Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay cho phép các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước được hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong nước thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập đem lại cho ngành ngân hàng Việt Nam những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế. “Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ chính là hướng đi tất yếu giúp các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập” (Hạ Thị Hải Lý, 2016). Từ những năm gần đây, ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh cho vay thuần, nguồn thu ngoài lãi đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của các ngân hàng.
Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, nguồn thu từ lãi của các NHTM chiếm 70 – 85% nguồn thu và với điều kiện khó khăn như hiện nay thì các NHTM đang đẩy mạnh tìm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ (Thùy Vinh, 2012). Năm 2015 và đầu năm 2016, tăng trưởng tín dụng tiếp tục khó khăn với các NHTM. Trước tình hình này, các NHTM tìm cách đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, gia tăng nguồn thu như dịch vụ phát hành thẻ (ATM, trả trước, tín dụng), phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, liên kết công ty bảo hiểm để bán chéo sản phẩm bảo hiểm (bancassurance). Cuối năm 2016, theo quyết định số 2545/QĐ – TTg trong phê duyệt đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016
- 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% đến cuối năm 2020. Và cũng theo đề án này, 100% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia
đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt… Nắm bắt được xu thế này, hàng loạt các ngân hàng đã đầu tư vào dịch vụ công nghệ hiện đại và gia tăng nguồn thu từ dịch vụ một cách đáng kể như cơ cấu lợi nhuận của CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) tỷ trọng thu ngoài lãi chiếm 20% năm 2016, của VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) là 26% và của STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) là 24% trong khi tỷ lệ này năm 2015 ở CTG là 17%, ở VCB là 25%, ở STB là 20%). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính tới thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình tại bốn Ngân hàng CTG, BIDV, VCB và Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là 84%. Theo quyết định số 51/2014/QĐ-TTg về một số nội dung liên quan đến việc thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng sở hữu nhà nước từng bước cổ phần hóa và giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức không thấp hơn 51% với mục tiêu tái cơ cấu nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính và tăng trưởng tín dụng.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng tại nhiều nước khác nhau ở Châu Á, Châu Phi cùng các nền kinh tế mới nổi và đưa ra những nhận định trái chiều nhau... Các nghiên cứu của Stiroh và Kevin J. (2002), Lee và các cộng sự (2014), Sanya và Wofle (2010) đều đồng tình với quan điểm đa dạng hóa nguồn thu mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, DeYoung và Roland (2001), Ceboyan và Straham (2004), Maudos (2017) lại có kết luận sự gia tăng tỷ trọng các nguồn thu ngoài lãi ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng và thậm chí còn gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, P. Sapienza (2002), M. Cornett và các cộng sự (2005) còn tìm ra sở hữu nhà nước đối với ngân hàng thực sự làm gia tăng rủi ro và ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đa dạng hóa ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro các ngân hàng cũng rất được quan tâm và được nhiều tác giả nghiên cứu và có một số kết luận
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 1
- Mô Hình Các Hình Thức Sở Hữu Ngân Hàng Tại Việt Nam
- Sở Hữu Nhà Nước Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Và Rủi Ro Ngân Hàng
- Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
khác nhau khi sử dụng phương pháp hồi quy để xem xét tuy nhiên vẫn chưa xem xét đến ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến kết quả nghiên cứu.
Có thể thấy, việc đa dạng hóa nguồn thu đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro và chi phí cho ngân hàng như phải cải cách công nghệ, rủi ro đầu tư vào bất động sản và chứng khoán (DeYoung, 2004) và câu hỏi đặt ra là liệu rằng với các tiêu chí đề ra trong việc đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài cho vay, liệu các NHTM cổ phần có tỷ lệ sở hữu nhà nước có đem lại nhiều lợi nhuận hay gặp nhiều rủi ro hơn khi đa dạng nguồn thu nhập của mình so với các NHTM cổ phần khác hay không? Nghiên cứu của tác giả với mục đích dựa trên số liệu thực tiễn để xem xét, đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro các ngân hàng tại Việt Nam như thế nào? Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ cho thấy xu hướng cơ cấu nguồn thu nhập của các NHTM tại Việt Nam tăng thu nhập ngoài lãi và tác động làm giảm thiểu rủi ro phá sản để từ đó, các nhà quản lý đưa các chính sách phù hợp để gia tăng hiệu quả cho ngân hàng một cách tốt nhất.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những câu hỏi sau đây:
1. Xu hướng cơ cấu các nguồn thu nhập của các NHTM Việt Nam là gì?
2. Tình hình sở hữu nhà nước tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây ra sao?
3. Đa dạng hóa nguồn thu ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam như thế nào?
4. Sở hữu nhà nước tại các NHTM Việt Nam ảnh hưởng như thề nào đến rủi ro và thu nhập ngân hàng?
Trả lời được những câu hỏi trên để bổ sung thêm các phần chưa được nêu lên trong các nghiên cứu trước và cung cấp thông tin chỉ dẫn cho các nhà quản trị ngân hàng có mục tiêu và chiến lược phù hợp trong bối cảnh hội nhập.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ nhu cầu cấp thiết của việc tìm hiểu ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước tới lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng, bài nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu cụ thể là:
- Cơ cấu nguồn thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam diễn biến trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
- Sự thay đổi tỷ lệ sở hữu nhà nước của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
- Xác định ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước tới lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với các NHTM Việt Nam với tỷ lệ sở hữu nhà nước khác nhau. Hai nhóm NHTM được lựa chọn nghiên cứu (nhóm NHTM có vốn Nhà nước trên 50% và nhóm NHTM có vốn sở hữu Nhà nước dưới 50%). Nghiên cứu cũng tập trung xác định về việc đa dạng hóa nguồn thu của các NHTM lựa chọn và tác động của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro các ngân hàng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và hình thức sở hữu ngân hàng đến lợi nhuận và rủi ro của 29 NHTM cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 (phạm vi nghiên cứu trong 11 năm).
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng để xử lý bộ dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo tài chính hàng năm của 29 NHTM cổ phần tại Việt Nam trong đó bao gồm 4 NHTM sở hữu Nhà nước trên 50% và 25 NHTM cổ phần sở hữu Nhà nước dưới 50% được niêm yết công khai đã được kiểm toán cùng với dữ liệu vĩ mô được khai thác từ nguồn IMF, bankscope...
- Để xử lý dữ liệu, bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata với phương pháp ước lượng thông qua hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng kiểm định Hausman test để lựa
chọn phương pháp ước lượng cố định (Fixed effects) hay ước lượng ngẫu nhiên (Radom Effects) là phù hợp với dữ liệu và mô hình nghiên cứu.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Bài nghiên cứu với mục tiêu xác định đa dạng hóa nguồn thu có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam và xem xét kết hợp với yếu tố sở hữu nhà nước thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTM trong bộ dữ liệu nghiên cứu từ đó có cái nhìn khách quan về việc đa dạng hóa nguồn thu bằng các hoạt động kinh doanh ngoài lãi để gia tăng lợi nhuận và làm giảm rủi ro tại các NHTM hay không và đồng thời xem xét việc cổ phần hóa giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại NHTM Việt Nam trong lộ trình như thế nào thì hợp lý.
1.7 Kết cấu của bài
Nghiên cứu được trình bày trong 05 chương. Cấu trúc từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài và mục đích, đối tượng, phạm vi và phuơng pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước tác động đến rủi ro và lợi nhuận ngân hàng. Ở chương này, tác giả đưa ra các lý thuyết về các nguồn thu nhập của ngân hàng, các hình thức sở hữu ngân hàng và tổng kết lý thuyết về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận, rủi ro ngân hàng.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày chi tiết về bộ dữ liệu cùng phương pháp nghiên cứu và cuối cùng xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu đã trình bày ở chương 3.
Chương 5: Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài cùng với mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết về các nguồn thu nhập của ngân hàng, các hình thức sở hữu ngân hàng và tổng kết lý thuyết về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận, rủi ro ngân hàng.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước tác động đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng.
Chương hai sẽ giới thiệu các khái niệm nghiên cứu về thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, đa dạng hoá nguồn thu, sở hữu nhà nước tác động đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng. Đồng thời tổng kết lý thuyết về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận, rủi ro ngân hàng. Các giả thuyết nghiên cứu cũng được xây dựng ở chương này dựa vào cơ sở lý thuyết tổng kết được.
2.1 Thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, các hình thức sở hữu, đa dạng hoá nguồn thu và sở hữu nhà nước tác động đến rủi ro và lợi nhuận ngân hàng.
Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi
Báo cáo tài chính của các ngân hàng thể hiện cơ cấu quy mô tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận của ngân hàng. Trong đó thu nhập bao gồm thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi còn được gọi là thu nhập thuần bao gồm các hoạt động cấp tín dụng như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh… Thu nhập từ lãi được tính bằng lãi thu được từ các hoạt động cấp tín dụng trừ cho chi phí lãi huy động trả cho khách hàng.
Thu nhập ngoài lãi bao gồm các nguồn: thu nhập từ hoạt động uỷ thác, thu từ phí dịch vụ, thu từ dịch vụ kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng, thu từ các khoản hoa hồng và phí khác (Stiroh, 2004). Theo báo cáo tài chính các tại các ngân hàng, thu nhập ngoài lãi là thu nhập đến từ các hoạt động kinh doanh không liên quan đến thu nhập lãi gồm thu từ dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh chứng khoán, thu từ góp vốn mua cổ phần và thu từ hoạt động khác.
Trong bài nghiên cứu này của tác giả, thu nhập ngoài lãi sẽ bằng tổng thu từ các nguồn: lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi thuần từ các hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
Đa dạng hóa nguồn thu
Theo Mercieca (2007), đa dạng hóa ngân hàng bao gồm 3 khía cạnh: đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đa dạng hóa địa lý, kết hợp đa dạng hóa địa lý và ngành nghề kinh doanh. Đa dạng hóa nguồn thu trong ngân hàng là việc gia tăng tỷ lệ phí, tăng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và các thu nhập ngoài lãi khác của ngân hàng. Do vậy, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập càng cao, ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao và ngược lại.
Đa dạng hóa nguồn thu ngân hàng thường kéo theo sự tăng lên của chi phí, lợi nhuận kinh doanh rỏng và thu nhập ngoài lãi khác trong thu nhập ròng từ hoạt động của một ngân hàng vì thế đa dạng hóa nguồn thu không mang lại lợi nhuận đáng kể. Với lý thuyết tài chính thì đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong một ngân hàng thường dẫn đến một mức độ rủi ro thấp hơn và hiệu suất của việc điều chỉnh rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó đa dạng hóa nguồn thu nhập tại ngân hàng làm cho ngân hàng có thêm thu nhập và từ đó có thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Động cơ của việc đa dạng hóa nguồn thu ngân hàng trong các nghiên cứu có thể tóm lược như sau:
- Đa dạng hóa là cách phòng vệ để chống lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng (Froot và Stein, 1998).
- Đa dạng hóa là cơ chế để tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, nhất là quy mô và phạm vi hoạt động gia tăng (Landskroner và các cộng sự, 2005).
- Đa dạng hóa nguồn thu củng cố vai trò của ngân hàng do các ngân hàng có thể hạn chế thông tin bất cân xứng bằng cách sử dụng các thông tin cần thiết từ các mối quan hệ ngân hàng cho vay và làm gia tăng các dịch vụ tài chính khác (Stiroh, 2004).
- Cũng theo Stiroh (2004) thu nhập ngoài lãi có thể giảm các biến động lợi nhuận, ổn định doanh thu và gia tăng thu nhập.
Một số nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001) cho rằng nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi như phí dịch vụ thường là ổn định hơn thu nhập từ lãi vay nên rủi ro ngân hàng sẽ giảm xuống. Còn theo Lee và các cộng sự (2014) thì rủi ro ngân hàng có thể được giảm thông qua sự đa dạng hóa nguồn thu.