Chi Phí Thuốc Trong Quá Trình Nuôi Tôm Hùm (1.000 Đồng /m3)


bằng cách tiêm trực tiếp hoặc bằng cách trộn vào thức ăn. Theo số liệu các chủ hộ điều tra, chi phí thuốc trung bình là 27.610 đồng/m3. Trong đó, có chủ hộ trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc và chủ hộ sử dụng nhiều chi phí thuốc nhất là

133.330 đồng/m3 (xem bảng 5.8 và xem thêm phụ lục 5.8).

Bảng 5.8: Chi phí thuốc trong quá trình nuôi tôm hùm (1.000 đồng /m3)



Ít nhất

Nhiều nhất

Trung bình

Thuốc

0

133,33

27,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 9



Bệnh:

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).

Trong quá trình nuôi tôm, tôm thường hay mắc nhiều loại bệnh (xem thêm phụ lục 4.2). Nguyên nhân từ việc nguồn nước ngày càng ô nhiễm tạo cơ hội cho mầm bệnh lây lan và phát triển. Theo kết quả khảo sát ở các hộ nuôi tôm, không có hộ nào trong quá trình nuôi tôm hùm không mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh tôm hùm thường mắc phải theo số liệu điều tra cao nhất là bệnh đen mang (chiếm 89%), bệnh sữa (chiếm 85,5%), bệnh đỏ thân (chiếm 61%) (xem bảng 5.9 và xem them phụ lục 5.9).

Bảng 5.9: Tình hình bệnh trong quá trình nuôi



Số hộ

Tỷ lệ %

Không bị bệnh

0

0

Bệnh sữa

171

85,5

Bệnh đen mang

178

89

Bệnh đỏ thân

122

61

Bệnh long đầu

41

20,5

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200)


Chi phí cải tạo lồng:

Cải tạo lồng là công việc rất quan trọng để góp phần tăng năng suất tôm hùm. Lồng nuôi được làm vệ sinh sạch sẽ, được khử trùng đúng cách sẽ giúp cho mầm bệnh không lây lan, tạo điều kiện để tôm hùm phát triển tốt. Chi phí cải tạo lồng ở các hộ nuôi tôm hùm được điều tra phân bố ở mức thấp nhất là 3.470 đồng/m3, cao nhất là 104,16 đồng/m3. Chi phí cải tạo lồng trung bình 47.100 đồng/m3 (xem bảng

5.10 và xem thêm phụ lục 5.10).

Bảng 5.10: Chi phí cải tạo lồng nuôi tôm hùm (1.000 đồng/m3)



Ít nhất

Nhiều nhất

Trung bình

Thuốc

3,47

104,16

47,1



Tham gia tập huấn kỹ thuật:

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).

Theo số liệu khảo sát các hộ nuôi tôm hùm, có 19,5 % các hộ nuôi tôm hùm không tham gia tập huấn do cán bộ khuyến nông tổ chức, còn lại các hộ nuôi tôm cho biết có tập huấn 1 lần/năm (chiếm 38,5%), tập huấn 2 lần/năm (chiếm 42%). Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi thì 100% các hộ nuôi tôm hùm cho rằng họ tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ bạn bè nuôi tôm, còn học hỏi kinh nghiệm từ cán bộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ 52,5 % và đoàn thể, tổ chức chiếm tỷ lệ 33 %. Đối với các nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật thì mức độ tham gia tập huấn chủ yếu là hàng năm (chiếm 51,55%). Chủ hộ nuôi tôm tham gia tập huấn phần lớn thông qua hình thức hội thảo, huấn luyện (chiếm 86,96%). Vấn đề được tập huấn nhiều nhất là vấn đề tôm bệnh (chiếm 83,85%), khuyến cáo quy trình kỹ thuật (chiếm 69,57%). Đa phần các hộ nuôi tôm tham gia tập huấn đều cho rằng tập huấn có đem lại lợi ích (chiếm 91,3%) nhưng mức độ vận dụng thông tin còn ở mức bình thường (chiếm 68,94%) (xem bảng 5.11 và xem thêm phụ lục 5.11).


Bảng 5.11: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm hùm.



Nội dung

Số hộ

Tỉ lệ %

Tập huấn

Không tham gia tập huấn

39

19,5


Tham gia tập huấn 1 lần

77

38,5


Tham gia tập huấn 2 lần

84

42,0

Học hỏi kinh nghiệm sản xuất

Tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm

200

100

Cán bộ nông nghiệp/khuyến nông

105

52,5


Đoàn thể, tổ chức

66

33,0


Bạn bè, nông dân

200

100


Phát thanh, truyền hình

25

12,5


Báo chí, internet

40

20

Mức độ tham gia tập huấn

Hàng quý

78

48,45

Hàng năm

83

51,55

Hình thức và thông tin truyền đạt

Hội thảo,huấn luyện

140

86,96

Tiếp xúc tại nhà

21

13,04


Vấn đề tôm bệnh

135

83,85


Khuyến cáo giống mới

37

22,98


Khuyến cáo quy trình kỹ thuật

112

69,57


Kỹ năng quản lý

47

29,19

Lợi ích từ tập huấn

Có ích

147

91,3


Bình thường

14

8,7

Mức độ vận dụng

Vận dụng nhiều

50

31,06


thông tin được tập huấn

Vận dụng bình thường

111

68,94



Một số thông tin khác:

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).

Trong quá trình nuôi tôm hùm, hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn. Đối tượng thu mua tôm hùm chính của nông hộ là các thương lái (chiếm 100%). 99,5% hộ được điều tra cho biết việc giá cả không ổn định là khó khăn lớn nhất. Bên cạnh đó, thiếu vốn (chiếm 88,5%), thị trường tiêu thụ còn hạn chế (chiếm 76,5%) và nguồn nước ngày càng ô nhiễm (chiếm 69,5%) cũng là những trăn trở của hộ nuôi tôm hùm. Hộ nuôi tôm hùm cần được hỗ trợ nhiều nhất về ổn định giá cả (chiếm 96,5%) (xem bảng 5.11 và xem thêm phụ lục 5.11).

Bảng 5.12: Một số thông tin khác trong quá trình nuôi tôm hùm.


Yếu tố

Số hộ

Tỷ lệ %

Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ

Giá không ổn định

199

99,5

Thiếu vốn

177

88,5


Thiếu lao động

8

4


Thị trường tiêu thụ

153

76,5


Chính sách nông nghiệp không phù hợp

81

40,5


Thiếu thông tin thị trường

122

61


Thiếu kiến thức kỹ thuật

66

33


Nguồn nước ngày càng ô nhiễm

139

69,5

Đối tượng tiêu thụ chính

Thương lái

200

100

Cần nhà nước hỗ trợ

Giá

193

96,5


Vốn

185

92,5



Tập huấn

174

87


Thị trường

188

94


Chính sách nông nghiệp

66

33


Dịch bệnh, thiên tai

67

33,5

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).


5.1.2 Kết quả sản xuất:‌

Sau thời gian nuôi tôm, chủ hộ nuôi tôm sẽ bắt tôm và bán lại cho thương lái. Theo số liệu điều tra năng suất tôm hùm trung bình là 3.16 kg/m3 , thấp nhất là 1.64 kg/m3 và cao nhất là 6,25 kg/m3 . Trong quá trình nuôi, tôm hùm có thể phát triển không đồng đều về kích thước, trọng lượng nên chủ hộ nuôi tôm có thể thu hoạch trên 1 đợt để chờ tôm được ký, được giá. Giá bán tôm hùm dao động từ 1.366.000 –

1.752.000 đồng/kg, trung bình là 1.579.962 đồng/kg. Tổng chi phí hộ nuôi tôm hùm đầu tư trên 1 m3 diện tích nuôi tôm (bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định) trung bình là 4.306.490 đồng, trong đó, hộ nuôi tôm có chi phí đầu tư thấp nhất là

1.922.280 đồng và chi phí đầu tư cao nhất là 8.116.820 đồng. Khi thu hoạch, doanh thu mà chủ hộ nuôi tôm thu được nằm trong khoảng 2.732.240 – 11.481.480 đồng/m3 , trung bình 5.798.260 đồng/m3. Doanh thu thu được sau khi trừ đi chi phí sẽ ra lợi nhuận mà người nuôi tôm nhận được, lợi nhuận trung bình theo số liệu điều tra là 1.491.890 đồng/m3. Có hộ sau khi thu hoạch bị lỗ 488.110 đồng/m3 nhưng cũng có hộ có lãi 5.669.130 đồng/m3 (xem bảng 5.13 và xem thêm phụ lục 5.13).

Bảng 5.13: Kết quả nuôi tôm hùm.


Chỉ tiêu

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Năng suất (kg/m3)

1,64

6,25

3,16

Giá bán (đồng/kg)

1366,57

1752,63

1579,96

Tổng chi phí (đồng/m3)

1922,28

8116,82

4306,49


Doanh thu (đồng/m3)

2732,24

11481,48

5798,26

Lợi nhuận (đồng/m3)

-488,11

5669,13

1491,89

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).


5.2 Phân tích hạch toán kính tế (tài chính)‌

Phương pháp hạch toán kinh tế được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận của các hộ nuôi tôm hùm lồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chi phí và lợi nhuận được tính trên 1m3 nuôi tôm hùm bao gồm chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí công lao động, chi phí thuốc, chi phí vay, chi phí cố định (bao gồm chi phí khấu hao lồng, lưới, bè, thúng chai).

Doanh thu trung bình trên 1m3 nuôi tôm hùm là 5.798.250 đồng, chủ hộ nuôi tôm với quy mô càng lớn thì doanh thu càng cao và ngược lại.

Lợi nhuận trung bình trên 1m3 nuôi tôm hùm là 1.491,89 đồng, chủ hộ nuôi tôm với quy mô càng lớn thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Nhìn vào bảng 5.14, ta thấy lợi nhuận trung bình trên 1 m3 của các hộ từ 20 lồng trở lên là 908.307 đồng, trong khi đó lợi nhuận trung bình của các hộ nuôi tôm từ 10 lồng trở xuống cao hơn rất nhiều là 1.973.966 đồng.

Có sự khác biệt đáng kể ở các khoản chi phí. Dựa vào số liệu điều tra, bảng

5.14 cho thấy khi quy mô càng lớn thì chi phí càng tăng thể hiện ở các khoản chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc. Các khoản chi phí lao động, chi phí vay, chi phí cố định có giảm khi quy mô tăng (xem bảng 5.15 và xem thêm phụ lục 5.15).


Bảng 5.14: Hạch toán chi phí và lợi ích nuôi tôm hùm (1.000đồng/m3)



Chỉ tiêu

Quy mô lồng nuôi

Quy mô < 10 lồng

10 lồng Quy mô

< 20 lồng


Quy mô ≥ 20 lồng


Chung

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tổng chi phí

3606,81

665,54

4337,85

1382,99

5180,66

1198,72

4306,49

1297,63

Chi phí giống

1375,63

210.59

1651,88

517,80

2218,65

640,71

1692,17

565,52

Chi phí thức ăn

780,62

652,26

1149,66

744,30

2175,29

393,95

1411,36

817,28

Chi phí lao động

1224,69

326,61

1057,84

439,21

619,87

293,43

1013,42

437,23

Chi phí thuốc

25,19

30,07

25,74

37,35

35,39

25,27

27,61

33,22

Chi phí vay

58,76

48,95

22,84

28,93

4,17

12,83

29,15

39,14

Chi phí cố định

93,67

22,89

83,30

23,38

78,65

19,36

85,28

23,04

Chi phí cải tạo lồng

48,21

13,01

45,85

15,77

48,61

22,73

47,10

16,77

Doanh thu

5580,77

927,51

5800,36

1444,94

6088,34

1489,60

5798,25

1334,06

Lợi nhuận

1973,96

1044,51

1462,51

1389,12

908,30

656,58

1491,89

1226,54

Mẫu (n)

57

101

42

200

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).


Nhìn vào bảng 5.15, trong các khoản chi phí nuôi tôm hùm thì chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí giống (chiếm 39,29%), tiếp theo là chi phí thức ăn (chiếm


32,77%) và công lao động (chiếm 23,53%). Chi phí thuốc, chi phí vay, chi phí cố định, chi phí cải tạo lồng chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng chi phí, trong đó thấp nhất là chi phí thuốc (chiếm 0,64%).

Qua bảng 5.14 và 5.15 cho thấy mặc dù khi tăng quy mô lồng lên các chi phí lao động, chi phí cố định, chi phí thuốc, chi phí vay có giảm nhưng không bù đắp cho chi phí giống, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí.

Bảng 5.15: Chi phí trung bình trên 1 m3 nuôi tôm hùm (1.000 đồng).


Chi phí

Trung bình

Tỷ lệ %

Giống

1692,17

39,29

Thức ăn

1411,36

32,77

Công lao động

1013,42

23,53

Thuốc

27,61

0,64

Vay

29,15

0,67

Chi phí cố định

85,28

1,98

Cải tạo lồng

47,10

1,09

Tổng

4306,49

100

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).‌

5.3 Phân tích kết quả mô hình hàm sản xuất:


5.3.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:‌


Với giả thiết thiết H0 1 = 2 = 3 = 4 = 5 = 6 = 7 = 8 = 9 = 10 =

11 = 12 = 13 = 14 = 15 = 0, thông qua kiểm định F và hệ số xác định R2, mô hình hồi quy xác định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể. Hiện tượng phương sai thay đổi được khắc phục bằng White robust standard error. Kết quả phân tích cho thấy F có giá trị thống kê 93,37 và có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 1%. Tức là, giả thiết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% , các biến đưa vào mô hình là phù hợp và có khả năng giải thích được sự biến thiên năng suất tôm hùm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023