Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra theo xã 30

Bảng 3.1: Diện tích trồng mới, trồng lại chè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2011 43

Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng, năng suất, chè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2011 44

Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của hộ nghiên cứu 45

Bảng 3.4: Đặc điểm diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu 47

Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu 48

Bảng 3.6: Sản lượng chè của hộ nghiên cứu (ĐVT: kg khô) 49

Bảng 3.7: Thống kê chi phí sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Bảng 3.8: Doanh thu từ chè của các hộ nghiên cứu 54

Bảng 3.9: Thu nhập từ chè của các hộ nghiên cứu 55

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 2

Bảng 3.10: Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè của hộ nghiên cứu 57

Bảng 3.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu .. 58 Bảng 3.12: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu .. 59 Bảng 3.13: Phương pháp bón phân cho cây chè của các hộ gia đình 60

Bảng 3.14: Phương pháp tưới nước cho cây chè của các hộ gia đình 61

Bảng 3.15: Diện tích, năng suất chè, lượng phân bón, nước tưới sử dụng

và kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình theo từng địa phương... 61 Bảng 3.16: Hệ số hồi quy trong mô hình với biến phụ thuộc là thu

nhập từ chè 63


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, chè đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chè năm 2011 đạt gần 200 triệu đô la Mỹ. Trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm. Cây chè đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 400.000 hộ sản xuất của 35 tỉnh trong cả nước. Mặc dù sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đã đạt đến mức cao nhưng lại đang vấp phải những vấn đề nan giải như nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chè còn thấp, lạm dụng chất kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu của một số nhà sản xuất chè vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), hiện 95% khối lượng chè nước ta được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chỉ có 5% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm. Chênh lệch giữa giá bán thành phẩm và nguyên liệu gấp 5-10 lần.

Để có thể trồng chè đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc nghiên cứu tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho cây chè là rất quan trọng. Trong những năm qua, đã có một số tác giả nghiên cứu về cây chè tại Thái Nguyên như nghiên cứu về chuỗi giá trị cây chè tỉnh Thái Nguyên, biện pháp phát triển sản xuất chè, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường khuyến nông, hỗ trợ vay vốn cho hộ nông dân trồng chè nhưng lại chưa có đề tài nào phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như diện tích trồng chè, lao động, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước, việc sử dụng máy móc, kiến thức nông nghiệp của người trồng chè tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh chè tại Thái Nguyên.

Cùng với đó, cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây trồng thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống của người trồng chè. Sản phẩm chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh.


Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Các chính sách đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 đã từng bước đưa ngành chè Thái Nguyên phát triển bền vững.

Tuy nhiên, ngành sản xuất, kinh doanh chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của thành phố Thái Nguyên nói riêng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, giá trị sản xuất của cây chè còn thấp.

Với mục đích và ý nghĩa như đã trình bày ở trên, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng việc trồng chè tại thành phố Thái Nguyên.

- Xác định yếu tố đầu vào quan trọng tác động tới hiệu quả kinh tế cây chè.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được tính từ năm 2007 - 2011 và số liệu điều tra tháng 12/2012.


- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung so sánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè của các hộ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố.

4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu, phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè của chè tại 5 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà và Quyết Thắng thuộc địa bàn thành Thái Nguyên, từ đó giúp người dân trồng chè không chỉ trên địa bàn thành phố mà ở các huyện, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh có định hướng phát triển sản xuất - kinh doanh chè đạt hiệu quả cao, góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, không ngừng nâng cao mức sống của người trồng chè.

5. Bố cục Luận văn

Bố cục của Luận văn gồm Mở đầu

Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích tác động của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Kết luận


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CHÈ‌


1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

1.1.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trổng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm… (Wikipedia, 2008). Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chế nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch…

Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra dùng chủ yếu vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống…


1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có đó là:

1- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v... trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật sau đây:

- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thuỷ sản trên phạm vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.

- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.

- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định.

2- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông v.v... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v... để con người điều khiến các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động.


Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thê, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruống đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.

3- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.

4- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt, sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không


hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng - loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v... Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư - kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nồng nhàn.

Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:

a- Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023