100 | 21072 | 100 | 4331 | 125,87 |
1. Trồng trọt | 5268 | 31,47 | 3864 | 18,34 | -1404 | 73,35 |
2. Chăn nuôi | 8144 | 48,65 | 16823 | 79,84 | 8679 | 206,6 |
3. Thuỷ sản | 244 | 1,457 | 320 | 1,519 | 76 | 131,15 |
4. Lâm nghiệp | 85 | 0,508 | 65 | 0,308 | -20 | 76,47 |
III. Thu -Chi | 8178 | 100 | 9921 | 100 | 1743 | 121,31 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Như vậy tổng thu của hộ trước và sau ĐTH đã có sự thay đổi từ 24919 ngàn đồng lên 30993 ngàn đồng - sau ĐTH tăng 24,37% so với trước ĐTH. Trong đó sự thay đổi này tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể, sau ĐTH thu từ hoạt động trồng trọt giảm lớn, tổng thu từ hoạt động trồng trọt sau ĐTH so với trước ĐTH giảm 19,49% hay 2012 ngàn đồng. Và tổng thu từ hoạt động chăn nuôi trước và sau ĐTH có sự thay đổi đáng kể và cũng chính nó chiếm một tỷ trọng quan trọng nhất trong tổng thu của hộ. Bởi thế sau ĐTH thu từ hoạt động chăn nuôi đã tăng 60,69% tức tăng 8075 ngàn đồng. Tương xứng với nó thì chi phí cho hoạt động chăn nuôi cũng là lớn nhất. Nguyên nhân là vì thời điểm sau ĐTH được tính là năm 2008 - một năm tình hình kinh tế nhìn chung là bị suy thoái và diện tích đất của người dân bị giảm sút nhanh chóng nên nó sẽ gây ra những biến động đáng kể trong sinh kế của người dân địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế của các hộ vì diện tích đất nông nghiệp trong các hộ đã giảm đi nên các hộ cũng phải chuyển hướng sản xuất sao cho phù hợp. Và sau khi lấy thu trừ chi thì sau ĐTH tăng 21,31% so với trước ĐTH. Nói tóm lại, ĐTH đã có sự ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân là nhân tố thúc đẩy sự chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong các hộ nông dân bị mất đất.
Tác động của ĐTH đến hoạt động phi nông nghiệp
ĐTH góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, là nhân tố thúc đẩy công nghiệp nông thôn không ngừng phát triển và do đó nó không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động phi nông nghiệp. Để nghiên cứu sự ảnh hưởng này ta xem bảng sau: