Tình Hình Nuôi Tôm Sú Và Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Giống

do đó chính quyền địa phương mạnh dạn hỗ trợ về đất đai qui hoạch vùng SXG tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, vốn vay từ phía ngân hàng, chính sách ưu đãi trong SXG cũng như nuôi thương phẩm.

- Viện Trường nghiên cứu gia hoá đàn, lại tạo tăng khả năng sinh sản của đàn tôm bố mẹ, chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới.

- Chất lượng giống là yếu tố quyết định trong nghề nuôi tôm do đó các cơ sở SXG cần phải cải tiến qui trình kỹ thuật để sản xuất tôm giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu người nuôi đồng thời hạ giá thành sản phẩm kích thích nhu cầu của người nuôi tôm trong vùng.

4.6.5.4 Kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ (W+T)

- Theo dòi thị trường để nắm bắt diễn biến về giá cả như giá thức ăn, thuốc hoá chất, nhu cầu của thị trường từ đó xác định chi phí đầu vào và đầu ra để cân đối trong sản xuất nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro do thị trường chi phối.

- Tham gia thường xuyên các chương trình tập huấn, toạ đàm để học tập kinh nghiệm, trao đổi thông tin đánh giá các qui trình đang áp dụng, từ đó cải tiến qui trình trong sản xuất. Kịp thời xử lí thông tin và khắc phục lỗi kỹ thuật trong sản xuất.

- Cần phải ứng dụng công nghệ sinh học vào qui trình sản xuất nhằm hạn chế việc lạm dụng thuốc, hoá chất trong sản xuất để tạo đàn tôm giống sạch bệnh.

4.7 Thông tin về công tác quản lí ngành

4.7.1 Tình hình nuôi tôm sú và hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống

4.7.1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm

Năm 2005 là thời điểm nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh về diện tích và hình thức nuôi tôm công nghiệp ngày càng mở rộng, tuy nhiên với kinh nghiệm nuôi tôm của người dân chưa cao do đó năng suất bình quân chỉ đạt 0,83 tấn/ha, vào thời điểm trên người nuôi phải đối mặt với tình hình dịch bệnh như bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng… làm sản lượng tôm sú toàn vùng giảm.

Năm 2005 đến năm 2007 diện tích nuôi tôm sú trong vùng hầu như không tăng do giá tôm sú nguyên liệu thấp vì bị ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ. Năm 2008 diện tích nuôi có sự gia tăng về diện tích do giá tôm có sự chuyển dịch theo chiều hướng tăng và đến năm 2010 là giai đoạn mà nghề nuôi tôm gặp không ít khó khăn đó là hiện tượng chết nhiều ở các tỉnh do bệnh mới “hội chứng hoại tử gab tuy” chưa được xác định nguyên nhân gây bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Thời điểm này diện tích nuôi có sự chuyển đổi và những hình thức nuôi nhỏ lẻ được tập trung vào các hộ nuôi có nhiều kinh

nghiệm và đủ tiềm lực về kinh tế điều đó thể hiện qua sản lượng năm 2010 cao hơn các thời điểm trước đó (năng suất trung bình đạt 0,59 tấn/ha) (Hình 4.7).


Hình 4 7 Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú qua các giai đoạn từ 2001 đến 1


Hình 4.7 Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú qua các giai đoạn (từ 2001 đến 2010)

Nhìn chung năng suất tôm nuôi toàn vùng ĐBSCL từ năm 2001 đến 2010 có chiều hướng tăng, và năng suất tôm nuôi năm 2010 là tăng gấp 3,1 lần năm 2001, tăng 1,1 lần năm 2005. Trong đó năm 2008 năng suất tôm nuôi tăng đột biến là 1,44 tấn/ha so với các năm khác bởi nguyên nhân sau khi kết thúc vụ kiện bán phá giá thì nhu cầu tôm sú trên thị trường tăng, nguồn nguyên liệu thiếu, giá thành nguyên liệu năm 2007 tăng cao so với năm 2006 do đó người nuôi có đầu tư thả tôm và kết quả năm 2008 người nuôi tôm vùng ĐBSCL thắng lợi lớn. Năm 2009 đến 2010 diện tích và sản lượng cũng như năng suất tôm giảm đi nhiều do tình hình diễn biến dịch bệnh trong nuôi tôm rất phức tạp gây thiệt hại đáng kể và nguyên nhân bệnh vẫn đang được các Viện, Trường tiếp tục nghiên cứu (Hình 4.8)


Hình 4 8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL 4 7 1 2 Hoạt động sản xuất kinh 2


Hình 4.8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL

4.7.1.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống

Theo báo cáo từ sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thì số trại và tổng lượng tôm giống sản xuất tăng theo thời gian, từ năm 2005 đến 2010 số lượng trại tôm giống có giảm (60 trại). Tổng lượng tôm giống thì tăng 10,255 tỷ con và năng suất trung bình của các trại trong vùng ĐBSCL tăng theo từng giai đoạn: năm 2001 là 5,8 triệu con/năm, năm 2005 đạt 9,4 triệu con/năm và năm 2010 năng suất là 17,1 triệu con/năm. Thực tế cho thấy nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống của người nuôi là rất cao, do đó các cơ sở sản xuất phải thường xuyên cải tiến qui trình để tạo ra tôm giống có chất lượng cao và đủ để cung cấp cho người nuôi, điều này cho thấy trình độ chuyên môn sản xuất giống trong vùng ngày càng nâng cao (Hình 4.9).


Hình 4 9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL Năm 2010 toàn vùng ĐBSCL 3


Hình 4.9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL

Năm 2010 toàn vùng ĐBSCL thả nuôi với tổng lượng giống là 41,19 tỷ con, trong đó tôm giống sản xuất tại chổ là 20,915 tỷ con, phần còn lại do người nuôi trực tiếp mua giống và qua hệ thống kênh phân phối của cơ sở ương vèo (815 cơ sở), nguồn giống chủ yếu là nhập từ các tỉnh miền Trung (Hình 4.10)

Hình 4 10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010 Số liệu báo cáo năm 2010 4


Hình 4.10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010

(Số liệu báo cáo năm 2010 của sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL)

* Ước tính nhu cầu và khả năng cung cấp của các trại SXG ở ĐBSCL

Theo qui hoạch của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009. Qui hoạch phát triển NTTS vùng ĐBSCL đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 thì diện tích nuôi và nhu cầu tôm giống năm 2010, 2015 và 2020 được thể hiện ở bảng 4.33.

Theo kết quả khảo sát năm 2010 các trại SXG ở ĐBSCL có công suất trung bình là 49 triệu Post/năm, nếu như thế thì tổng lượng tôm Post sản xuất là 59,780 tỷ con giống, trong khi đó toàn vùng thả giống 41,19 tỷ con (Số liệu các Sở NN& PTNT các tỉnh) như vậy thì khả năng cung cấp của các trại thì thừa so với nhu cầu giống. Thực tế SXG năm 2010 của toàn vùng 20,915 tỷ con giống (công suất trung bình chung là 17,1 triệu giống/trại/năm) cung cấp 50,77% so với nhu cầu tôm giống thả nuôi.

Từ hai vấn đề trên có thể nhận xét kết quả thu thập số liệu ngẫu nhiên đã rơi vào số trại có qui mô tương đối lớn dẫn đến công suất trại tương đối cao so với trung bình chung của toàn vùng ĐBSCL.

Nếu giả định năm 2015 năng suất trung bình chung của trại SXG là 17,1 triệu giống/năm với nhu cầu giống thả nuôi 38,7 tỷ thì cần có 2.263 trại mới đủ đáp ứng nhu cầu con giống thả nuôi, như vậy còn thiếu 1040 trại vào năm 2015 và năm 2020 cần có 2.289 trại SXG mới đủ cung cấp giống cho nhu cầu nuôi.

Như vậy hiện vùng ĐBSCL đang thiếu về số lượng trại SXG và thiếu nguồn tôm giống thả nuôi, cần phải có chính sách phù hợp để phát triển nghề SXG cung ứng nguồn giống tốt tại chổ cho người nuôi tôm.

Việc qui hoạch để phát triển hệ thống trại SXG cho vùng ĐBSCL cho những năm tiếp theo là vấn đề cần xem xét và đòi hỏi nguồn vốn hỗ trợ rất lớn, hiện nay các trại SXG trong vùng cung không đủ cầu. Điều này đồng nghĩa với việc di nhập giống từ vùng khác hay nhập khẩu.


Bảng 4.35 Diện tích, nhu cầu giống tôm sú các giai đoạn theo hình thức nuôi

lúa

vườn

rừng



Năm 2010





Diện tích (ha)

560.000

72.800

308.000

140.000

11.200

28.000

Tỷ lệ %

100

13

55

25

2

5

Mật độ thả nuôi (TB)


20

6

2

5

4

Nhu cầu giống (tỷ con)

37,5

14,6

18,5

2,8

0,2

1,4



Năm 2015





Diện tích (ha)

561.000

78.540

308.550

140.250

11.220

28.050

Tỷ lệ %

100

14

55

25

2

5

Mật độ thả nuôi (TB)


20

6

2

5

4

Nhu cầu giống (tỷ con)

38,7

15,7

18,5

2,8

0,2

1,4



Năm 2020





Diện tích (ha)

562.000

84.300

297.860

146.120

11.240

28.100

Tỷ lệ %

100

15

53

26

2

5

Mật độ thả nuôi (TB)


20

6

2

5

4

Nhu cầu giống (tỷ con)

39,3

16,9

17,9

2,9

0,2

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hình thức TC/BTC QCCT Tôm

Tôm

Tôm


Số lượng giống sản xuất trong khu vực ĐBSCL chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tôm giống thả nuôi của toàn vùng, trong khi đó công tác quản lí giống tại các địa phương còn khá khó khăn, năm 2010 chỉ kiểm dịch nhập và xuất trại 15,87 tỷ

giống chiếm 38,52% lượng giống thả nuôi. Do chuyển chức năng từ hệ thống các Chi cục Thuỷ sản sang Chi cục Thú y hầu hết các cơ sở SXG thực hiện kiểm dịch chưa nghiêm túc, bên cạnh đó người nuôi tôm mua giống trực tiếp chỉ xét nghiệm để kiểm tra chất lượng giống mà không thực hiện kiểm dịch hay phúc kiểm tại địa phương, thương lái tôm giống hầu như hạn chế thực hiện kiểm dịch (phúc kiểm) nhằm hạn chế chi phí tăng thêm trong quá trình kinh doanh (Hình 4.5).

4.7.2 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú

Sau đây là những nhận định của các Hiệp hội, Ban ngành và Trường Viện trong khu vực nghiên cứu về các vấn đề có liên quan tới tôm sú giống (Bảng 4.33).

- Trại sản xuất giống: Có nhiều quan điểm khác nhau về số lượng trại tôm giống, trong đó 63,64% cho rằng trại sản xuất hiện nay thiếu và chưa đủ cung cấp giống cho khu vực, bên cạnh đó 27,27% tin tưởng số trại giống đủ để cung cấp giống phục vụ nuôi, còn lại 9,09% đánh giá là thừa số trại giống. Trại SXG ở trong vùng có được nhiều lợi thế hơn so với các trại giống miền Trung nhưng kinh nghiệm SXG còn non trẻ nên sản lượng giống sản xuất được không cao và chất lượng giống chưa ổn định. Hiện nay trong từng phạm vi của mỗi tỉnh thì trại SXG gặp khá nhiều khó khăn vì trại sản xuất đa phần nằm trong vùng nuôi tôm thương phẩm luôn tiềm ẩn những bất ổn về dịch bệnh, và dễ bị mất uy tín khi cung cấp giống kém chất lượng.

- Số lượng tôm sú giống: Đánh giá chung về số lượng tôm giống theo nhiều hướng khác nhau, trong đó 81,82% cho rằng số lượng tôm sú giống hiện nay thiếu và chưa đủ cung cấp cho nuôi thương phẩm, nhưng cũng có và 9,09% đánh giá là số trại SXG tôm giống đã thừa. Với nhu cầu giống trong vùng cao như hiện nay thì số lượng giống sản xuất tại chổ còn quá khiêm tốn. Về số lượng nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, nguồn nước yếu tố quyết định quan trọng trong sản xuất. Khu vực miền Trung có sự ưu đãi về nguồn nước mặn và có đầy đủ các điều kiện thuỷ lí thuỷ hoá phù hợp cho sự phát triền của ấu trùng, tỷ lệ sống cao, mật độ ương ấu trùng cao hơn năng suất trại luôn ổn định.

- Chất lượng tôm sú giống: Hiện nay chất lượng tôm giống trên thị trường cung cấp cho người nuôi được đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, trong đó 26,09% cho rằng chất lượng tôm sú giống hiện nay xấu, bên cạnh đó 65,22% đánh giá chất lượng giống chỉ đạt yêu cầu ở mức trung bình và 8,70% tin tưởng rằng chất lượng giống tốt. Điểm khác biệt giữa trại giống trong vùng và các tỉnh miền Trung là chất lượng, trại SXG trong vùng ĐBSCL nếu sản xuất liên tục thì chất lượng giống sẽ giảm, do chưa đủ kinh nghiệm trong quá trình vận hành sản xuất, nguồn nước tốt phục vụ cho sản xuất khó chủ động hơn, để đảm bảo thì phải

chuyên chở từ biển và lệ thuộc nhiều vào phương tiện vận chuyển.


Bảng 4.36 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú


Nguồn

Hiệp hội và các ban ngành

Trường/Viện Tổng



N

%

N

%

N

%

Số lượng trại giống tôm sú

15,00

100,00

7,00

100,00

22,00

100,00

+ Thiếu

9,00

60,00

5,00

71,43

14,00

63,64

+ Đủ

5,00

33,33

1,00

14,29

6,00

27,27

+ Thừa

1,00

6,67

1,00

14,29

2,00

9,09

Số lượng giống tôm sú

15,00

100,00

7,00

100,00

22,00

100,00

+ Thiếu

12,00

80,00

6,00

85,71

18,00

81,82

+ Đủ

2,00

13,33



2,00

9,09

+ Thừa

1,00

6,67

1,00

14,29

2,00

9,09

Chất lượng giống tôm sú

16,00

100,00

7,00

100,00

23,00

100,00

+ Xấu

3,00

18,75

3,00

42,86

6,00

26,09

+ Trung bình

11,00

68,75

4,00

57,14

15,00

65,22

+ Tốt

2,00

12,50



2,00

8,70

4.5.3 Một số thuận lợi và khó khăn của nghề sản xuất và kinh doanh giống

Kết quả khảo sát các trại SXG và ương vèo cho thấy nghề sản xuất và kinh doanh giống có nhiều thuận lợi và khó khăn vì thế tiềm ẩn những rủi ro và thiệt

hại về kinh tế cho các chủ thể tham gia ngành hàng tôm sú (bảng 4.34).

- Những thuận lợi: Với diện tích tiềm năng trong khu vực rộng lớn, theo đánh giá có 45% cho rằng nghề sản xuất giống cung cấp giống đủ và đạt chất lượng và có thị trường tiệu thụ lớn; 20% cho rằng các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống có điều kiện tự nhiên thuận lợi và gần vùng nuôi nên việc sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn; 15% đánh giá các cơ sở có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh giống và được chia sẻ nhiều kinh nghiệm từ người nuôi thương phẩm; 10% nhận định do điều kiện gần vùng nuôi hoặc nguồn tôm bố mẹ nên giá cả con giống hợp lý; 5% cho rằng điều kiện địa lý, giao thông thuận tiện, nhận được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về chính sách ưu đãi đồng thời có kỹ thuật sản xuất giống cao nhờ được chuyển giao công nghệ mới.

Với diện tích nuôi tôm công nghiệp chỉ chiếm 13% tổng diện tích nuôi tôm sú phần diện tích còn lại là rất lớn, với trình độ nuôi tôm còn khá nhiều hạn chế nên việc chọn lựa giống không đòi hỏi cao và là đối tượng tiềm năng lớn cho các trại sản xuất trong vùng. Các trại sản xuất có đủ điều kiện để chọn bố mẹ tốt cho sinh sản vì hiện nay nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất giống ở các tỉnh Nam Trung bộ chủ yếu là từ vùng ĐBSCL.

Bảng 4.37 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp về giống tôm sú


Nguồn

Hiệp hội và các ban ngành


Trường/Viện Tổng



N

%

N

%

N

%

1. Thuận lợi

14


6


20


- Cung cấp giống đủ và đạt chất lượng

7

50,00

2

33,33

9

45,00

- Kinh nghiệm nuôi và kinh nghiệm sản xuất giống


1


7,14


2


33,33


3


15,00

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

3

21,43

1

16,67

4

20,00

- Gần vùng nuôi

2

14,29

2

33,33

4

20,00

- Thị trường tiêu thụ lớn

7

50,00

2

33,33

9

45,00

- Kỹ thuật sản xuất giống cao

1

7,14



1

5,00

- Giá hợp lý

1

7,14

1

16,67

2

10,00

- Nhà nước quan tâm hỗ trợ



1

16,67

1

5,00

- Giao thông và địa lý thuận tiện

1

7,14



1

5,00

2. Khó khăn

15


7


22


- Chưa kiểm soát được chất lượng

7

46,67

3

42,86

10

45,45

- Kỹ thuật sản xuất giống thấp

2

13,33

3

42,86

5

22,73

- Tỷ lệ sống thấp

2

13,33



2

9,09

- Đầu ra nhiều cạnh tranh

2

13,33



2

9,09

5

33,33

1

14,29

6

27,27

- Môi trường ô nhiễm

2

13,33

2

28,57

4

18,18

- Thói quen sử dụng giống ngoài tỉnh

2

13,33



2

9,09

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022