Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN TỊNH THỦY


ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC DÂN GIAN


Hà Nội -2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN TỊNH THỦY


ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN Mã số: 60 22 36


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Công Tài


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Giới thuyết đề tài: 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứư: 4

4. Phương pháp nghiên cứu: 4

5. Cấu trúc luận văn 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ VÀ CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG VÀ TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 6

1.1. Khái niệm truyện thơ và sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian 6

1.1.1. Khái niệm truyện thơ 6

1.1.2. Các nhóm truyện thơ tiêu biểu 7

1.1.3. Sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam 9

1.2. Cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ

Tiếng hát làm dâu12

1.2.1. Cơ sở lịch sử - xã hội 13

1.2.2. Cơ sở nội tại văn học 17

Tiểu kết 25

CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN NỘI DUNG THẨM MĨ DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 27

2.1. Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng 28

2.1.1. Đề tài và chủ đề 28

2.1.2. Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng 39

2.2. Phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi . 41

2.2.1. Những luật tục, hủ tục lạc hậu, hà khắc trong nghi thức hôn nhân – cưới hỏi 41

2.2.2. Không gian sinh hoạt văn hóa miền núi 54

2.3. Quan niệm về số phận và tâm lí đặc trưng của con người trong xã hội Mông 57

2.4. Tâm trạng nhân vật trữ tình 60

Tiểu kết 70

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN HÓA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 72

3.1. Hệ thống cốt truyện và kết cấu 72

3.1.1. Yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện 72

3.1.2. Sự vận động của cốt truyện theo xu hướng kết thúc bi kịch 77

3.1.3. Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản 82

3.2. Mô – tip nhân vật và mô- típ biểu tượng 86

3.2.1. Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu 86

3.2.2. Mô – típ biểu tượng con đường 87

3.3. Tuyến nhân vật và hình tượng nhân vật trữ tình 90

3.3.1. Tuyến nhân vật chính diện – phản diện 90

3.3.2. Tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên 92

3.3.3. Hình tượng nhân vật trữ tình : nhân vật em yêu 94

3.4. Phong cách trữ tình 95

3.4.1. Lời văn nghệ thuật 95

3.4.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật 96

3.4.3. Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ 97

3.4.4. Phương thức và hình thức diễn xướng 99

Tiểu kết 101

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 108

1. GS.: Giáo sư‌

Danh mục các chữ viết tắt

2. Nxb: Nhà xuất bản

3. PGS.: Phó giáo sư

4. TS.: Tiến sĩ

5. TSKH: Tiến sĩ khoa học

6. tr.: trang

7. xb: xuất bản

Danh mục các bảng biểu


STT

Tên bảng

Nội dung khảo sát

1

2.1

Đề tài ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu,

Nhàng Dợ - Chà Tăng


2


2.2

Số lượng câu thơ tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ bốn loại dân ca dân tộc Mông trong ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A

Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng

3

2.3

Các cung bậc tâm trạng nhân vật trữ tình

4

2.4

Tần suất xuất hiện hình ảnh nước mắt

5

2.5

Tần suất xuất hiện các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân

vật trữ tình

6

3.1

Hình ảnh, từ ngữ biểu trưng cho cái chết

7

3.2

Âm hưởng kết thúc tác phẩm

8

3.3

Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản

9

3.4

Tần suất xuất hiện biểu tượng con đường

10

3.5

Tần suất xuất hiện nhân vật phản diện mẹ chồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 1

MỞ ĐẦU


1. Giới thuyết đề tài:

Như chúng ta đã biết thuật ngữ Folklore ra đời đóng vai trò là một khái niệm dùng để chỉ phong tục, tập quán, nghi thức mê tín, ca dao, tục ngữ…của người thời trước. Folklore trên thế giới là khái niệm tương ứng với văn hoá dân gian, văn học dân gian của người Việt. Văn hóa dân gian, văn học dân gian từ bao đời này đã trở thành một nền tảng văn hóa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Việt cũng như của các dân tộc khác. Đặc biệt là văn học dân gian. Nền văn học này ra đời từ trong xã hội công xã nguyên thủy, phát triển rực rỡ qua thời gian, kiến tạo nên mười hai thể loại nhỏ hơn, các thể loại này lần lượt ra đời trong sự kế thừa và chuyển hóa các yếu tố văn hóa, văn học có trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, của tập thể. Liên tục bổ sung các thể loại mới để kịp thời phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội lịch sử.

Quan trọng hơn là từ trong văn học cổ đại các thể loại văn học đã có sự tương trợ, và kế thừa lẫn nhau để sản sinh ra nhiều thể loại văn học mới. Dựa trên sự biến thiên của lịch sử và sự vận động của xã hội, đã có rất nhiều thể loại văn học mới được hình thành và phát triển dựa trên các nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh. Tiếp thu và kế thừa các truyền thống của văn học dân gian không chỉ còn là sự kế thừa mang tính chất giai đoạn nữa mà ngay trong sự nội tại phát triển của từng thể loại cũng dẫn dắt người tiếp nhận đến với thế giới của sự sáng tạo tập thể. Không chỉ đến với văn học viết ta mới thấy có sự ảnh hưởng của nhóm văn học dân gian trong phong cách sáng tạo nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn, mà quan trọng hơn, ngay chính bản thân văn học dân gian cũng là một quá trình kế thừa và phát triển, là một quá trình ảnh hưởng, giao thoa giữa các thể loại văn học.

Như vậy có thể khẳng định một điều văn học dân gian có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng văn học Việt Nam. Từ giai đoạn văn học trong xã hội cổ đại đến văn học trong xã hội Nho giáo và hiện đại. Từ văn học của người Việt đến văn học của các dân tộc thiểu số ít người. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và sức lan toả mạnh mẽ của văn học dân gian trong hiện thực sinh hoạt tinh thần của con người.

Nhận thấy vai trò quan trọng của văn học dân gian đối với văn chương – đặc biệt là sự ảnh hưởng của truyền thống thơ ca trữ tình dân gian đến các thể loại văn học- đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại trong tiến trình tìm hiểu và nghiên cứu đậm đặc đối với nền văn học của người Việt. Nền văn học của các dân tộc thiểu số khác với sự ảnh hưởng của văn học dân gian, của dân ca trữ tình vẫn còn là một khoảng trống dường như là vô tận. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc thiểu số Mông cũng là một trong những tộc người có nền văn học khá phát triển. Và có thể nói sự ảnh hưởng của folklore đến nền văn học của đồng bào là rất lớn. Bởi người Mông cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, họ không có giai đoạn văn học trung đại đóng vai trò trung gian như người Việt. Vì thế nên văn học dân gian của tộc người này có những nét biến thiên rất đặc biệt, nó vận động từ nội tại của chính ngã và thai nghén nên nhiều thể loại văn học dân gian mới, làm giàu và phong phú cho kho tàng folklore

dân tộc mình.

Truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một tuyệt tác văn học dân gian của người Mông. Truyện thơ này là tiếng lòng của người dân với những cung bậc cảm xúc và tâm trạng hướng đến nội dung phản ánh, hình thức phản ánh trong mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa người Mông với nhau và với người dân tộc khác. Tiếng hát làm dâu không chỉ đơn thuần là một truyện kể, mà nó được coi là pho sách thể hiện vốn văn hóa dân gian đặc trưng từ những ảnh hưởng của phong cách trữ tình có trong một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn – dân ca trữ tình. Tìm hiểu sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu và sự ảnh hưởng của dân ca Mông trong truyện thơ này cũng là một cách thức tiếp cận với văn hoá dân tộc thiểu số mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp. Nó vừa giúp cho người đọc tìm thấy những giá trị bản sắc văn hoá người Mông lại vừa có thể phân tích và tìm hiểu nó qua một loại hình nghệ thuật đặc trưng- không gian văn hoá có trong đời sống văn học, tức là có thêm một cách tiệm cận mới với yếu tố văn hoá từ một bộ môn nghệ thuật trung gian.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề như vậy, qua luận văn này, chúng tôi đi đến quyết định tìm hiểu về sự ảnh hưởng của dân ca dân gian Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu như một cách thức để tìm hiểu vốn văn học dân gian phong phú của dân tộc Mông. Chúng tôi chọn Tiếng hát làm dâu, chọn thể loại truyện thơ

và thực thể so sánh là dân ca bởi đây là tác phẩm thể hiện khá sâu sắc về văn hoá dân gian cùng những đặc trưng tiêu biểu trên phương diện thi pháp truyện thơ và thi pháp ca dao, dân ca.

Chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện đề tài này là:

1.1. Tìm hiểu về truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

1.2. Tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca Mông trong truyện thơ

Tiếng hát làm dâu.

1.3. Tìm hiểu về sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Đối với vấn đề tìm hiểu sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, từ khi truyện thơ này được tác giả Doãn Thanh công bố cùng tuyển tập dân ca Mông, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tác phẩm truyện thơ này, cũng như nhiều tác phẩm truyện thơ hoặc các thể loại văn học dân gian khác của người Mông. Chỉ duy nhất có một bài viết của tác giả Phan Nhật có đưa ra những vấn đề khái quát trong nhận định của tác giả về sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu từ dân ca Tiếng hát làm dâu dân ca Tiếng hát tình yêu.

Bài viết này có tên là Tìm hiểu quá trình hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, lần đầu tiên công bố năm 1972 trong tạp chí văn học số 3. Trong bài viết với dung lượng 11 trang, từ trang 62 đến trang 73, tác giả Phan Nhật đã đưa ra những nhận định của mình về sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Ông kết luận rằng: quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một quá trình “tiếp thu dân ca Tiếng hát làm dâu, là một sự tiếp thu có lựa chọn, nâng cao, hệ thống hóa, một quá trình chuyển hóa từ khái quát đến cụ thể, từ phiếm chỉ đến cá thể hóa, từ rời rạc đến hệ thống. Đó là quá trình từ trữ tình đến tự sự, hay nói đúng hơn là quá trình tự sự hóa dân ca trữ tình.” [18, tr. 67 - 68].

Tác giả Phan Nhật cũng tổng kết lại 6 kiểu kết cấu cơ bản của nội dung dân ca Tiếng hát làm dâu cùng khái lược kết cấu của truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Ông cho rằng các yếu tố tự sự đã có ngay từ kiểu 3,4,5,6 trong dân ca Tiếng hát làm dâu. Bên cạnh đó các tình tiết của truyện thơ thường giống trong dân ca, cả dân ca Tiếng

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí