Sở Hữu Nhà Nước Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Và Rủi Ro Ngân Hàng


chi phí cố định của việc định giá tín dụng đã có, chi phí đầu vào chủ yếu là chi phí lãi, và giảm đòn bẩy hoạt động. Hơn nữa, ngân hàng phải nắm giữ một số vốn chủ sở hữu đối với dư nợ cho vay trên bảng cân đối kế toán, làm giảm đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nhiều hoạt động có thu phí (ví dụ: doanh thu từ quỹ tương hỗ và bán bảo hiểm, phí tín dụng thẻ) có thể có mối quan hệ ngân hàng - khách hàng kém ổn định hơn, bởi vì chi phí thông tin thấp và cạnh tranh cao. Cuối cùng, mức độ đòn bẩy liên quan đến các hoạt động có thu phí có thể cao do tỷ lệ chi phí hoạt động cố định trên chi phí biến đổi cao và yêu cầu về vốn chủ sở hữu thấp. Tỷ lệ doanh thu của các ngân hàng thương mại đến từ các hoạt động có thu phí tiếp tục có xu hướng tăng, kết quả cho thấy thu nhập từ ngân hàng có thể trở nên bất ổn hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu ngân hàng ổn định, sự biến động về thu nhập cao hơn (bất kể nguồn nào) cũng làm tăng khả năng một ngân hàng sẽ trở nên mất khả năng thanh toán. Thêm vào đó tiêu chuẩn vốn dựa trên chuẩn mực Basel được thay đổi để yêu cầu các ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu, xác định tỷ lệ tài sản tương ứng dựa trên các hoạt động của ngân hàng.

Ceboyan và Straham (2004) thì sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Mỹ từ 1987 – 1993 để tìm ra sự đa dạng trong hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro và đòn bẫy tài chính hoạt động hơn các ngân hàng tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng cũng như tìm ra cơ chế đối lập trong thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro thanh toán đối với một ngân hàng. Thanh khoản, khả năng chi trả, rủi ro phá sản dường như đan chéo và có mâu thuẫn lớn. Các ngân hàng lớn liên kết với nhiều BHCs (theo Đạo luật Bank Holding Company (BHC Act) của Mỹ năm 1956 BHC là bất kỳ một công ty nào trực tiếp hay gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc có quyền biểu quyết 25 % hoặc hơn của bất kỳ loại cổ phiếu có quyền biểu quyết của một ngân hàng) thích tỷ lệ vốn thấp hơn và mức cho vay cao hơn. Việc sử dụng một thị trường bán nợ bên ngoài để quản lý rủi ro tín dụng dẫn đến kết quả là hoạt động kinh doanh khoản vay cho phép một ngân hàng nắm giữ ít vốn hơn, đầu tư ít hơn vào các khoản vay có lãi suất thấp, tài sản thanh khoản cao, đồng thời tăng tỷ lệ nắm giữ các khoản nợ có độ rủi ro cao


hơn, thu nhập cao hơn. Mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động cho vay cho thấy rằng các hoạt động có thu nhập cao, trên thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn.

Theo Maudos (2017) phân tích xem xét tác động của cơ cấu thu nhập đối với rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng châu Âu đã thay đổi trong khủng hoảng và thay đổi theo hướng chuyên môn hoá cụ thể của từng ngân hàng. Bài nghiên cứu ước tính thu nhập trong giai đoạn 2002-2012 với 29,623 quan sát, sử dụng dữ liệu các ngân hàng châu Âu. Nghiên cứu cũng kiểm tra xem có sự khác biệt giữa các ngân hàng đầu tư và các ngân hàng chuyên sâu trong hoạt động trung gian tài chính về hiệu quả của cơ cấu thu nhập đối với rủi ro và lợi nhuận. Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có tương quan âm đến lợi nhuận, mặc dù kết quả này chỉ có ý nghĩa trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, phân tích tác động đến từng loại hình kinh doanh ngân hàng riêng biệt, các ngân hàng bán lẻ là có tương quan âm và đáng kể, nhưng không đáng kể trong trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn. Tăng tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi dẫn đến tăng rủi ro, mặc dù mức ảnh hưởng này giảm bớt trong cuộc khủng hoảng. Nói chung, kết quả cho thấy sức mạnh thị trường ảnh hưởng theo hướng có lợi đến ổn định tài chính. Kết quả cho thấy các ngân hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng hơn có lợi ít hơn. Ngoài ra, các ngân hàng có vốn hóa thị trường có xu hướng thu được lợi nhuận cao hơn mặc dù hiệu quả về quy mô cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Tác động tiêu cực của cơ cấu thu nhập vẫn xảy ra trong trường hợp cả hai ngân hàng có cơ cấu thu nhập truyền thống hơn (với một phần thu nhập lãi) và các ngân hàng có phần thu nhập ngoài lãi. Về mặt lợi nhuận, cơ cấu thu nhập không ảnh hưởng trong giai đoạn mở rộng, nhưng trở nên quan trọng trong thời kỳ suy thoái, khi trung gian tài chính truyền thống giúp làm dịu hơn tác động của cuộc khủng hoảng lên lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể là do ảnh hưởng tiêu cực đến từ cuộc khủng hoảng đối với hoạt động của thị trường tài chính, và thu nhập ngân hàng liên quan đến các hoạt động này (phí và hoa hồng, cổ tức, thu nhập từ kinh doanh, lợi nhuận vốn...). Xét về ảnh hưởng đến rủi ro, các ngân hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng hơn có rủi ro cao hơn và có xác suất phá sản cao hơn. Và tác động này càng lớn hơn khi


mở rộng dữ liệu năm. Các ngân hàng có vốn hóa lớn hơn với tỷ lệ cho vay lớn hơn trong bảng cân đối tài sản của họ có nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp của các ngân hàng có phần lớn thu nhập từ lãi lớn hơn, đa dạng hóa nguồn thu không có ảnh hưởng đến khả năng mất khả năng thanh toán mặc dù nó làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro nhưng chỉ trong giai đoạn mở rộng, vì nó đã giảm trong cuộc khủng hoảng. Trong trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, tác động của sự gia tăng thu nhập phi truyền thống khác nhau như vậy trong thời gian khủng hoảng ngân hàng có thu nhập đa dạng hơn sẽ có khả năng mất khả năng thanh toán.

Tóm lại, qua các bài nghiên cứu trên, các tác giả kết luận đa dạng hóa nguồn thu không làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng và còn làm tăng rủi ro phá sản và hiệu suất điều chỉnh lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.3 Sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng

Theo M. Cornett (2005) xem xét ngân hàng tư nhân và ngân hàng nhà nước trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 1989 đến năm 2004. Và cho thấy sự khác biệt về hiệu suất giữa các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng tư nhân trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Các ngân hàng quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, giữ ít vốn cơ sở hơn, và có rủi ro tín dụng lớn hơn các ngân hàng tư nhân, đặc biệt ở các quốc gia (Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan). Trước năm 2001, sự khác biệt về hiệu suất này là đáng kể hơn ở những nước có sự tham gia của chính phủ và các chính trị gia tham nhũng trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, từ năm 1997 đến năm 2000, giai đoạn 4 năm sau khi bắt đầu tài chính châu Á. Khủng hoảng, sự suy giảm dòng tiền mặt, nguồn vốn chủ sở hữu, và chất lượng tín dụng của các ngân hàng quốc doanh lớn hơn đáng kể so với của các ngân hàng tư nhân, đặc biệt đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng ở Châu Á. Tuy nhiên, các ngân hàng quốc doanh đã thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng tư nhân về dòng tiền mặt, vốn chủ sở hữu và các khoản cho vay không hiệu quả trong giai đoạn sau khủng hoảng 2001 - 2004. Và cho thấy rằng ngân hàng sở


hữu nhà nước nên nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ hơn các ngân hàng tư nhân đối với các quốc gia mà chính phủ tham gia nhiều vào hệ thống ngân hàng. Hiệu quả kém hơn của các ngân hàng nhà nước là do chi phí đại diện, tầm nhìn sai lầm về thị trường của các nhà quản lý, tính quan liêu, bao cấp. Hoặc cũng có thể hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nhà nước phải chịu ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp địa phương hoặc công ty nhỏ trong suốt thời kỳ khủng hoảng và tham gia các chương trình hỗ trợ hộ nghèo, các chương trình mục tiêu cải thiện xã hội của chính phủ.

Còn với P. Sapienza (2002) đã tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước đối với hành vi cho vay ngân hàng. Bài nghiên cứu sử dụng thông tin về 50.000 công ty ở Ý, để so sánh mức lãi suất hai bộ của các công ty có đặc điểm giống nhau vay tương ứng từ 43 ngân hàng sở hữu nhà nước và 40 ngân hàng sở hữu tư nhân từ năm 1991 đến 1995. Các ngân hàng sở hữu nhà nước tính lãi suất thấp hơn các ngân hàng tư nhân với khách hàng tương tự hoặc đồng nhất, ngay cả khi công ty có thể vay nhiều hơn từ các ngân hàng tư nhân. Các ngân hàng nhà nước chủ yếu ưu tiên các doanh nghiệp đặt trụ sở ở các khu vực suy thoái hoặc các doanh nghiệp lớn. Các hành vi cho vay của các ngân hàng sở hữu cũng bị ảnh hưởng bởi các kết quả bầu cử. Các công ty vay từ ngân hàng nhà nước trả lãi suất ít hơn trung bình là 44 điểm so với khi vay tư nhân. Nguyên nhân là do các ngân hàng nhà nước chi trả phí đầu vào thấp hơn.

Qua các bài nghiên cứu trên, các tác giả đều đưa ra kết luận, sở hữu nhà nước làm tăng rủi ro tín dụng và giảm lợi nhuận của các ngân hàng qua các năm.

2.3 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu

Tổng kết nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu chủ yếu đi tìm ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu đến thu nhập và rủi ro ngân hàng. Các nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn thu ngân hàng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra các kết luận rất khác nhau. Các nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn thu chủ yếu tập trung xác định tác động đa dạng hóa đến lợi nhuận như: Theo nghiên cứu của Stiroh và Kevin J. (2002), sử dụng dữ liệu các ngân hàng Hoa Kỳ từ năm 1970 – 2001 để tìm kiếm bằng chứng rằng việc đa dạng hóa mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn,


bên cạnh đó, sự gia tăng thu nhập này liên quan đến nguồn thu từ dịch vụ và phí mà hoàn toàn không liên quan gì đến thu nhập từ lãi ròng. Lee và các cộng sự (2014) cho rằng đa dạng hóa nguồn thu đối với hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến kết quả của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cải thiện thông qua đa dạng hóa về doanh thu, tái cơ cấu tài chính và hoạt động ngân hàng và làm giảm rủi ro ngân hàng. Sanya và các cộng sự (2010) xem xét tác động của đa dạng hóa doanh thu đối với hoạt động và rủi ro của các ngân hàng và kết quả cho thấy lợi ích đa dạng hóa đến việc làm tăng hiệu suất điều chỉnh rủi ro và làm giảm xác suất mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thông qua chỉ số Z- score. Cùng có kết quả tương tự, Aisha Mohammed Sissy và các cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa doanh thu và sở hữu ngân hàng ngoài thực sự có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu lại tìm kiếm ảnh hưởng của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng, như DeYoung và Roland (2001) cho rằng một số lý do thu nhập ngoài lãi làm tăng sự biến động của nguồn thu nhập là do hoạt động cho vay đòi hỏi chi phí chuyển đổi cao hơn so với các hoạt động thu phí khác. Các hoạt động cho vay cần đòn bẫy thấp hơn. Bên cạnh đó, ông còn phân tích các ngân hàng có khả năng mất khách hàng khi tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu từ phí nhiều hơn hoạt động cho vay. Ceboyan và Straham (2004) tìm thấy đa dạng trong hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro và hoạt động trong đòn bẫy tài chính hơn các ngân hàng tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng cũng như tìm ra cơ chế đối lập trong thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro thanh toán đối với một ngân hàng. Maudos (2017) thấy rằng việc tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi, mặc dù chỉ có ý nghĩa đáng kể trong thời gian khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, phân tích tác động của từng loại hình kinh doanh ngân hàng riêng biệt, tác giả cho thấy ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu đến lợi nhuận ngân hàng ở các ngân hàng bán lẻ là tiêu cực, nhưng lại không có ý nghĩa đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn. Việc tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi suất đã làm tăng rủi ro đối với các ngân hàng. Đồng tình với kết quả đó, ở Việt Nam, Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) cũng


tim thấy đa dạng hóa nguồn thu đem lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng nếu chỉ xét về lợi nhuận, nhưng khi xem xét thêm về rủi ro thì đa dạng hóa các hoạt động tạo lợi nhuận điều chỉnh cho rủi ro thấp hơn so với các hoạt động tạo thu nhập truyền thống. Hay như bài nghiên cứu của Hoàng Hải Yến và Vũ Thị Lê Giang (2016) thì thu nhập từ hoạt động phi truyền thống đem lại rủi ro cao hơn rất nhiều so với hoạt động tạo thu nhập truyền thống,

Bên cạnh đó, các tác giả P. Sapienza (2002) và M. Cornett (2005) còn nghiên cứu thấy sở hữu nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và đồng thời đem lại rủi ro lớn hơn so với các ngân hàng tư nhân. Hay như Marcia Millon Cornett và các cộng sự (2005) đã tìm thấy thực sự các ngân hàng nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn và có rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng thương mại cổ phần, sự suy giảm tiền mặt, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và chất lượng tín dụng của các ngân hàng quốc doanh hơn một cách đáng kể so với các ngân hàng tư nhân.

Trong các nghiên cứu về đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng, đa dạng hóa nguồn thu được sử dụng bằng chỉ số HHI (Herfindahl Hirschman index) để đo lường mức độ đa dạng hóa nguồn thu đến lợi nhuận qua chỉ số ROA và ROE, đến rủi ro qua chỉ số Z-SCORE, và ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến rủi ro tín dụng qua chỉ số nợ xấu.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây


Tác giả

Dữ liệu

Kết quả

Stiroh (2004)

các ngân hàng ở Mỹ từ Quý I năm 1984 đến quý III năm 2001 từ công ty Bảo hiểm Ký thác Liên Bang Hoa Kỳ

(FDIC).

Đa dạng hóa nguồn thu sẽ làm ổn định hơn doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh tác động lớn nhất trên thu nhập cho mỗi đơn vị rủi ro và làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro

Lee và các cộng sự

(2014)

29 nước châu Á Thái Bình Dương trong

khoảng thời gian từ

Hiệu quả của ngân hàng có thể được cải thiện thông qua một chiến lược đa dạng, xác

định giả thuyết về đa dạng hóa danh mục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 4



1995 đến 2009, tổng

cộng 2,372 ngân hàng

đầu tư là có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Điều

đó dẫn đến lợi nhuận tăng và rủi ro giảm

Sanya và các cộng sự (2010)

226 ngân hàng (1810 quan sát) tại 11 quốc gia có nền kinh tế mới nổi

đa dạng hoá trong và ngoài phạm vi kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận điều chinh rủi ro và giảm nguy cơ phá sản được đo bằng

chỉ số Z - score

Guruz (2013)

26 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2005 – 2011

Đa dạng hóa nguồn thu đối với ngân hàng có tác dụng cùng chiều với hiệu suất điều chỉnh rủi ro và do đó làm tăng thu nhập của ngân hàng hoặc giảm chi phí hoạt động của

ngân hàng.

R.

DeYoung and P.

Roland (2001)

472 ngân hàng ở Mỹ giai đoạn năm 1988 – 1995

Tỷ lệ doanh thu của các ngân hàng thương mại đến từ các hoạt động có thu phí tiếp tục có xu hướng tăng, kết quả cho thấy thu nhập từ ngân hàng có thể trở nên bất ổn hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu ngân hàng ổn định, sự biến động về thu nhập cao hơn (bất kể nguồn nào) cũng làm tăng khả năng một ngân hàng sẽ trở nên mất khả năng thanh

toán.

Ceboyan và Straham (2004)

Các ngân hàng tại Mỹ từ 1987 – 1993

Sự đa dạng trong hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro và đòn bẫy tài chính hoạt động hơn các ngân hàng tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng cũng như tìm ra cơ chế đối lập trong thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro

thanh toán đối với một ngân hàng

Maudos (2017)


Sự gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có tương quan âm đến lợi nhuận. Các ngân

hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng hơn có rủi




ro cao hơn và có xác suất phá sản cao hơn.

Theo M. Cornett

(2005)

Các ngân hàng ở Châu Á từ năm 1989 đến năm

2004

Các ngân hàng nhà nước hoạt động kém hiệu quả, giữ ít vốn cơ sở hơn, và có rủi ro

tín dụng lớn hơn các ngân hàng tư nhân

P. Sapienza (2002)

43 ngân hàng sở hữu nhà nước và 40 ngân hàng sở hữu tư nhân từ

năm 1991 đến 1995

Các ngân hàng nhà nước tính lãi suất thấp hơn các ngân hàng tư nhân và do đó hiệu quả hoạt động ít hơn.


Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tiến hành phân tích định lượng để tìm ra mối quan hệ giữa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và đến rủi ro của các ngân hàng Việt Nam qua 2 vấn đề nghiên cứu sau: Vấn đề 1: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng.

- Giả thuyết H1: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.

- Giả thuyết H2: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Vấn đề 2: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro của các ngân hàng

- Giả thuyết H3: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng tích cực đến rủi ro của các ngân hàng.

- Giả thuyết H4: Đa dạng hóa nguồn thu và yếu tố sở hữu nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro của các ngân hàng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí