Nuôi Tôm Bán Thâm Canh Và Thâm Canh Vụ 1 (Btc Và Tc 1)

4.6.3. Các yếu tố kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí cố định trung bình là 38,4 triệu đồng/trại (dao động từ 12,1–185,3 triệu đồng/trại). Chi phí biến đổi trung bình là 547,8 triệu đồng/trại, (dao động từ 143,9–1.796,3 triệu đồng/trại). Doanh thu trung bình là 863,7 triệu đồng/trại (dao động từ 244,0 – 2.250,0 triệu đồng/trại). Thu nhập trung bình 277,5 triệu đồng/trại, dao động 43,3 – 1.011,5 triệu đồng/trại.

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình ương tôm sú giống

Đơn vị tính: (triệu đồng/m3/năm)


Các chỉ tiêu

Trung bình

Min-max

Tổng định phí

0,719

0,202–2,895

Đất

0,370

0,048–2,344

Máy bơm

0,056

0,008–0,272

Máy sục khí

0,050

0,018–0,153

Bể ương

0,149

0,033–0,625

Máy phát điện

0,044

0,004–0,133

Hệ thống điện

0,037

0–0,446

Thiết bị xử lý nước

0,012

0–0,179

Khác

0,003

0–0,073

Tổng biến phí

11,291

1,176–65,320

Con giống

10,736

1,021–63,636

Thức ăn

0,238

0,031–0,857

Thuế

0,039

0 – 0,109

Hóa chất

0,076

0 – 0,364

Nhiên liệu

0,058

0 – 0,545

Nhân công

0,090

0 – 0,300

Dụng cụ đo môi trường

0,054

0,003 – 0,127

Tổng chi phí

12,009

1,571 – 65,434

Tổng doanh thu

17,860

2,328 – 81,818

Tổng lợi nhuận

5,850

0,594 – 42,862

B/C

0,49

0,11 – 1,25

Giá vốn (đồng/PL)

26,6


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 7

Ghi chí: B: Tổng lợi nhuận, C: Tổng chi

Trong quá trình ương chi phí đầu vào con giống chiếm tỉ lệ cao nhất là 82,3% (Hình 4.28). Giá vốn con giống sau khi ương là 26,6 đồng/PL.

1,8 2,4 5,5

82,3

Đinh phí Con giống Thức ăn

Khác


Hình 4.30: Cơ cấu chi phí sản xuất (%) trong mô hình ương tôm giống


4.6.4. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi: nguồn giống có thể được cung cấp kịp thời, chủ trại sản xuất giống từ miền Trung chở đến tận nơi ương. Nguồn nước mặn có chất lượng tốt, giá ổn định. Chất lượng con giống có thể chấp nhận được. Quá trình quản lý chất lượng nước ương đơn giản. Vị trí trại thuận lợi về giao thông. Được chính quyền quan tâm hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn nâng cao tay nghề. Điều kiện an ninh tốt.

Khó khăn: Nguồn con giống có chất lượng cao khan hiếm, không đủ số lượng con giống sạch bệnh. Giá cao vào chính vụ. Nguồn nước ót phải chở từ xa về (Vĩnh Châu), vận chuyển khó khăn và giá cao. Nguồn nước sông bị ô nhiễm từ nước thải sinh họat, bị nhiễm phèn, thuốc bảo vệ thực vật. Nước ngầm có hàm lượng kiềm cao. Tôm bệnh khó phòng trị, như bệnh phát sáng, dính chân, MVB và đường ruột. Chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong quản lý mùa vụ cho nhập giống, như thời gian cho phép nhập giống ngắn nên không chủ động cung cấp đủ về số lượng và chất lượng tôm giống cho người nuôi tôm thịt.

4.7. Nuôi tôm thương phẩm

4.7.1. Thông tin chung của vùng nghiên cứu

Mối quan hệ của người nuôi tôm BTC và TC được thể hiện ở Hình 4.31. Lịch sử phát triển của nghề nuôi tôm tại xã Hòa Đông và Vĩnh Hiệp được thể hiện ở hình 4.31 và 4.32. Các hoạt động chính của người nuôi tôm (Hình 4.33).

Chi cục BVNLTS

Khuyến ngư

Phòng kinh tế huyện

Trạm khuyến

ngư

Người nuôi tôm

Đại lý giống

Ngân hàng

Người cho vay

Đại lý thức ăn

+ thuốc

Đại lý thu mua tôm thịt

Hình 4.31: Mối liên hệ giữa người nuôi tôm BTC+TC với các tổ chức



Có điện

Đường lộ nhựa


Múc kinh


1995

1997 1999

2002

2007

Trồng lúa Bán thâm canh

Quảng canh và Quảng canh cải tiến


(ở xã Hòa Đông và Vĩnh Hiệp, Vĩnh Châu)


Hình 4.32: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Hòa Đông, Vĩnh Châu

Có điện Đường lộ nhựa



Trồng lúa

1995 1999 2001 2007

Nuôi tôm > 10 con/m2

Nuôi tôm < 10 con/m2



Hoạt động

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Cải tạo ao














Nuôi tôm














Nuôi gà cua, cá kèo, nuôi bò, heo, cá

kèo














Hình 4.33: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Châu Bảng 4.5: Hoạt động chính của người nuôi tôm xã Hòa Đông và Vĩnh Hiệp


4.7.2. Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh vụ 1 (BTC và TC 1)

4.7.2.1. Thông tin chung

Qua điều tra 40 hộ nuôi tôm BTC và TC vụ 1 tại 2 huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên cho thấy người nuôi tôm có số năm kinh nghiệm nuôi từ 3–12 năm, trung bình 6,9 năm. Phần lớn số hộ có năm kinh nghiệm nuôi tôm từ 6 năm trở lên là 85%, nhỏ hơn 6 năm là 15%. Kỹ thuật nuôi tôm của người dân có được từ kinh nghiệm thực tế nuôi tôm qua nhiều năm là 70%, tập huấn 27,5% và thuê kỹ sư hướng dẫn là 2,5%. Nguồn cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi tôm mà người nuôi thường xuyên nhận được từ công tác khuyến ngư trực tiếp như tập huấn, hội thảo là 55%, từ cộng tác viên khuyến ngư là 10%, đài truyền hình 10% và các nguồn khác như từ các hộ nuôi lân cận, công ty bán thức ăn, thuốc và hóa chất là 25%.

4.7.2.2. Khía cạnh kỹ thuật

Mùa vụ thả nuôi từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 4 dương lịch. Đất trước khi được sử dụng để xây dựng ao nuôi tôm là đất đã được người dân sản xuất lúa. Số hộ nuôi tôm 2 vụ/năm chiếm 10%.

Số lượng ao nuôi tôm thịt từ 1–8 ao nuôi/hộ, trung bình 3 ao nuôi/hộ. Trung bình tổng diện tích mặt nước ao nuôi là 15.788 m2/hộ (dao động từ 3.000– 45.000m2/hộ). Diện tích trung bình ao nuôi là 4.546 m2/ao (dao động từ 2.000–9.000 m2/ao). Độ sâu của ao nuôi dao động từ 1,0–1,4m, trung bình 1,2m.

Số hộ nuôi không có ao lắng chiếm 7,5%. Diện tích ao lắng trung bình 3.178 m2/hộ, dao động từ 500 -12.000m2. Số lượng ao lắng từ 1–3 ao/hộ, trung bình 1,3 ao/hộ. Trong số hộ có ao lắng thì tỉ lệ diện tích ao lắng so với diện tích ao nuôi tôm thịt nhỏ hơn 20% cao nhất chiếm 51,4%. Tỉ lệ này từ 20% đến nhỏ hơn 30% chiếm 27,0% và lớn hơn 30% chiếm 21,7%. Diện tích ao lắng chủ yếu là dùng để xử lý nước và dự trữ nước dùng cho quá trình thêm và thay nước cho ao nuôi tôm thịt. Người dân ít sử dụng nguồn nước của ao lắng để cấp cho ao nuôi tôm thịt vào thời điểm bắt đầu vụ nuôi.

Tất cả người nuôi áp dụng phương pháp cải tạo khô. Ao nuôi tôm thịt được tiến hành tát cạn và phơi khô trước khi bắt đầu cải tạo ao. Sau khi phơi khô nền đáy, lớp mùn bả và chất thải của vụ trước được máy ủi chuyển ra khỏi ao. Sau đó, đáy ao được bón vôi và rửa nước 2-3 lần trước khi lấy nước vào ao nuôi để xử lý diệt tạp và bón phân tạo màu nước.

Phần lớn người nuôi (90%) chỉ sử dụng máy bơm để bơm nước vào ao, 10% số hộ lấy nước vào thông qua thủy triều kết hợp với máy bơm. Chất lượng nguồn nước lấy vào ao vào đầu vụ nuôi có pH trung bình 7,8 (dao động từ 7,5– 8,5). Độ kiềm trung bình 99mg/L (dao động từ 80–140mg/L) và độ mặn trung bình 15%o (dao động từ 7–15%o).

Sau khi xử lý và gây màu nước thành công thì có thể tiến hành thả giống. Nguồn gốc con giống được người dân mua trực tiếp tại trại sản xuất giống tại Cà Mau là 7,5%, 2,5% tại miền Trung, 90,0% người nuôi mua con giống thông qua đại lý trong tỉnh (nguồn gốc chủ yếu từ miền trung). Kích cỡ con giống thả dao động từ PL10-17.

Trong 40 hộ nuôi được phỏng vấn, có 52,5% người nuôi đem mẫu tôm giống đi xét nghiệm bệnh bằng phương pháp PCR, 47,5 % số hộ còn lại chỉ biết là tôm giống đã được xét nghiệm và đánh giá chất lượng tôm giống bằng cảm quan, sốc độ mặn và formon.

Phần lớn (70%) số hộ áp dụng quy trình nuôi tôm thịt ít thay nước, người nuôi chỉ thêm nước ngọt vào ao nuôi để điều tiết độ mặn khi nước bốc hơi và bù vào phần nước bị rò rỉ. Số hộ áp dụng hình thức thay nước là 30%, với lượng nước được thay hàng tháng từ 10 – 30%/tháng, trung bình 22%/tháng.

Mật độ thả trung bình 17con/m2 thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Việt (2006) là 21,3con/m2 và dao động từ 9–30 con/m2. Tỉ lệ sống trung bình 59% (từ 30–90%) cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Việt (2006) là 38,4%. Kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 41 con/kg. Người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Thời gian nuôi trung bình 150 ngày/vụ. Tôm nuôi được thu hoạch hoàn toàn một lần bằng cách kéo lưới điện kết hợp tát cạn. Năng suất

tôm nuôi trung bình 2.602 kg/ha, FCR trung bình 1,59 (Bảng 4.6).

Đối với diện tích ao nuôi thì diện tích ao nuôi lớn sẽ tiết kiệm chi phí lao động, và chi phí trang thiết bị cho ao nuôi, môi trường nước chậm biến động hơn ao nhỏ. Thời gian nuôi từ 90-120 ngày thường là ở những hộ có ao tôm bị bệnh, môi trường ô nhiễm không thể nuôi tiếp tục. Những hộ nuôi trên 150 ngày thường ở những hộ tôm chậm lớn hoặc chờ giá tôm tăng cao. FCR, từ 1,2 đến 1,5 thì người nuôi có lãi, cao hơn 1,5 thường ở những hộ tôm chậm lớn, hoạch có cá tạp, hoặc tôm bị bệnh, tỉ lệ sống thấp, kích cỡ thu hoạch nhỏ.

Bảng 4.6: Các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 1

Diễn giải Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất


Tổng diện tích ao nuôi (m2/hộ)

15.788

3.000

45.000

Diện tích ao nuôi (m2/ao)

4.546

2.000

9.000

Độ sâu mực nước ao nuôi (m)

1,2

1,0

1,4

Mật độ thả (con/m2)

17

9

30

Kích cỡ giống thả (PL)


10

17

Thời gian nuôi (ngày)

150

118

180

Kích cỡ thu họach (con/kg)

41

27

100

Tỉ lệ sống (%)

59

30

90

Năng suất (kg/ha/vụ)

2.602

760

7.083

FCR

1,59

1,00

3,01


4.7.2.3. Khía cạnh kinh tế

Thức ăn công nghiệp được sử dụng với giá thức ăn dao động từ 16.000–

21.000 đồng/kg. Số hộ nuôi bán tôm nguyên liệu trực tiếp cho công ty là 10%, bán cho chủ vựa là 90%. Giá bán tôm thương phẩm trung bình 91.435 đồng/kg. Tổng chi trung bình là 133,62 triệu đồng/ha. Doanh thu trung bình 244,26 triệu đồng/ha. Lợi nhuận trung bình 110,64 triệu đồng/ha. Số hộ nuôi

bị lỗ là 7,5%, tỉ lệ B/C trung bình là 0,78 (Bảng 4.7). Tỉ lệ hộ lỗ của các hộ nuôi tôm vụ 1 là 7,5% thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Việt (2006) là 49%, và nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2003) là 25 – 30% vào năm 2002.

Vốn hoạt động: Số hộ nuôi không vay vốn để hoạt động chiếm 82,5%. Số hộ nuôi không có vốn hoạt động tự có phải đi vay hoàn toàn là 17,5%. Mức độ vay vốn từ 75-100 vốn là cao nhất 39,1% (Bảng 4.8).

Bảng 4.7: Các yếu tố kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 1

Đơn vị: triệu đồng/ha/vụ


Diễn giải

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Chi phí cố định

8,62



Khấu hao công trình ao

2,08

0,56

15

Khấu hoa máy bơm

1,61

0,6

3,6

Khấu hao cánh quạt

4,93

1,56

17,86

Chi phí biến đổi

124,99



Thức ăn

76,23

21,00

233,33

Sên, vét

6,09

1,75

13,89

Con giống

7,12

2,70

12,19

Vôi

7,84

0,74

32,00

Hóa chất

17,29

2,67

100,00

Nhiên liệu

4,85

0,67

25,00

Khác

5,30

0,77

25,00

Tổng chi phí

133,62

48,75

327,10

Giá bán (đồng/kg)

91.435

40.000

120.000

Giá vốn (đồng/kg)

51.245



Tổng doanh thu

244,26

12,60

637,50

Tổng lợi nhuận

110,64

-67,53

322,78

B/C

0,78

-0,80

1,81

Ghi chí: B: Tổng lợi nhuận, C: Tổng chi


Bảng 4.8: Mức độ vay vốn của người nuôi tôm BTC+TC vụ 1

Diễn giải % % mức độ vay vốn


Tỉ lệ hộ không vay vốn

82,5


Tỉ lệ hộ có vay vốn

17,5

Vay từ 75-100% vốn hoạt động


39,1

Vay từ 50-74% vốn hoạt động


13,1

Vay từ 25-49% vốn hoạt động


26,1

Vay ít hơn 25% vốn hoạt động


21,7


Trung bình giá vốn tôm thương phẩm được sản xuất từ mô hình này là 51.245

đồng. Chí phí biến đổi chiếm phần lớn trong cấu thành chi phí tôm nuôi là

93,54%, chi phí cố định chiếm 6,46%. Trong đó, chi phí thức ăn cao nhất 57,2%, kế đến là chi phí hóa chất 13,0 và tổng chi phí cố định 6,5.


%



13,0


5,9

5,3

4,6

3,6 4,0

6,5


Chi phí cố định Thức ăn

Sên, vét Con giống Vôi

Hóa chất Nhiên liệu

Khác

57,2


Hình 4.34: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm (BTC+TC vụ 1)


4.7.2.4. Bệnh tôm

Kết quả điều tra cho thấy, số hộ nuôi tôm có các ao nuôi tôm hoàn toàn khỏe mạnh chiếm 20,0%. Các loại bệnh và thời gian xuất hiện được thể hiện ở bảng

4.9. Tôm nuôi thường xuất hiện các loại bệnh sau 20 ngày thả nuôi. Bệnh đốm trắng và đầu vàng thường xuất hiện sau 20 ngày thả đến tháng thứ 3. Các bệnh khác như mềm vỏ, sâu đuôi, đen mang và đóng rong thường kéo dài trong suốt vụ nuôi, đặc biệt là ở những ao có chất lượng nước không tốt, nền đáy bị ô nhiễm do chất thải của tôm và thức ăn dư thừa. Đối với bệnh MBV, chỉ phát hiện bằng cảm quan sau khoảng 25 ngày thả nuôi, khi đó tôm có dấu hiệu tỉ lệ phân đàn cao và màu sắc tôm đen sậm (Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Bệnh xuất hiện trong ao nuôi


TT

Loại bệnh

Tỉ lệ ao bị

bệnh (%)

Thời điểm xuất

hiện (ngày nuôi)

Ghi chú

1

Tôm bị đóng rong

25

20-120


2

Phân trắng

15

30-90

Nhiều nhất là 60-75 ngày

3

Đốm trắng (WSSV)

12,5

20-75

Nhiều nhất 60-75 ngày

4

Đen mang

10,0

40-120


5

Sâu đuôi

10,0

60-120


6

Mềm vỏ

10,0

70-150


7

Đỏ thân không rỏ nguyên nhân

2,5

60


8

Đầu vàng (YHV)

2,5

75


9

Bệnh còi (MBV)

2,5

25


4.7.2.5. Khó khăn

Năm nguyên nhân được người nuôi tôm cho rằng đang gây khó khăn cho nghề nuôi tôm hiện nay là bệnh tôm khó hoặc không trị được (20,4%), thiếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022