Sự Phát Triển Của Các Mô Hình Nuôi Tôm Biển

kém hiệu quả sang nuôi tôm biển. Sản lượng tôm nuôi tăng dần, trong đó Long An có tỉ lệ gia tăng lớn nhất, kế đến là Trà Vinh và Sóc Trăng (Bảng 2.3).

Bảng 2.2: Diện tích nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (ha)


Tỉnh

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2005/1









999

Long An

1.320

1,709

3,236

3.530

4.221

5.133

6.100

4,62

Tiền Giang

2.850

2.498

2.617

2.949

3.338

3.439

4.000

1,40

Bến Tre

20.145

28.363

27.273

29.402

27.818

32.368

32.478

1,61

Trà Vinh

6.361

10.122

11.445

13.547

15.072

18.800

20.000

3,14

Hậu Giang





6

22

68


Sóc Trăng

27.628

32.930

48.060

41.869

49.548

48.856

45.000

1,63

Bạc Liêu

27.186

45.748

84.891

96.119

109.258

115.659

116.473

4,28

Cà Mau

77.000

105.000

190.000

202.000

226.299

231.110

236.255

3,07

Kiên Giang

9.327

12.520

26.800

38.000

51.044

67.725

74.771

8,02

Tổng ĐBSCL

171.817

238.890

394.322

427.416

486.604

523.112

535.145

3,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 3

(Nguồn: BTS, 2006)


Bảng 2.3: Sản lượng nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (tấn)


Tỉnh

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2005/









1999

Long An

330

585

1.621

2.185

4.219

4.067

7690

23,30

Tiền Giang

1.115

1.174

1.405

2.876

4.322

6.297

8.000

7,17

Bến Tre

7.550

10.101

11.000

15.906

12.731

20.561

26.300

3,48

Trà Vinh

1.625

2.500

4.100

4.880

7.500

12.000

20.010

12,31

Hậu Giang





1

4

30


Sóc Trăng

4.231

12.408

15.858

15.980

22.356

27.407

34.000

8,04

Bạc Liêu

5.939

9.500

27.700

37.392

54.731

72.209

63.610

10,71

Cà Mau

26.000

35.700

55.330

60.619

62.241

72.936

83.860

3,23

Kiên Giang

1.062

1.764

4.800

6.675

10.183

15.228

20.060

18,89

Tổng ĐBSCL

47.852

73.732

121.814

146.513

178.284

230.709

263.560

5,51

(Nguồn: BTS, 2006)


Tuy nhiên, tỉnh Tiền Giang có năng suất tôm nuôi cao nhất 2 tấn/ha, kế đến là Long An (1,26 tấn/ha) và Trà Vinh (1,00 tấn/ha). Kết quả này cho thấy các tỉnh này có mức độ thâm canh cao hơn các tỉnh khác (Bảng 2.4 và 2.5) (BTS, 2006).

Năng suất tôm nuôi không tăng trong năm 2000-2001 là do tôm nuôi bị dịch bệnh vào giai đọan đầu của thời gian chuyển dịch đất nông nghiệp sang nuôi tôm biển ở ĐBSCL (Bảng 2.5).


Bảng 2.4: Năng suất tôm nuôi của ĐBSCL từ 2001-2005 (tấn/ha)


Tỉnh 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005/

1999

Long An

0,25

0,34

0,50

0,62

1,00

0,79

1,26

5,04

Tiền Giang

0,39

0,47

0,54

0,98

1,29

1,83

2,00

5,11

Bến Tre

0,37

0,36

0,40

0,54

0,46

0,64

0,81

2,16

Trà Vinh

0,26

0,25

0,36

0,36

0,50

0,64

1,00

3,92

Hậu Giang





0,17

0,18

0,44


Sóc Trăng

0,15

0,38

0,33

0,38

0,45

0,56

0,76

4,93

Bạc Liêu

0,22

0,21

0,33

0,39

0,50

0,62

0,55

2,50

Cà Mau

0,34

0,34

0,29

0,30

0,28

0,32

0,35

1,05

Kiên Giang

0,11

0,14

0,18

0,18

0,20

0,22

0,27

2,36

Tổng của ĐBSCL

0,28

0,31

0,31

0,34

0,37

0,44

0,49

1,77

(Nguồn: BTS, 2006)


Bảng 2.5: Tổng diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi ở ĐBSCL, 2005


Tỉnh Diện tích (ha) % Xếp

hạng

Sản lượng (tấn)

% Xếp

hạng

Năng suất (tấn/ha)

Xếp hạng

Long An

6.100

1,14

7

7.690

2,92

8

1,26

2

Tiền Giang

4.000

0,75

8

8.000

3,04

7

2,00

1

Bến Tre

32.478

6,07

5

26.300

9,98

4

0,81

4

Trà Vinh

20.000

3,74

6

20.010

7,59

6

1,00

3

Hậu Giang

68

0,01

9

30

0,01

9

0,44

7

Sóc Trăng

45.000

8,41

4

34.000

12,90

3

0,76

5

Bạc Liêu

116.473

21,76

2

63.610

24,13

2

0,55

6

Cà Mau

236.255

44,15

1

83.860

31,82

1

0,35

8

Kiên Giang

74.771

13,97

3

20.060

7,61

5

0,27

9

(Nguồn: BTS, 2006)


2.1.2. Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm biển

Năm 2005, mô hình nuôi tôm biển đầu tư thấp như quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm ưu thế 88,8% (536.863 ha) tổng diện tích nuôi tôm biển của cả nước. ĐBSCL chiếm khoảng 468.855 ha (90,9% của khu vực này). Mô hình nuôi tôm sú đầu tư thấp như nuôi tôm-rừng chiếm 256.112 ha, trong đó tỉnh Cà Mau có khoảng 200.255 ha. Tôm-lúa có khoảng 121.739 ha (Cà Mau:

35.000 ha, Kiên Giang 46.371 ha và Bạc Liêu 24.823 ha) (Hình 2.1).

Toàn quốc có tổng diện tích nuôi tôm thâm canh là 7.367 ha vào năm 1999 đạt đến 67.616 ha vào năm 2005, chiếm 11,2% diện tích. Tỉ lệ diện tích nuôi tôm thâm canh của các tỉnh Nam Trung bộ chiếm khoảng 79,4% của vùng này (11.432 ha nuôi thâm canh trong tổng số 14.391 ha diện tích nuôi tôm biển của vùng này) cao hơn khu vực ĐBSCL là 9,02% (48.290 ha). Mặc dù tỉ lệ diện tích nuôi tôm biển thâm canh của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác trong nước

nhưng tổng diện tích nuôi của mô hình này chiếm 71% tổng diện tích nuôi tôm biển thâm canh của cả nước (BTS, 2006).

Tỉ lệ diện tích nuôi tôm biển BTC tăng nhanh vào những năm 2002-2003, sau đó tăng chậm. Trong kế hoạch phát triển nuôi tôm biển, diện tích nuôi tôm BTC và TC chiếm tỉ lệ trung bình của ĐBSCL là 10% vào năm 2010 (BTS, 2003).



BTC/TC

48.290

QC/QCCT

109.004

Tôm-lúa

121.739

Tôm-rừng

256.112

-

50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000

ha

Hình 2.1: Diện tích các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL, 2005

2.1.3. Tình hình sản xuất giống tôm biển ở ĐBSCL

Trước năm 1990, nghề sản xuất giống tôm biển chưa thành công ở Việt Nam nên tôm giống tự nhiên được sử dụng, do đó nghề nuôi tôm biển không phát triển. Từ năm 1990-1995, sản xuất giống tôm biển thành công và tập trung ở các tỉnh Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận đã đem lại sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm biển trong cả nước.

Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của giống tôm biển chưa thỏa mãn được nhu cầu phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm, bởi vì nhu cầu con giống tập trung vào khoảng thời gian ngắn trước vụ nuôi tôm. Tôm bố mẹ phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên và trại giống quy mô nhỏ. Việc vận chuyển phần lớn tôm giống từ các tỉnh miền Trung về ĐBSCL đã hạn chế khả năng kiểm soát chất lượng con giống.


Bảng 2.6: Số lượng trại sản xuất và PL (2001-2005) (triệu con)


2001 2002 2003 2004 2005

Các tỉnh Sản

lượng

lượng

lượng

lượng

trại

lượng

ĐBSH

18

101

28

179

33

404

35

608

37

775

BTB

28

136

61

329

91

531

115

707

89

639

NTB

2.624

10.514

3.519

13.263

3.532

14.750

3.447

14.203

2.582

13.801

ĐNB

269

1.520

297

1.907

325

2.583

312

2.627

312

2.414

ĐBSCL

865

4.061

1.026

4.068

1.094

8.406

1.162

7.898

1.261

11.176

Tổng

3.804

16.332

4.931

19.746

5.075

26.674

5.071

26.043

4.281

28.805

Số trại

Số trại Sản

Số trại Sản

Số trại Sản số

Sản


(ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng, BTB: Bắc Trung Bộ, NTB: Nam Trung Bộ)(Nguồn: BTS, 2006)


Năm 2002, nhu cầu con giống của các tỉnh ĐBSCL là 13,5 tỉ con giống trong khi khả năng cung cấp chỉ đạt 4,1 tỉ con, do đó vùng này phải nhập tôm giống từ các tỉnh xung quanh khoảng 52,2% (BTS, 2003). Năm 2005, toàn quốc đã sản xuất được 28,8 tỉ con giống với 4.281 trại giống. Các tỉnh Nam Trung bộ sản xuất được 13,8 tỉ con giống chiếm 47,9% tổng cả nước, sau đó là các tỉnh ĐBSCL là 38,8% (11,2 tỉ). Các tỉnh ĐBSCL có nhu cầu con giống cao nhất nước nhưng trại sản xuất giống không đáp ứng được nhu cầu nên phải nhập từ các tỉnh Nam Trung Bộ (BTS, 2006) (Bảng 2.6).

Theo BTS (2003), khả năng cung cấp của các trại sản xuất giống tôm biển của ĐBSCL chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu con giống cho khu vực này vào 2010. Khó khăn của nghề sản xuất giống tôm biển ở ĐBSCL là do điều kiện môi trường không thích hợp, giá thành cao, khó cạnh tranh với các trại giống của các tỉnh Nam Trung bộ. Mặc dù số trại giống có giảm nhẹ nhưng sản lượng giống cung cấp vẫn tăng do tăng hiệu quả kỹ thuật. Ở ĐBSCL, số lượng trại sản xuất giống và sản lượng giống đều tăng (Hình 2.2 và 2.3).


6,000


4,000


2,000

ĐBSCL

Cả nước

-


ĐBSCL

Cả nước

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

48 507 865 1.026 1.094 1.162 1.261

2.021 2.763 3.804 4.931 5.075 5.071 4.281

Năm

Hình 2.2: Sự phát triển trại giống ở Việt Nam và ĐBSCL, 1999 - 2005



-

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005


























7.780

11.447

16.332

19.746

26.674

26.043

28.805










35.000


30.000


25.000


20.000

15.000


10.000


5.000

ĐBSCL

Cả nước

Năm

ĐBSCL

Cả nước


427 2.385 4.061 4.068 8.406 7.898 11.176

Sản lượng giống (triệu con)

Hình 2.3: Sản lượng PL (triệu con) ở ĐBSCL, 1999-2005


Bảng 2.7: Số lượng trại sản xuất giống và PL (triệu) ở ĐBSCL, 2005


Các tỉnh ven

biển

Số trại

%

Sản lượng con

giống

%

Long An

1

0,08

6

0,05

Tiền Giang

11

0,87

100

0,89

Bến Tre

54

4,28

420

3,76

Trà Vinh

130

10,31

1.000

8,95

Sóc Trăng

8

0,63

50

0,45

Bạc Liêu

112

8,88

3.000

26,84

Cà Mau

905

71,77

6.000

53,69

Kiên Giang

40

3,17

600

5,37

Tổng

1.261

100

11.176

100

(Nguồn: BTS, 2006)


Sản lượng giống

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Lượng giống (triệu con)

Trong các tỉnh ở ĐBSCL thì tỉnh Cà Mau có số trại giống nhiều nhất (905 trại, 71,77% sản lượng tôm giống sản xuất tại ĐBSCL), sản xuất được 6.000 triệu con giống (53,69%), sau đó là Bạc Liêu (26,84%) và Trà Vinh (8,95%) (BTS, 2006) (Hình 2.4).





























Long An

Tien Giang

Ben Tre

Tra Vinh

Soc Trang

Bac Lieu

Ca Mau

Kien Giang

Sản lượng giốn

g 6

100

420

1.000

50

3.000

6.000

600

Hình 2.4: Sản lượng PL được sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, 2005

2.2. Tình hình bệnh tôm nước lợ ở các tỉnh ĐBSCL

Bên cạnh lợi ích của việc nuôi tôm thì rủi ro mang lại cũng khá lớn như đại dịch vào những năm 1994-1996 ở nước ta đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Theo Lê Xuân Sinh (2003), số hộ nuôi tôm có lời chiếm 85,3% (1993) nhưng đến năm 1994 chỉ còn là 38,4% và đến năm 2002 thì số hộ nuôi tôm bị lỗ chiếm từ 25%-30%. Dịch bệnh tôm đã bắt đầu xảy ra vào cuối năm 1993 dẫn đến sụt giảm sản lượng tôm xuất khẩu. Năm 1994-1999, chỉ có 20- 30% hộ nuôi tôm thành công (Vò Thị Thanh Lộc, 2003).

Năm 2001, ĐBSCL đã đối mặt với 3 đợt dịch bệnh tôm chủ yếu là vùng chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp sang nuôi tôm biển. Đợt đầu là từ tháng 2 đến tháng 3, có khoảng 60% diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh, trong đó Cà Mau là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất (khoảng 80% diện tích nuôi tôm), kế đến là Bạc Liêu 70%, Kiên Giang 40%. Đợt 2 từ tháng 7-9, hầu hết diện tích nuôi tôm của Bạc Liêu, Sóc Trăng 98% và Kiên Giang 35%. Đợt 3 vào tháng 10, có 95% diện tích nuôi tôm của huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau (BTS, 2003).

Năm 2002, hầu hết các tỉnh nuôi tôm đều có tôm nuôi bị nhiễm bệnh như Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang, tôm nuôi bị bệnh sau khi thả 30-60 ngày. Trung tuần tháng 3-2002, 193.271 ha tôm nuôi bị bệnh (BTS, 2003).

Tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) và còi (MBV). Tại Ngọc Hiển, Cà Mau, 100% tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng; tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 50%. Khoảng 30.76% con giống nhập vào ĐBSCL bị nhiễm bệnh. Một số bệnh khác gây bệnh trên tôm ở ĐBSCL như là Vibrio spp., đen mang và ngộ độc vì các loài tảo Mycrocystic, Ceratium, Dinophysis Psymmesium do quản lý chất lượng nước kém hiệu quả (BTS, 2003). Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv. (2004), nghiên cứu trên mẫu tôm giống thì từ năm 2001 đến 2003 thì tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên WSSV là 13,1% MBV là 13,8%. Tỉ lệ cảm nhiễm WSSV dao động theo các tháng thu mẫu cao nhất vào tháng 2 (37,7%) và tháng 11 là 28,0%. MBV ít dao động hơn. Tôm giống thu từ các tỉnh Nam Trung bộ có tỉ lệ cảm nhiễm WSSV (12,5%) và MBV (34,9%) cao hơn các tỉnh Tây Nam bộ WSSV (8%) và MBV (25,8%).

Năm 2006, Sóc Trăng có 3.825 ha tôm nuôi bị bệnh chiếm 8% diện tích nuôi toàn tỉnh (BTS, 2006). Theo Trần Văn Việt (2006) bệnh đốm trắng và đỏ thân là hai nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho người nuôi. Tôm nuôi thường bị bệnh sau khi thả giống từ 1 đến 3 tháng.

Theo BTS (2003) nguyên nhân chính gây ra bệnh trên tôm nuôi ở ĐBSCL:

(i) Xây dựng ao không đúng các chỉ tiêu kỹ thuật, thiết kế chưa thích hợp.

(ii) Trình độ kỹ thuật nông dân chưa cao và thiếu kinh nghiệm.

(iii) Thiếu nguồn nước có chất lượng tốt để thay nước, không có ao lắng và ao xử lý nước thải.

(iv) Nguồn tôm giống có chất lượng cao không đáp ứng đủ cho phong trào nuôi và chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

(v) Tôm bị lây nhiễm bệnh từ các loài giáp xác khác bên ngoài ao nuôi và nông hộ.

(vi) Một số hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế, hoặc thức ăn có chất lượng thấp đã làm chất lượng nước trong ao xấu đi.

(vii) Mùa vụ nuôi chưa thích hợp.

Những bất lợi cho sự phát triển của nghề nuôi tôm biển (BTS, 2006):

(i) Quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm biển chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

(ii) Chưa quy hoạch hệ thống thủy lợi, hệ thống kinh cấp và thoát nước phục vụ riêng cho nuôi trồng thủy sản.

(iii) Chưa quy định cụ thể về việc xử lý nước thải và ao tôm bị nhiễm bệnh.

(iv) Chính sách cho vay và quyền sử dụng đất chưa phù hợp cho nuôi tôm biển.

(v) Chưa có hệ thống cung cấp con giống, thức ăn và kiểm soát chất lượng con giống hiệu quả.

(vi) Trại sản xuất con giống đa phần thì kỹ thuật và đầu tư còn thấp nên rất khó sản xuất được con giống sạch bệnh.

(vii) Quản lý và thiết lập quy hoạch còn mang tính chủ quan, chưa đi sát nhu cầu thực tế của người nuôi tôm.

2.3. Mô hình luân canh tôm-lúa

Trong những năm qua, mô hình nuôi tôm-lúa luân canh đã có những phát triển nhất định về diện tích nuôi và mật độ thả giống. Năm 1999, diện tích nuôi tôm- lúa là 36.000 ha tăng lên 117.983 ha vào năm 2001 (Thiều Lư, 2001). Mật độ thả trung bình tăng từ 2,2 con/m2 (1999) lên 5 con/m2 (2001) (Đỗ Quang Tuyền Vương và ctv, 2001). Loài được thả nuôi là P. monodon.

Từ 1997-1999, diện tích làm lúa vào mùa mưa trong mô hình tôm-lúa có xu hướng giảm, do lợi nhuận từ việc nuôi tôm cao, hàm lượng muối trong môi trường đất tăng do mùa khô dài hơn (Lư, 2001). Theo KTS (2004), mật độ thả

giống của mô hình tôm-lúa từ 2-3 con/m2. Tỉ lệ sống từ 10-33%, năng suất đạt 300-450 kg/ha. Lợi nhuận từ mô hình này dao động từ 20-30 triệu đồng/ha với tỉ lệ B/C là 2.5-3 (Bảng 2.8). Mô hình nuôi tôm-lúa luân canh là hệ thống sản xuất bền vững nếu như tuân thủ trồng một vụ lúa và nuôi 1 vụ tôm, mật độ thả tôm thấp và thay nước thường xuyên. Hiện nay tại Sóc Trăng có xu hướng tăng mật độ thả tôm giống.

Bảng 2.8: Đặc điểm kỹ thuật - kinh tế của mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL


Diễn giải Giá trị

Diện tích (ha) 1-2

Diện tích mương bao 25 - 30%

Độ sâu mực nước trên mặt ruộng 30 – 50 cm

Con giống Nhân tạo (PL15)

Mật độ thả 2-5 con/m2

Mùa vụ nuôi Từ tháng 2 đến tháng 5

Quản lý Bổ sung thức ăn tự chế và công nghiệp

Tỉ lệ sống 10-33%

Năng suất (kg/ha/vụ) 300-450

Tổng chi (C) (triệu đồng/ha/vụ) 10-15

Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 30-45

Lợi nhuận (B) (triệu đồng/ha/vụ) 20-30

Tỉ lệ B/C 2,5-3

Nguồn: KTS, 2004


2.4. Mô hình bán thâm canh và thâm canh

Theo Dương Trí Dũng (2006), tại Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, người nuôi tôm có kinh nghiệm nuôi tôm từ 3-5 năm. Người nuôi tôm sẽ không có lợi nhuận nếu chu kỳ bệnh xuất hiện ngắn hơn 2 năm/lần.

Tổng diện tích nông hộ trung bình là 20,673m2, cỡ ao trung bình là 0,46 ha. Mật độ thả trung bình từ 13-30 PL/m2. Người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Tỉ lệ sống dao động từ 22-44 %. Năng suất dao động từ 0,5-3,4 tấn/ha (KTS, 2004, Dương Trí Dũng, 2006 và Trần Văn Việt, 2006). Lợi nhuận bình quân năm 2004 từ 43,63-56,05 triệu/ha/vụ đối với mô hình bán thâm canh và thâm canh là 66,03-94,34 triệu đồng/ha/vụ. Tôm nuôi được thả 2 vụ/năm. Vụ

1 từ tháng 2-8, vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12. Vụ 1 mật độ thả trung bình là 21,3 PL/m2, vụ 2 là 13,2 PL/m2. Tỉ lệ sống trung bình vụ 1 là 38,4% cao hơn vụ 2 là 27,1% (KTS, 2004 và Trần Văn Việt, 2006).

Theo Trần văn Việt (2006), nuôi tôm TC và BTC tại Sóc Trăng và Bạc Liêu có khoảng 64% hộ nuôi tôm bị lỗ vốn ở vụ 2 và 49% hộ lỗ vốn ở vụ 1. Bên cạnh đó, chi phí cho thuốc và hóa chất cũng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí