Mô Hình Hàm Sản Xuất Cobb – Douglas:


Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ khoản tiền mà nhà sản xuất đã bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Chi phí cố định (FC): là khoản chi phí không phụ thuộc vào số lượng đầu ra đạt được. Chi phí cố định chính là chi phí cho các yếu tố sản xuất cố định như: khấu hao nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền thuê đất… Cụ thể, trong nuôi tôm hùm là các chi phí sau: chi phí làm lồng, chi phí làm bè, chi phí mua lưới.

- Chi phí biến đổi (VC): là khoản chi phí phụ thuộc vào số lượng đầu ra đạt được. Đây là chi phí để mua các yếu tố sản xuất biến đổi như: tiền thuê lao động trực tiếp sản xuất, tiền mua nguyên vật liệu, tiền điện, nước … Cụ thể trong nuôi tôm hùm là các loại chi phí sau: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí công lao động, chi phí cải tạo lồng, chi phí thuốc, chi phí vay.

Như vậy, công thức tính tổng chi phí (TC) như sau:


TC = FC + VC


Tổng doanh thu (TR): là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất nhận được do bán các hàng hóa hay dịch vụ. Tổng doanh thu bằng giá của sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm bán ra.

Công thức tính tổng doanh thu như sau: TR = P x Q


Trong đó: P là giá bán và Q là số lượng sản phẩm bán được.


Cụ thể tổng doanh thu trong nuôi tôm hùm là: Giá bán tôm hùm (đồng/kg) x sản lượng (kg).

Lợi nhuận (π): lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Công thức tính lợi nhuận là: π = TR – TC


3.3.3. Phân tích hàm sản xuất:‌

3.3.3.1. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas:


Dựa trên mô hình lý thuyết về hàm sản xuất Cobb – Douglas (trình bày trong chương 2) cùng với với số liệu tác giả đã khảo sát, mô hình nghiên cứu thực nghiệm với các biến số cụ thể được xác định để phân tích như sau:

Ln(Y) = Ln(A) + 1.Ln(matdo) + 2.Ln(thucan) + 3.Ln(laodong) +

4.(thoigian) + 5.(xuatxu) + 6.(hinhthuc) + 7.(nuoixen) + 8.(taphuan)

+9.(kinhnghiem) + 10.(tuoi) + 11.(trinhdo) +12.(solong) + 13.Ln(cpctlong) +

14.(nghephu) + 15.Ln(thuoc)+ εj

Trong đó:


Biến phụ thuộc: Y (nangsuat).


Biến độc lập: matdo, thucan, laodong, thoigian, xuatxu, hinhthuc, nuoixen, taphuan, kinhnghiem, tuoi, trinhdo, solong, cpctlong, nghephu, thuoc.

i là các hệ số ước lượng tương ứng cho từng yếu tố đầu vào. Ln (A) hay 0 là hằng số.

εj là sai số ước lượng đại diện cho các yếu tố khác không có trong mô hình.

3.3.3.2. Mô tả các biến:

Biến phụ thuộc:

Y hay nangsuat : Năng suất nuôi tôm hùm trong 1 vụ (kg/m3)

Biến độc lập:

Bảng 3.1: Mô tả và kỳ vọng dấu các biến độc lập

Ký hiệu

các biến

Định nghĩa

Kỳ vọng dấu

matdo

Mật độ con giống trên 1 m3 trong 1 vụ nuôi (con/m3)

Mật độ con giống trên 1 m3 trong 1 vụ nuôi càng nhiều, càng đúng mật độ nuôi, kỳ vọng cho năng suất càng cao và ngược lại.

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 5


thucan

Lượng thức ăn sử dụng trên 1 m3 trong 1 vụ nuôi (kg/m3)

Lượng thức ăn sử dụng trên 1 m3 càng nhiều thì tôm hùm càng đủ dưỡng chất để sinh trưởng phát triển, kỳ vọng sẽ cho năng suất càng cao và ngược lại.

+

laodong

Lượng ngày công lao động, bao gồm công lao động của hộ và công lao động thuê mướn để phục vụ nuôi tôm hùm trên 1 m3 trong 1 vụ (ngày công/m3)

Lượng công lao động càng nhiều thì trong các khâu của kỹ thuật nuôi sẽ được làm kĩ, kỳ vọng năng suất càng cao và ngược lại.

+

thoigian

Thời gian tính từ khi nuôi đến khi thu hoạch tôm hùm (tháng)

Tôm hùm nếu được thu hoạch đúng thời gian thì kỳ vọng sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn và ngược lại.

+

xuatxu

Giống tôm hùm có xuất xứ trong tỉnh (%)


Kỳ vọng loại giống tôm hùm bông có xuất xứ trong tỉnh sẽ cho năng suất cao hơn các loại khác và ngược lại.

+

hinhthuc

Hình thức nuôi tôm hùm trong 1 vụ (Dummy) hinhthuc = 1, Lồng chìm

hinhthuc = 2, Lồng găm

-



hinhthuc = 3, Lồng nổi


Tôm hùm là loài thích sống dưới đáy, nên kỳ vọng năng suất cao và ngược lại.


nuoixen

Nuôi xen với các loài khác để xử lý môi trường (Dummy)

nuoixen = 0, Không nuôi xen nuoixen = 1, Có nuôi xen

Hộ có nuôi xen các loại khác sẽ giúp làm sạch nguồn nước nuôi, kỳ vọng làm năng suất tôm hùm cao và ngược lại.

+

taphuan

Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm (Dummy) taphuan = 0, Không tham gia tập huấn taphuan = 1, Có tham gia tập huấn

Hộ được tập huấn càng nhiều về kỹ thuật nuôi sẽ giúp hộ áp dụng đúng kỹ thuật nuôi và chăm sóc tốt hơn cho tôm hùm, kỳ vọng làm năng suất tôm hùm cao và ngược lại.

+

kinhnghiem

Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ theo nhóm (Dummy)

kinhnghiem = 1, có kinh nghiệm 5 năm trở xuống

kinhnghiem = 2, có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm

kinhnghiem = 3, có kinh nghiệm từ 11 đến 15 năm

+



kinhnghiem = 4, có kinh nghiệm từ 16 năm trở lên

Chủ hộ nuôi tôm hùm càng có kinh nghiệm thì kỳ vọng năng suất càng cao và ngược lại.


tuoi

Số tuổi của chủ hộ nuôi tôm theo nhóm (Dummy)

tuoi = 1, dưới 30 tuổi


tuoi = 2, từ 30 tuổi đến 39 tuổi


tuoi = 3, từ 40 tuổi đến 49 tuổi tuoi = 4, từ 50 tuổi trở lên

Nhóm tuổi chủ hộ nuôi càng lớn thì kỳ vọng chủ hộ sẽ có nhiều kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm trồng trọt, năng suất sẽ cao hơn và ngược lại.

+

trinhdo

Trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm (Dummy)

trinhdo = 0, không đi học trinhdo = 1, tiểu học trinhdo = 2, trung học cơ sở

trinhdo = 3, phổ thông trung học


trinhdo = 4, trình độ khác (trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học …)

Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm hùm

càng cao thì chủ hộ đó sẽ có khả năng tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đúng

+



những kỹ thuật nuôi, kỳ vọng năng suất tôm hùm cao và ngược lại.


solong

Số lượng lồng nuôi tôm hùm (lồng/hộ)


Hộ nuôi tôm hùm với số lượng lồng nhiều hơn thì năng suất cao hơn, kỳ vọng số lượng lồng càng nhiều thì năng suất tôm sẽ cao hơn và ngược lại.

+

cpctlong

Chi phí cải tạo lồng (ngàn đồng/m3)

Hộ nuôi tôm hùm cải tạo lồng tốt hơn sẽ cho năng suất cao hơn, kỳ vọng chi phí cải tạo lồng càng cao thì năng suất tôm sẽ cao hơn và ngược lại.

+

nghephu

Ngoài nghề nuôi tôm, hộ hoạt động nghề khác (Dummy)

nghephu = 0, không làm nghề khác


nghephu= 1, Có làm nghề khác (buôn bán, cán bộ, đánh bắt thủy sản, thợ hồ…)

Hộ nuôi tôm làm các nghề khác có thể tăng kiến thức, kỳ vọng năng suất tôm hùm cao hơn và ngược lại.

+

thuoc

Chi phí sử dụng thuốc (ngàn đồng/m3)

Hộ nuôi tôm hùm sử dụng thuốc nhiều hơn sẽ trị được nhiều bệnh cho tôm hơn thì năng suất

tôm sẽ cao hơn và ngược lại.

+



3.3.3.3. Cách thức ước lượng:

Phương pháp để ước lượng hệ số hồi qui trong mô hình là phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squared – OLS). Phần mềm được sử dụng là Stata. Ý nghĩa thống kê của các biến hồi quy trong mô hình hồi quy đa biến được thực hiện theo các bước cơ bản trong phân tích số liệu nghiên cứu với Stata (Lee C. & Carter Hill, 2011).

Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Giả thiết H0 1 =

2 = 3 = 4 = 5 = 6 = 7 = 8 = 9 = 10 = 11 = 12 = 13 = 14 = 15 = 0 nghĩa là các biến giải thích không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình không có khả năng giải thích được sự biến động đến năng suất tôm hùm.

Các giá trị của từng biến phụ thuộc được kiểm định bằng kiểm định t hoặc p – value. Nếu giá trị p – value được tính nhỏ hơn giá trị mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0. Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, chúng ta kết luận là kết hợp các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi Y (năng suất tôm hùm).

Kiểm định đa cộng tuyến: trường hợp các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau thì có thể xảy ra hiện tượng cộng tuyến. Hiệu ứng của hiện tượng đa cộng tuyến là làm sai lệch độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định. Do đó, các hệ số hồi quy có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi có đa cộng tuyến. Chính vì vậy chúng ta cần xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance inflation factor) của mỗi biến để xác định đa cộng tuyến. Nếu giá trị VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao và sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại ngay từ đầu.

3.3.4. Phân tích lượng yếu tố đầu vào tối ưu:‌

Các hệ số ước lượng i trong mô hình còn gọi là hệ số co giãn của năng suất tôm hùm (Y) khi sử dụng tương ứng một lượng đầu vào Xi [i = dLn(Y)/dLn(Xi)]. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, khi yếu tố đầu vào Xi tăng lên 1 đơn vị thì năng suất đầu ra sẽ tăng lên một lượng đúng bằng giá trị i đơn vị.


Như trình bày ở Chương 2, với giả định là người nông dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận, trong điều kiện giá cả thị trường và trình độ sản xuất hiện tại, ta cần phải tìm ra mức sử dụng tối ưu cho từng yếu tố đầu vào (như lượng giống, lượng thức ăn, lượng công lao động, mật độ nuôi, tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn và thời gian nuôi) để năng suất đầu ra của tôm hùm trên 1 m3 trong 1 vụ nuôi đạt giá trị cao nhất. Các hệ số i, giá bán tôm hùm, các chi phí đầu vào (giống, thức ăn, công lao động…) và năng suất tôm hùm trong 1 vụ sẽ được sử dụng để tính toán các mức tối ưu theo công thức đã trình bày ở Chương 2. Cụ thể như sau:

- Yếu tố đầu vào là lượng giống tôm hùm (matdo - X1) ta có:

dLnY/dLnX1 = MPX1 = PX1/PY.


Trong đó:


MPX1 là sản phẩm biên của yếu tố lượng giống.

PX1 là giá của giống tôm hùm tại thời điểm điều tra. PY là giá bán tôm hùm tại thời điểm điều tra.

Để tối đa hóa lợi nhuận cần có điều kiện:


MPX1 x PY = PX1 = 1.(Y/X1) x PY

Vậy lượng tối ưu của lượng giống là: matdo* = X1 = 1.(Y x PY/ PX1)

- Yếu tố đầu vào là lượng thức ăn (thucan – X2) ta có:

dLnY/dLnX2 = MPX2 = PX2/PY.


Trong đó:


MPX2 là sản phẩm biên của yếu tố lượng thức ăn PX2 là giá của thức ăn tại thời điểm điều tra

PY là giá bán thức ăn tại thời điểm điều tra.

Để tối đa hóa lợi nhuận cần có điều kiện:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023