Hệ số điều chỉnh R2 của mô hình cũng khá cao (Adjusted R Square = 0,8834). Điều đó có nghĩa là có đến 88,34% biến thiên của năng suất tôm hùm (nangsuat) có thể được giải thích bởi 15 biến của mô hình: tuổi của chủ hộ (tuoich), trình độ của chủ hộ (trinhdo), nghề khác của chủ hộ (nghephu), số năm kinh nghiệm nuôi (kinhnghiemch), thời gian nuôi tôm (thoigian), hình thức nuôi (hinhthuc), số lồng nuôi (solong), xuất xứ của con giống (xuatxu), nuôi xen các loài khác (nuoixen), mật độ nuôi tôm (matdo), chi phí cải tạo lồng (cpctlong), chi phí sử dụng thuốc (thuoc), thức ăn cho tôm hùm (thucan), tập huấn (taphuan), lao động nuôi tôm (laodong), còn lại 10,71% biến thiên của năng suất tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài mô hình.
Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được kiểm định bằng hệ số VIF. VIF của các biến độc lập nhỏ hơn 10 (từ 1,2 đến 6,39). Dựa vào lý thuyết thì có thể suy luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không tồn tại trong mô hình (xem bảng 5.16 và xem thêm phụ lục 5.16).
5.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Năng suất tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên phụ thuộc chủ yếu vào 15 yếu tố: tuoich, trinhdo, nghephu, kinhnghiemch, thoigian, hinhthuc, solong, xuatxu, nuoixen, matdo, cpctlong, thuoc, thucan, taphuan, laodong.
Dựa vào số liệu bảng 5.16, kết quả ước lượng các hệ số của các yếu tố đầu vào cho thấy 15 yếu tố đầu vào đưa vào mô hình thì có 09 yếu tố mang dấu đúng theo kỳ vọng là trinhdo, nghephu, kinhnghiemch, thoigian, xuatxu, nuoixen, matdo, cpctlong, taphuan; 06 biến mang dấu không như kỳ vọng là tuoich, hinhthuc, solong, thuoc, thucan, laodong. Trong đó có 09 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%: trinhdo, nghephu, thoigian, solong, xuatxu, nuoixen, matdo, cpctlong, thucan; có 01 yếu tố có mức ý nghĩa thống kê 5% là: thuoc. Có 05 yếu tố không có ý nghĩa thống kê là: tuoich, kinhnghiemch, hinhthuc taphuan, laodong. Có thể giải thích điều này là: việc nuôi tôm hùm phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan nên tuổi chủ hộ, kinh nghiệm nuôi, tập huấn không mấy ảnh hưởng đến năng suất tôm hùm.
Ngoài ra, lao động là yếu tố không thể thiếu trong việc nuôi tôm hùm và đa phần là lao động trong gia đình hay lao động thuê mướn được trả công theo tháng với kỹ thuật nuôi tôm chủ yếu dựa vào truyền thống, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật. Hằng ngày, người lao động làm những công việc như: buổi sáng cho tôm ăn, lặn thăm nom tôm, buổi chiều cho tôm ăn…Theo kết quả mô hình, việc tăng hay giảm ngày công lao động trên 1m3 không ảnh hưởng đến năng suất tôm hùm vì có thể sự phát triển của tôm hùm không liên quan đến ngày công lao động trên 1m3; hình thức nuôi (lồng chìm, lồng nổi) không ảnh hưởng nhiều đến năng suất tôm hùm.
Bảng 5.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm hùm trong 1 vụ
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | Kiểm định t | Mức ý nghĩa | VIF | |
(Constant) | -0,3911 | -0,3911 | -3,07** | 0,002 | |
tuoich | -0,0002 | -0,0002 | -0,35(ns) | 0,726 | 1,20 |
trinhdo | 0,0368 | 0,0368 | 4,06** | 0,000 | 1,40 |
nghephu | 0,0212 | 0,0212 | 4,37** | 0,000 | 2,45 |
kinhnghiemch | 0,0019 | 0,0019 | 1,5(ns) | 0,137 | 1,98 |
thoigian | 0,0223 | 0,0223 | 2,75** | 0,007 | 2,40 |
hinhthuc | 0,0266 | 0,0266 | 1,86(ns) | 0,065 | 2,27 |
solong | -0,0043 | -0,0043 | -2,89** | 0,004 | 3,90 |
xuatxu | 0,2379 | 0,2379 | 3,65** | 0,000 | 2,94 |
nuoixen | 0,0363 | 0,0363 | 3,1** | 0,002 | 1,52 |
lnmatdo | 0,4839 | 0,4839 | 5,52** | 0,000 | 6,39 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Liệu Điểm Nuôi Tôm Hùm Tại Đầm Cù Mông (2014)
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Sản Xuất Và Hiệu Quả Nuôi
- Chi Phí Thuốc Trong Quá Trình Nuôi Tôm Hùm (1.000 Đồng /m3)
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo:
- Phiếu Thông Tin Về Tình Hình Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 13
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
0,1138 | 0,1138 | 2,96** | 0,003 | 4,71 | |
lnthuoc | -0,0159 | -0,0159 | -2,33* | 0,021 | 1,79 |
lnthucan | -0,0597 | -0,0597 | -3,1** | 0,002 | 4,40 |
taphuan | 0,0183 | 0,0183 | 1,19(ns) | 0,236 | 3,79 |
lnlaodong | -0,0453 | -0,0453 | -1,48(ns) | 0,142 | 6,04 |
Biến phụ thuộc: lnnangsuat *, ** có nghĩa thống kê theo thứ tự ở mức 5% và 1%; (ns) không có ý nghĩa thống kê. |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Dựa vào kết quả ước lượng của mô hình tổng quát cho thấy rằng tuoich, kinhnghiemch, hinhthuc, tap huan, laodong có giá trị mức ý nghĩa thống kê lớn hơn 5%, nên ta loại các yếu tố này khỏi mô hình. Mô hình thực nghiệm sau cùng còn lại 10 yếu tố. Từ đó, ta có mô hình thể hiện mối quan hệ giữa năng suất tôm tùm và các yếu tố ảnh hưởng được biểu diễn dưới dạng hàm Log tuyến tính như sau:
Ln(nangsuat) = -0,3911+ 0,4839.Ln(matdo) - 0,0597.Ln(thucan) + 0,0223.(thoigian) + 0,2379.(xuatxu) + 0,0363.(nuoixen) + 0,0368.(trinhdo) - 0,0043.(solong) + 0,1138.ln(cpctlong) + 0,0212.(nghephu) - 0,0159.ln(thuoc)
Ảnh hưởng của từng biến độc lập đến năng suất tôm hùm:
Hệ số 1 = 0,4839 là hệ số co giãn của lượng nuôi tôm hùm (matdo) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 1 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi mật độ nuôi tăng lên 1% thì năng suất tôm hùm sẽ tăng 0,4839%.
Hệ số 2 =- 0,0597 là hệ số co giãn giữa lượng thức ăn (thucan) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình
không đổi, khi lượng thức ăn được sử dụng trong khi nuôi tôm tăng lên 1% thì năng suất tôm hùm giảm 0,0597%.
Hệ số 4 = 0,0223 là hệ số co giãn giữa thời gian nuôi tôm hùm (thoigian) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 4 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi thời gian nuôi tôm hùm càng tăng thì năng suất tôm hùm sẽ tăng 0,223%.
Hệ số 5 = 0,2379 là hệ số co giãn giữa xuất xứ giống nuôi (xuatxu) và năng suất tôm hùn (nangsuat). 5 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi phần trăm tôm giống trong tỉnh càng tăng thì năng suất tôm hùm sẽ tăng 0,2379%.
Hệ số 7 = 0,0363 là hệ số co giãn giữa việc nuôi xen (nuoixen) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 7 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi việc nuôi xen với các loài khác tăng lên thì năng suất tôm hùm sẽ tăng 0,0363%.
Hệ số 11 = 0,0368 cho biết sự khác biệt giữa các nhóm trình độ (trinhdo) và năng suất (nangsuat). 11 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu trình độ của các hộ nuôi càng cao thì năng suất tôm hùm cao hơn 0,0368%.
Hệ số 12 = - 0,0043 cho biết sự khác biệt giữa số lồng nuôi (solong) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 12 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi số lồng nuôi tôm tăng lên thì năng suất giảm 0,0043% .
Hệ số 13 = 0,1138 cho biết sự khác biệt về năng suất (nangsuat) và chi phí cải tạo lồng nuôi (cpctlong). 13 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí cải tạo lồng tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,1138%.
Hệ số 14 = 0,0212 cho biết sự khác biệt giữa nghề phụ (nghephu) và năng suất nuôi tôm (nangsuat). 14 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô
hình không đổi, nếu chủ hộ nuôi tôm có tham gia các nghề khác thì năng suất cao hơn 0,0212%.
Hệ số 15 = - 0,0159 cho biết sự khác biệt giữa chi phí sử dụng thuốc (thuoc) và năng suất tôm hùm (nangsuat). 15 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu chi phí sử dụng thuốc càng tăng 1% thì năng suất giảm 0,0159%.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới năng suất
Từ sự phân tích ở trên, ta thấy rằng yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên lần lượt là các yếu tố sau: mật độ nuôi tôm, chi phí cải tạo lồng, trình độ chủ hộ nuôi, nuôi xen với các loài khác, lượng thức ăn, xuất xứ giống tôm, thời gian nuôi, nghề phụ, chi phí sử dụng thuốc, số lượng lồng nuôi.
5.3 Phân tích lượng yếu tố đầu vào tối ưu
5.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật:
5.3.1.1 Hiệu quả thu nhập theo qui mô đầu tư:
Từ số liệu phân tích mô hình hồi quy tuyến tính chúng ta thấy tổng giá trị của các hệ số hồi qui: β1 + β2 + β4 + β5 + β7 + β11 + β12 + β13 + β14+ β15= 0,4839 –
0,0597 + 0,0223 + 0,2379 + 0,0363 + 0,0368 - 0,0043 + 0,1138 + 0,0212 - 0,00159
= 0,8723< 1. Điều này cho thấy năng suất theo qui mô đầu tư trong nuôi tôm hùm là giảm dần. Theo mô hình trên nếu chúng ta gia tăng việc sử dụng các yếu tố đầu vào k lần thì năng suất sẽ chỉ tăng 0,8723 lần. Có nghĩa là việc sử dụng các yếu tố đầu vào tại các hộ nuôi tôm trên địa bàn điều tra tỉnh Phú Yên hiện nay là có năng suất theo qui mô đầu tư của các yếu tố đầu vào giảm dần.
5.3.1.2 Giá trị sản phẩm trung bình (APi) và sản phẩm biên (MPi):
Từ số liệu điều tra, dựa theo công thức tính APi và MPi đã được trình bày trong Chương 2 ta có kết quả về của APi và MPi như sau (xem bảng 5.17 và xem thêm phụ lục 5.17):
Bảng 5.17: Giá trị sản phẩm trung bình (APi) và sản phẩm biên (MPi).
APi | MPi | |||||
Cận dưới | Cận trên | Trung bình | Cận dưới | Cận trên | Trung bình | |
Mật độ nuôi | 0,38 | 0,86 | 0,6263 | 0,133 | 0,333 | 0,2045 |
Thức ăn | 0,02 | 0,3 | 0,0684 | 0,0074 | 0,0139 | 0,0107 |
Lao động | 0,17 | 1,33 | 0,0523 | 0,0592 | 0,1777 | 0,0854 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Kết quả giá trị sản phẩm trung bình đều mang số dương và phù hợp với lý thuyết.
Các hộ nuôi tôm mua nhiều loại thuốc khác nhau để phòng và trị các bệnh cho tôm nên hộ nuôi tôm chỉ khai tổng số tiền mua thuốc. Về chi phí cải tạo lồng, hộ cũng chỉ khai tổng số tiền cải tạo lồng. Do đó, chi phí sử dụng thuốc và chi phí cải tạo lồng không có số lượng, giá tiền nên không thể tính được giá trị sản phẩm biên. Giá trị của sản phẩm biên (MPi) thấp hơn giá trị sản phẩm trung bình (APi) cho thấy năng suất tôm hùm của các chủ hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay là giảm dần theo quy mô đầu tư các yếu tố đầu vào.
5.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng các yếu tố đầu vào:
Phân tích vừa được trình bày ở phần trên là những kết quả về mặt kỹ thuật làm tăng năng suất. Đối với các chủ hộ nuôi tôm quan trọng nhất đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận thu được phụ thuộc vào giá bán sản phẩm và giá của các yếu tố đầu vào.
Như công thức đã trình bày trong chương 3 (phần 3.3.4. Phân tích lượng yếu tố đầu vào tối ưu) ta sẽ tính được lượng tối ưu của các yếu tố đầu vào như sau: lượng tối ưu của giống (matdo*), lượng tối ưu của thức ăn (thucan*), lượng lao động không thể tính toán được do hệ số co giãn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ số liệu điều tra ta thu thập được giá thị trường của các yếu tố đầu vào: giagiong, giathucan. Từ kết quả của mô hình hồi quy (bảng 5.16 và xem thêm phụ lục 5.16), ta có được hệ số co giãn () của các yếu tố đầu vào. Kết quả phân tích tính toán
(xem bảng 5.18 và xem thêm phụ lục 5.18), cho thấy hiện nay các nông hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa sử dụng có hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đầu ra của tôm hùm.
Bảng 5.18: Hiệu quả kinh tế các yếu tố đầu vào tính trên m3.
Hệ số co giãn | Lượng trung bình hiện tại | Giá thị thường (đồng) | Lượng tối ưu | Cân đối | |
Giống (con/m3) | 0,4839 | 5,143 | 324.000 | 7,56 | 2,417 |
Thức ăn (kg/m3) | 0,0597 | 83,823 | 16.852 | 17,97 | -65,85 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).
Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng tôm hùm ở địa bàn tỉnh Phú Yên cần phải tăng hoặc giảm lượng của các yếu tố đầu vào. Lưu ý khi giảm lượng một yếu tố đầu thì cần giữ nguyên giá trị trung bình của các yếu tố còn lại). Cụ thể như sau:
- Xét về yếu tố lượng giống: Các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay đã nuôi tôm hùm với mật độ chưa bằng mật độ để đạt được lợi nhuận tối đa. Mật độ nuôi tôm theo quy định là từ 3-5 con/m3, trong khi mật độ nuôi trung bình của các hộ nuôi là 5,143 com/m3 là hợp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn nếu nuôi tôm hùm ở mật độ trung bình 7,56 con/m3 với điều kiện giữ nguyên giá trị trung bình các yếu tố còn lại.
- Xét về yếu tố lượng thức ăn: Chủ hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay đã sử dụng lượng thức ăn trên 1 m3 nhiều hơn rất nhiều so với lượng thức ăn để đạt được lợi nhuận tối đa. Chính vì lượng thức ăn quá nhiều đã góp phần làm ô nhiễm nguồn nước do lượng thức ăn dư thừa. Vì vậy, các hộ nuôi tôm cần giảm khoảng 65,85 kg/m3 lượng thức ăn và giữ nguyên giá trị trung bình của các yếu tố khác. Nếu giảm lượng thức ăn này, các hộ nuôi tôm có thể tiết kiệm chi phí thức ăn rất lớn trên 1m3 là 1.109.704 kg/m3.
Qua phân tích các yếu tố đầu vào trên đây, ta thấy rằng việc phân phối các nguồn lực đầu vào để đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất là hết sức quan trọng.
Tóm tắt chương 5
Chương 5 trình bày kết quả của các số liệu đã khảo sát. Lực lượng lao động trong nuôi tôm ở vùng nuôi tôm hùm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên có độ tuổi trung bình là 44 tuổi, trình độ học vấn tập trung ở cấp trung học cơ sở, có 35,5 % các chủ hộ ngoài nuôi tôm còn làm thêm các nghề phụ, kinh nghiệm trung bình là 11 năm. Với 2 kiểu lồng nuôi là lồng chìm và lồng nổi, quy mô lồng nuôi trung bình là 14 lồng, 47,8 % giống tôm hùm là trong tỉnh, mật độ nuôi tôm trung bình là 5,1 com/m3, thời gian nuôi tôm nằm trong khoảng 15-18 tháng, lượng thức ăn trung bình là 83,71 kg/m3, công lao động trung bình 7,57 ngày công/m3, chi phí sử dụng thuốc trung bình 27.000 đồng/m3, chi phí cải tạo lồng nuôi trung bình 47.100 đồng/m3. Tất cả các hộ nuôi tôm được khảo sát đều có tôm bị bệnh, điều này cho thấy việc nguồn nước nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm. Do đó, việc cải tạo lồng và tiến hành nuôi xen các loại làm sạch nước (hàu, vẹm...) chiếm vai trò rất quan trọng để giảm thiểu sự lan tràn của dịch bệnh. Việc tập huấn chủ yếu tập trung vào vấn đề tôm bệnh và khuyến cáo quy trình kỹ thuật, đa phần các hộ nuôi tôm cho rằng tập huấn có ích nhưng mức độ vận dụng các thông tin được tập huấn ở mức bình thường. Theo số liệu điều tra, hộ nuôi tôm gặp khó khăn lớn nhất về giá cả chưa được ổn định. Năng suất tôm hùm trung bình 3,16kg/m3. Lợi nhuận trung bình của các hộ nuôi tôm được điều tra là 1.491.890 đồng/m3.
Thông qua kết quả ước lượng cho thấy trong số 15 yếu tố đưa vào mô hình có 10 yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó có 09 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% là: trình độ chủ hộ nuôi tôm, nghề phụ, thời gian nuôi, số lượng lồng nuôi, xuất xứ giống tôm hùm, mật độ nuôi, nuôi xen với các loài khác, số lượng thức ăn, chi phí cải tạo lồng; và có 01 yếu tố có mức ý nghĩa dưới 5%: chi phí sử dụng thuốc. Còn lại 4 yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê là: tuổi, kinh nghiệm của chủ hộ