Y = e1,236DTM-1,396LĐ0,426TUOI0,127VHOA0,450VONTL0,333VONVAY0,326LĐTHUA-0,072 e0,126D1+0,237D2+0,347D3+0,432D4+Ui
Qua số liệu được trình bày trong bảng 2.18 cho phép ta rút ra một số nhận xét về sự ảnh hưởng của quá trình độ thị hoá tới thu nhập của các hộ nông dân như sau:
(1) Thu nhập của hộ nông dân bị mất đất trước và sau quá trình đô thị hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô diện tích, vốn, trình độ văn hoá, lao động, khoa học kỹ thuật.
(2) Nếu hộ nông dân bị mất 1% diện tích đất sản xuất do đô thị hoá thì thu nhập giảm bình quân là 1,4% so với ban đầu hay nếu diện tích đất mất 1 sào thì thu nhập hỗn hợp của hộ giảm là 8,7triệu đồng/năm
(3) Nếu đô thị hoá là dư thừa 1 lao động nông nghiệp sẽ làm cho thu nhập của hộ giảm bình quân là 0,9 triệu đồng/năm
(4) Các vùng có đô thị hoá người dân đều đang rất cần vốn sản xuất. Điều này được thể hiện qua sự tác động của các biến về vốn vay và vốn tích luỹ trong mô hình trên. Cụ thể hiệu quả biên của vốn vay đối với thu nhập của hộ là 4,24 triệu/năm.
(5) Do có sự ảnh hưởng của đô thị hoá làm cho năng suất đất đai tính cho 1 sào của hộ giảm bình quân là 0,256% tương đương với 0,77triệu đồng so với thời kỳ chưa diễn ra đô thị hoá mạnh. Như vậy đô thị hoá làm giảm thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất của hộ.
(6) Đô thị hoá cũng làm tăng nhu cầu sử dụng vốn để chuyển đổi sản xuất, thay đổi sinh kế của hộ nông dân. Cụ thể xem xét biến tương tác D4*Ln VONVAY cho ta thấy nếu hộ được cung cấp thêm một triệu đồng tiền vốn sau quá trình đô thị hoá thì làm cho thu nhập của hộ tăng thêm nhiều hơn trước khi đô thị hoá là 0,237% hay gần 3,5triệu đồng. Điều này gợi ý cho các
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Đth Và Các Dự Án Đã Được Đầu Tư Vào Huyện
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Đth Qua Phương Pháp Phân Tích Swot
- Tác Động Của Đth Đến Hoạt Động Phi Nông Nghiệp
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Huy Những Mặt Tích Cực Và Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đô Thị Hoá
- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14
- Mô Tả Biến Dùng Trong Hàm Sản Xuất Coo-Douglas (Cd)
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
nhà quản lý cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân chịu sự tác động của đô thị hoá nhằm đảm bảo an ninh về thu nhập cho hộ.
(7) Có sự ảnh hưởng của mức độ đô thị hoá tới hiệu quả biên của đất sản xuất và của vốn đầu tư. Cụ thể đối với vùng diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh làm cho năng suất biên của đất đai thấp hơn các vùng mà ít chịu ảnh hưởng của đô thị hoá là 0,77 triệu đồng. Tuy nhiên đối với vùng chịu tác động của đô thị hoá mạnh thì hệ số ICOR sẽ cao hơn các vùng đô thị hoá diễn ra ít hơn là 1,266 triệu đồng (được mô tả thông qua hệ số của các biến D3*Ln DTM và D3*Ln VONVAY )
2.3. Những đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hoá
Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy: ĐTH là quá trình lâu dài, phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể: ĐTH mạnh dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn (công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành), tạo đà cho kinh tế - xã hội nói chung phát triển. Không chỉ vậy, ở khía cạnh người nông dân nó cũng tạo ra nhiều sự thay đổi như thu nhập có chiều hướng tăng, bắt đầu có sự thay đổi về tư duy sản xuất, coi trọng hơn về “chất” của lao động (sử dụng tiền đền bù để học tập, đào tạo), và đặc biệt đời sống tinh thần của họ bắt đầu được quan tâm (thông qua một số dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khu vui chơi giải trí…). Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt đó thì đô thị hoá cũng gây ra không ít những ảnh hưởng cho các hộ nông dân nói riêng và toàn huyện nói chung. Sự mất cân đối về thu nhập (sự phân hoá giàu nghèo) giữa vùng nông thôn và đô thị ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là do những người dân đô thị năng động hơn vì họ gần với nhiều nhà máy, xí nghiệp và được tiếp xúc với những dịch vụ phát triển hơn nên thu nhập của họ cao hơn. Trong khi người dân nông thôn thì vẫn trung thành với sản xuât nông nghiệp - với cách thức làm việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và đó là nguyên nhân dẫn
đến việc thấp cả về thu nhập, trình độ lẫn việc tiếp cận với các dịch vụ phát triển. Do vậy họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Rồi những tệ nạn xã hội mới như cờ bạc, nghiện hút,…đang từng bước len lỏi vào cuộc sống người dân nơi đô thị, hay một số phong tục tốt đẹp hàng ngày đã biến mất,… Phải thừa nhận rằng quá trình ĐTH mang đến nhiều cơ hội về việc làm cho người dân địa phương nhưng cũng chính nó đã tạo ra một lượng lớn lao động không có việc làm vì không có đất sản xuất hoặc muốn làm việc cho các nhà máy tại địa phương nhưng bị từ chối với một lý do rất đơn giản: không đủ trình độ tay nghề để phục vụ sản xuất! Hay còn nhiều vấn đề rất cơ bản khác như do ĐTH nên cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều nhưng đồng nghĩa với ĐTH là sức ép về dân số nơi đô thị. Chính điều này đã là nguyên nhân làm xuống cấp nhanh chóng hệ thống hạ tầng cơ sở của người dân, an ninh bất ổn,…
Nói tóm lại, ĐTH là quá trình tất yếu của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Bên cạnh những ảnh hưởng tốt của nó cũng có không ít những vấn đề còn tồn tại. Vì vậy nhiệm vụ của các cấp chính quyền từ Nhà nước đến địa phương là phải tận dụng, phát huy tốt những mặt mạnh đó và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu do ĐTH mang lại.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU
3.1.1. Quan điểm về đô thị hóa hiện nay
ĐTH phải gắn với quá trình CNH-HĐH. Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị;
sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ...) làm cho văn hoá làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của nông dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên.
Đây là xu hướng chủ đạo của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, bây giờ và cả sau này. Thực tiễn đã chứng minh tính hợp qui luật và những tác động tích cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Phát triển đô thị theo xu hướng bền vững - gọi là ĐTH bền vững.
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, PTĐT và ĐTH bền vững cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị mà trong đó việc xây dựng các đô thị sẽ được tiến hành một cách toàn diện cân đối và vững chắc. Đối với từng đô thị để tích cực thực hiện vòng tuần hoàn lành mạnh về phát triển kinh tế xã hội - bảo vệ môi trường cần tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm, cải thiện sinh thái đô thị, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và quản lý được tốc độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đô thị.
Trên phạm vi toàn quốc sự hình thành và phát triển các đô thị bền vững của Việt Nam trong tuơng lai phải đạt được những yêu cầu sau:
a. Xác định mức độ ĐTH trên phạm vi toàn quốc cho phù hợp với quy mô dân số, động thái chuyển dịch dân cư và chiến lược phân bổ lực lượng sản xuất, lực lượng lao động và định hình rò công tác phân loại đô thị theo trình độ của tiến trình phát triển đô thị và ĐTH bền vững;
b. Xác định rò vai trò của các đô thị trong hệ thống đô thị toàn quốc cũng như xác định vai trò các đô thị trọng tâm trong các vungc lãnh thổ là các đô thị cấp vùng, cấp quốc gia và cấp quốc tế;
c. Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị và ĐTH bền vững toàn quốc phải được xây dựng phù hợp với chương trình đầu tư phát triển của Chính phủ. Dựa trên các chiến lượng phát triển liên ngành xác định rò yếu cầu phát triển KT-XH, nhu cầu sử dụng đất đai, nhu cầu tôn vinh giá trị văn hoá lịch sử và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương. Trong đó hết sức chú ý gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức phát triển liên vùng với hạ tầng kỹ thuật từng vùng đô thị và các vùng cư dân xung quanh;
d. Khai thác tiềm năng có giới hạn, đảm bảo cân đối giữa khai thác tài nguyên môi trường, tài nguyên đất đai, nhân lực, phát triển kinh tế và phân bổ dân cư trong các khu vực đô thị và nông thôn, trong các vùng miền và trên phạm vi toàn quốc;
e. Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị và ĐTH bền vững toàn quốc phải duy trì phát huy không gian văn hoá của các cộng đồng dân cư đô thị, xây dựng các chương trình hành động cụ thể với công tác bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới dựa trene tiềm năng văn hoá, xã hội và tự nhiên;
f. Để bảo vệ môi trường đất, nước và không khí cho đô thị cần áp dụng kỹ thuật tiến tiến trong xây dựng các hạ tầng kỹ thuật, trong xử lý phân loại tái chế chất thải rắn và trong dự án xây dựng.
Không nằm ngoài hai quan điểm chung đó, quan điểm về ĐTH của huyện Phổ Yên là:
- Phát triển đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
- Phát triển đô thị và quá trình ĐTH phải dựa trên và hoàn toàn tương xứng với những tiềm năng sẵn có của địa phương.
3.1.2. Phương hướng thực hiện đô thị hóa của huyện Phổ Yên
Dựa trên tiềm năng, lợi thế cũng như thực trạng quá trình ĐTH của huyện để đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới như sau:
Tốc độ phát triển kinh tế tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2008- 2010; 2011-2015 và 2016-2020: Trên địa bàn đạt theo thứ tự là 24,28%; 35,74% và 22,34%;
Cơ cấu kinh tế Công nghiệp, TTCN & xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp: Trên địa bàn năm 2010 là 68,07% -15,06% -16,87%; năm 2015 là 65,16% - 30, 43% - 4,41% và năm 2020 là 61,93% - 36,13% -1,94;
Giá trị sản xuất bình quân đầu người tính trên địa bàn năm 2010 đạt 17,46 triệu đồng, năm 2015 đạt 77,13 triệu đồng (ước tính quy đổi ra GDP đạt 1580 USD) và năm 2020 đạt 203,65 triệu đồng (ước tính quy đổi ra GDP đạt 4190 USD).
Về cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Xây dựng xong 3 thị trấn đạt đô thị loại IV, trong đó có thị trấn mới ở Đa Phúc và thị trấn Ba Hàng là đô thị loại V. Tốc độ đô thị hoá đến năm 2010 đạt 19,5%.
Các chỉ tiêu phát triển khác phấn đấu đạt như sau:
Tỷ lệ hộ nghèo: năm 2010 là 10% và 0% từ năm 2015 trở đi (theo tiêu chí hiện nay); Xoá xã nghèo (còn 1 xã) trước năm 2010;
Giải quyết việc làm cho 1200 - 1500 lao động mỗi năm, trong đó ưu tiên cho lao động bị thu hồi đất;
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn 2008- 2010; 2011-2015 và 2016-2020 theo thứ tự 0,88%; 0,85% và 0,75%. Tỷ lệ sinh còn dưới 1,3% năm 2010 và dưới 1,2% năm 2020;
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 13% năm 2010 và dưới 8% năm 2020. Không còn tình trạng chết trẻ sơ sinh từ sau năm 2010; Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100% vào năm 2010.
Xoá 100% phòng học cấp 4 bậc tiểu học và hoàn thành phổ cập bậc THCS trước năm 2010; Số trường chuẩn quốc gia đạt 50% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;
Đường giao thông nông thôn: được cứng hoá 80% vào năm 2010 và 100% trước năm 2015;
Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá là trên 97% vào năm 2010 và trên 99% từ năm 2015 trở đi; 60% số làng bản khu phố đạt chuẩn văn hoá; 100% cơ quan đạt cơ quan văn hoá;
Bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn.
3.1.3. Mục tiêu của quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội.
Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới