- Thức ăn và cách cho ăn: Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai và các loại nhuyễn thể. Thức ăn hiện nay cho tôm hùm chủ yếu là thức ăn tươi, tuỳ vào kích cỡ tôm, cỡ mồi mà người nuôi có thể băm nhỏ thức ăn. Có thể cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày và đặc biệt chú ý cho ăn nhiều vào các buổi sáng sớm và chiều tối.
Người nuôi tôm cần chú ý vào các thời điểm, giai đoạnh phát triển của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trong những ngày trước lúc lột xác 4 -5 ngày tôm ăn rất mạnh và đang trong thời kì lột xác nhiều tôm giảm ăn. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chu kì con nước, thường thì tôm sẽ lột xác nhiều vào cuối kì con nước lớn.
- Quản lí: Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Lượng thức ăn hàng ngày phải đúng khối lượng, khả năng bắt mồi của tôm, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường; nếu thừa phải vớt ngay. Vớt vỏ tôm lột, thường xuyên phân cỡ tôm để nuôi những con cùng cỡ trong cùng một lồng. Hàng ngày vệ sinh lồng nuôi để hạn chế rong rêu, tạo sự lưu thông nước, giảm thiểu ô nhiễm.
4.4.6 Biện pháp phòng và trị bệnh.
Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi, tôm phải chịu nhiều yếu tố gây sốc như việc phân cỡ tôm, vệ sinh lồng nuôi, thay lưới hay lồng nuôi. Đồng thời, việc nuôi nhiều lứa tôm gối đầu trong hệ thống nuôi sẽ dẫn đến hệ quả là các lồng lưới trở thành một “kho” chứa các mầm bệnh. Vì thế, việc phòng bệnh được coi là hết sức quan trọng trong quá trình nuôi tôm hùm lồng. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện khi có sự kết hợp của ba yếu tố: tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut, nấm…), sức đề kháng của các chủ yếu và điều kiện môi trường xấu. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên bệnh sẽ không xuất hiện. Vì vậy, dựa trên cơ sở này để có khuynh hướng phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả. (Võ Văn Kha, 2006; xem thêm Phụ lục 4.2: Một số bệnh thường gặp ở tôm hùm và các biện pháp
phòng trừ).
Đặc biệt, trong những năm gần đây việc nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên xuất hiện thêm bệnh sữa. Bệnh này đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi tôm. Bộ NN&PTNN đã ra công văn số 1648 ngày 24/09/2014 hướng dẫn phòng chống bệnh sữa trên tôm hùm nuôi. (xem thêm phụ lục 4.3)
4.4.7 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Thời điểm và kích cỡ thu hoạch tôm tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên. Nhìn chung, khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm (>=500 g/con) thì có thể thu hoạch toàn bộ hoặc một phần tôm nuôi. Thu hoạch toàn bộ thường được áp dụng khi tôm đồng đều kích cỡ và giá thu mua cao hoặc sắp tới mùa mưa bão.
Đối với dạng lồng găm (lồng hở) và bè nuôi, việc thu hoạch khá đơn giản: Dùng vợt lặn bắt tôm hùm cho vào các thùng chứa nước biển có gắn sẵn sục khí để giữ cho tôm sống, sau đó vận chuyển đến nơi thu mua.
Đối với dạng lồng chìm (lồng sắt), việc thu hoạch có phức tạp hơn: Đầu tiên cần cảo lồng, sau đó di chuyển lồng vào gần bờ và bắt từng con cho vào thùng nhựa vận chuyển đến chỗ thu mua.
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ NUÔI
TÔM HÙM
Chương 5 là trình bày các kết quả nghiên cứu về sản xuất và hiệu quả nuôi tôm hùm trên địa bàn nghiên cứu như: phân tích thống kê mô tả về tình hình nuôi tôm hùm và kết quả sản xuất, phân tích hoạch toán từng phần, phân tích kết quả mô hình hàm sản xuất, phân tích lượng yếu tố đầu vào tối ưu.
5.1. Phân tích thống kê mô tả:
5.1.1. Tình hình sản xuất nuôi tôm hùm của hộ nuôi:
5.1.1.1. Thông tin chung của hộ nuôi:
Thống kê mô tả đặc điểm hộ nuôi tôm được trình bày trong bảng 5.1 (xem thêm phụ lục 5.1).
Bảng 5.1: Thông tin chung của hộ nuôi tôm hùm
Số hộ | Tỷ lệ % | ||
Tuổi chủ hộ | Dưới 30 tuổi | 5 | 2,5 |
Từ 30 - 39 tuổi | 62 | 31,0 | |
Từ 40 đến 49 tuổi | 85 | 42,5 | |
Từ 50 tuổi trở lên | 48 | 24,0 | |
Trình độ của chủ hộ | Không đi học | 2 | 1,0 |
Tiểu học | 31 | 15,5 | |
Trung học cơ sở | 111 | 55,5 | |
Phổ thông trung học | 50 | 25,0 | |
Khác (TC, CĐ, ĐH, SĐH) | 6 | 3,0 | |
Nghề phụ | Không có nghề khác | 129 | 64,5 |
Buôn bán | 13 | 6,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Hàm Sản Xuất Cobb – Douglas:
- Diễn Biến Diện Tích, Sản Lượng Nuôi Thuỷ Sản Lợ, Mặn Vùng Ven Biển Phú Yên (2000 – 2015)
- Thống Kê Số Liệu Điểm Nuôi Tôm Hùm Tại Đầm Cù Mông (2014)
- Chi Phí Thuốc Trong Quá Trình Nuôi Tôm Hùm (1.000 Đồng /m3)
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Tôm Hùm Trong 1 Vụ
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo:
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Cán bộ | 6 | 3,0 | |
Nghề khác (đánh bắt thuỷ sản, thợ mộc, thợ hàn..) | 52 | 26,0 | |
Kinh nghiệm | Dưới 5 năm | 26 | 13,0 |
Từ 6 năm đến 10 năm | 64 | 32,0 | |
Từ 11 năm đến 15 năm | 62 | 31,0 | |
Từ 16 năm trở lên | 48 | 24,0 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Tuổi chủ hộ nuôi tôm hùm được điều tra trong khoảng từ 20 tuổi đến 71 tuổi. Từ kết quả bảng 5.1, chủ hộ có độ tuổi từ 40 tuổi đến 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 42,5%), hộ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 2,5%). Tuổi trung bình của chủ hộ là 44 tuổi. Ở lứa tuổi này, chủ hộ có đã có vốn sống, có kinh nghiệm nuôi tôm hùm nhất định và có cơ sở vật chất tương đối ổn định. Đây là thuận lợi góp phần thúc đẩy việc nuôi tôm hùm.
Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến việc nuôi tôm hùm. Những hộ có trình độ học vấn tốt hơn sẽ có nhận thức cao hơn, do đó, họ có thể đưa ra những quyết định và lựa chọn hình thức cũng như những phương pháp nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các hộ được điều tra vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu trung học cơ sở (chiếm 55,5%). Chủ hộ có trình độ trên phổ thông trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) vẫn còn rất thấp (chiếm 3%), còn 1% hộ vẫn chưa đi học.
Từ kết quả bảng 5.1, có 64,5% các hộ nuôi tôm hùm không làm nghề nào khác, buôn bán chiếm 6,5%, làm cán bộ nhà nước chiếm 3%, nghề khác (thợ mộc, thợ hàn, đánh bắt thủy sản…) chiếm tỷ lệ 26%. Các hộ nuôi tôm hùm làm thêm các công việc bên ngoài một phần để tăng thêm thu nhập, tăng vốn nuôi tôm, đồng thời, cũng tăng vốn xã hội, cập nhật thông tin hữu ích có thể góp phần tăng hiệu quả trong việc nuôi tôm hùm.
Kinh nghiệm nuôi tôm hùm của các hộ nuôi tôm hùm theo điều tra từ 3 năm đến 50 năm. Trong đó, chủ hộ có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 13%). Kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm hùm trung bình là 11 năm. Đây là số năm kinh nghiệm tương đối cao, đủ để các hộ nuôi tôm hùm đúc rút kinh nghiệm, tính toán chi phí, trau dồi kỹ thuật trong quá trình nuôi.
5.1.1.2. Tình hình nuôi tôm hùm:
Quy mô số lồng nuôi:
Số lồng nuôi tôm hùm của các hộ nuôi tôm từ 4 lồng đến 60 lồng. Theo kết quả điều tra, nhóm hộ nuôi tôm hùm dưới 10 lồng chiếm 28,5%, cao nhất là nhóm hộ có số lồng nuôi từ 10 lồng đến dưới 20 lồng (chiếm 50,5%), nhóm từ 20 lồng trở lên chiếm 21%. Theo quy định về nuôi tôm hùm ban hành kèm theo Quyết định 2383/QĐ-BNN-NTTS (2008) có 3 loại lồng nuôi tôm hùm thương phẩm là lồng chìm, lồng găm và lồng nổi với nhiều kích thước khác nhau. Theo số liệu điều tra, các hộ nuôi tôm hùm chỉ nuôi lồng chìm và lồng nổi. Kích thước lồng nuôi tôm hùm bông thương phẩm của các hộ điều tra nằm ở 2 mức là 3m x 3 m x 1,2 m và 2,5m x 2,5m x 1,5m. Số lồng nuôi trung bình là 14 lồng. Điều này cho thấy số lượng lồng nuôi của các hộ nuôi tôm không quá thấp (xem bảng 5.2 và xem thêm ở phụ lục 5.2).
Bảng 5.2. Quy mô số lồng nuôi tôm hùm.
Số hộ | Tỷ lệ % | |
Dưới 10 lồng | 57 | 28,5 |
Từ 10 đến dưới 20 lồng | 101 | 50,5 |
Từ 20 lồng trở lên | 42 | 21 |
Tổng | 200 | 100 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200)
Xuất xứ giống nuôi:
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm hùm đặc biệt là giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường dẫn đến tôm chết. Giống tôm hùm đánh bắt và ương nuôi trong tỉnh đã quen với môi trường nước, khí hậu trong tỉnh nên có thể mang lại năng suất cao hơn giống tôm hùm từ nơi khác chuyển đến. Giống tôm hùm để các hộ nuôi thành tôm hùm thương phẩm theo điều tra rất đa dạng. Trong đó, có hộ nuôi tôm hùm lấy giống tôm hoàn toàn ở ngoài tỉnh (0%), có hộ nuôi lấy giống tôm hoàn toàn đánh bắt và ương giống trong tỉnh (100%). Các hộ nuôi tôm hùm mua giống tôm hùm trung bình 47,8 % là giống tôm hùm trong tỉnh (xem bảng 5.3 và xem thêm phụ lục 5.3).
Bảng 5.3: Xuất xứ giống nuôi tôm hùm (100%).
Thấp nhất | Cao nhất | Trung bình | |
Phần trăm giống tôm hùm xuất xứ trong tỉnh | 0 | 1 | 0,478 |
Mật độ nuôi:
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Theo quyết định 2383/QĐ-BNN-NTTS (2008), mật độ thả nuôi tôm hùm là 3
– 5 con/m3. Mật độ nuôi tôm hùm bông thương phẩm theo số liệu điều tra trung bình là 5,1 con/m3. Trong đó, chủ hộ nuôi tôm có mật độ nuôi tôm hùm thấp nhất là 2,27 con/m3, cao nhất là 9,26 con/m3.
Bảng 5.4: Mật độ nuôi tôm hùm bông thương phẩm (con/m3)
Ít nhất | Nhiều nhất | Trung bình | |
Mật độ nuôi | 2,27 | 9,26 | 5,1 |
Thời gian nuôi:
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Thời gian nuôi tôm hùm phụ thuộc vào loại tôm nuôi và sự phát triển của tôm. Cỡ thu hoạch tôm hùm bông trung bình theo số liệu điều tra là 0,86 kg. Đối với việc tôm hùm bông của các hộ nuôi tôm được điều tra, thời gian nuôi phân bố từ 15-18
tháng. Trong đó, có 17% hộ nuôi thu hoạch sau 15 tháng nuôi, 32% số hộ nuôi thu hoạch sau 16 tháng nuôi, chỉ có 1% hộ nuôi thu hoạch sau 17 tháng, cao nhất là 50% số hộ nuôi thu hoạch sau 18 tháng (xem bảng 5.5 và xem thêm phụ lục 5.5).
Bảng 5.5. Thời gian nuôi tôm hùm (tháng).
Số hộ | Tỷ lệ % | |
15 | 34 | 17 |
16 | 64 | 32 |
17 | 2 | 1 |
18 | 100 | 50 |
Sử dụng thức ăn:
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200)
Sử dụng thức ăn nuôi tôm hùm là khâu vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất của tôm. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển. Tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối. Chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột xác, sò, vẹm hoặc cá rạn…Thức ăn các hộ nuôi tôm hùm hiện nay trong tỉnh Phú Yên đang sử dụng hoàn toàn là thức ăn tự nhiên. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển. Theo số liệu điều tra, thời gian nuôi tôm hùm của các hộ nuôi tôm nằm trong khoảng 15 tháng đến 18
tháng. Lượng thức ăn được sử dụng nằm trong khoảng từ 12,86 – 186,9 kg/m3.
Lượng thức ăn trung bình được sử dụng là 83,71 kg/m3 (xem bảng 5.6 và xem thêm phụ lục 5.6).
Bảng 5.6: Lượng thức ăn (kg/m3).
Ít nhất | Cao nhất | Trung bình | |
Từ 1 – 3 tháng | 0,92 | 12,00 | 5,42 |
1,54 | 28,57 | 9,45 | |
Từ 7 – 9 tháng | 2,57 | 42,85 | 14,03 |
Từ 10 – 12 tháng | 3,08 | 47,61 | 18,68 |
Từ 13 – 15 tháng | 2,31 | 59,52 | 22,20 |
Từ 16-18 tháng | 0 | 41,66 | 14,00 |
Tổng số thức ăn | 12,86 | 186,90 | 83,71 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Sử dụng công lao động:
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm hùm. Công việc hàng ngày của người nuôi tôm chủ yếu là cho tôm ăn, vài ba ngày thì lặn vào lồng tôm để vệ sinh lồng, xem tình trạng tôm. Lao động trong việc nuôi tôm hùm theo điều tra 100% là lao động trong gia đình, chỉ có 13,5% hộ nuôi tôm hùm thuê mướn thêm người nuôi. Người được thuê nuôi tôm hùm được trả tiền công hàng tháng. Giá lao động thuê mướn thấp nhất là 3.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 5.000.000 đồng/tháng, trung bình là 4.333.333 đồng/tháng. Giá lao động đối với người lao động trong hộ nuôi tôm hùm được tính trung bình 4.000.000 đồng/tháng. Lượng
công lao động trong nuôi tôm hùm của các hộ được điều tra trung bình là 7,57 ngày công/m3 (xem bảng 5.7 và xem them phụ lục 5.7).
Bảng 5.7: Lượng công lao động trong nuôi tôm hùm (ngày công/m3).
Ít nhất | Nhiều nhất | Trung bình | |
Công lao động | 1,58 | 20 | 7,57 |
Chi phí sử dụng thuốc:
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Để tăng sức đề kháng cũng như phòng, trị các loại bệnh cho tôm hùm các hộ nuôi thường sử dụng các loại thuốc khác nhau. Thuốc cho tôm hùm có thể bao gồm men vi sinh, các chất bổ sung, thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh… được đưa vào tôm