Quy Trình Kỹ Thuật Cơ Bản Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Ncm Tế Bào

1.3 Giới thiệu về lan Cattleya


1.3.1 Danh pháp khoa học


Cattleya là một chi trong họ lan có phả hệ Họ Orchidaceae Họ phụ Epidendreae 1

Cattleya là một chi trong họ lan có phả hệ Họ: Orchidaceae

Họ phụ: Epidendreae Tông phụ: Laeliinae

Chi: Cattleya


(trích dẫn bởi Hà Thị Tuyết Phượng, 2008)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


1.3.2 Nguồn gốc


Hình 1.2 Loại lan Cattleya dùng trong TN

(Nguồn: Guilherme Corigliano, 2012)


Năm 1818, William Cattley, một nhà chuyên nghiên cứu thực vật nhiệt đới người Anh, lúc bấy giờ đang làm việc ở Barnett, nhận được một kiện hàng toàn các loại thực vật được gởi về nước từ Brazil. Tác giả thấy một loại cây có lá lạ dùng để bọc và chèn các cây cỏ trong kiện hàng. Tác giả đem trồng các cây lạ đó trong vườn ươm. Đến tháng 11 cùng năm, các cây lạ đó trổ hoa. Những đoá hoa đã gây sửng sốt cho giới quý tộc Anh vì vẻ đẹp rực rỡ, mê hồn cùng mùi hương thật quyến rũ. Rất nhanh chóng người ta đã đặt cho chúng cái tên nữ hoàng của các loài hoa – The Queen of Flowers.

Đến năm 1821, John Lindley, một nhà phân loại thực vật được William Cattley nhận vào làm việc để thay thế Sir Joseph Banks, đã qua đời, tiếp tục công trình nghiên cứu mô tả và phân loại thực vật trong bộ sưu tập của Cattley; và Lindley đã lấy tên của Cattley đặt cho cây nữ hoàng của các loài hoa là Cattleya labiata (labiata tiếng Latin có nghĩa là Cánh môi hoa tuyệt diệu) để vinh danh người đầu tiên ở châu Âu trồng Cattleya ra hoa (trích dẫn bởi Hà Thị Tuyết Phượng, 2008).

1.3.3 Đặc điểm thực vật học và phân loại


Theo Huỳnh Văn Thới (1996), cũng giống như Dendrobium, Cattleya là cây đa thân, có giả hành mập và lùn hơn, phát triển theo chiều ngang. Lúc còn non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn các bẹ khô lại và rụng đi. Thường trên đỉnh giả hành có một hoặc hai lá to, chính giữa có một lưỡi mèo bao lấy phát hoa, phát hoa vượt lên và xuyên qua lưỡi mèo để trổ hoa. Mỗi hoa có ba lá đài hình thuôn, hai cánh ở hai bên, to hơn đài. Cánh thứ ba biến thành môi xòe rộng màu sắc rất đẹp, có khi nhăn nheo, giữa có trụ nhụy khá cao với bốn phấn khối hình dĩa màu vàng.

Cattleya được phân ra hai nhóm:


- Nhóm 1 lá: giả hành chỉ có một lá và chỉ ra có một, hai hoa rất to, rất đẹp.


- Nhóm 2 lá: mỗi giả hành có hai lá, có hoa chùm năm, bảy hoa nhưng hoa nhỏ hơn.


1.3.4 Yêu cầu sinh thái


Theo Huỳnh Văn Thới (1996), lan Cattleya thích hợp với điều kiện sinh thái như sau:


Nhiệt độ: nhiệt độ lý tưởng của loài lan Cattleya là 210C nhưng cũng có nhiều loài chịu được nhiệt độ cao đến 300C. Vì vậy, Cattleya ở TP. Hồ Chí Minh phát triển rất tốt.

Ẩm độ: ẩm độ thích hợp cho lan phát triển dao động trong khoảng từ 40 – 70%, vì vậy mỗi ngày nên tưới nước 2 lần, trừ những ngày mưa. Giả hành Cattleya mập, có khả năng giữ nước tốt, do đó nếu tưới quá ẩm sẽ làm thối đọt non. Ở Đà Lạt có nhiều sương mù nên mỗi ngày chỉ cần tưới một lần, cây lan vẫn tươi tốt, ra hoa to, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn.

Với điều kiện thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh nên làm giàn che nắng 50%, nếu ở sân thượng phải che 60% và nên treo chậu hơi sát vào nhau để cản bớt gió. Cây lan Cattleya khi thấy lá bị cháy hay vàng là hiện tượng dư nắng, cây lùn, mập và cứng cáp. Thiếu nắng, cây ốm yếu, lá màu xanh đậm, dễ gãy, khó ra hoa và có ra hoa thì hoa mềm hay gục xuống. Cattleya có lá màu xanh lợt hoặc ửng vàng là cây có đủ nắng, đủ nước, mập mạp, dễ ra hoa, hoa to, màu sắc đẹp, cứng cáp, không lắc lư và ra hoa quanh năm.

1.3.5 Kỹ thuật chăm sóc


Về phân bón: phun lên lá, lên thân, lên rễ và có bình phun sương vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng phân hỗn hợp N – P – K tùy thuộc vào giai đoạn của cây. Lan con với công thức 30 – 10 – 10 cộng thêm vi lượng. Đối với cây lan trưởng thành sử dụng công thức 10 – 30 – 10 cộng phân vi lượng, lan có lưỡi mèo thì tưới theo công thức 10 – 10 – 30 cộng vi lượng. Không nên tưới lên hoa kể cả nước, vì tưới trực tiếp lên hoa làm cho hoa sẽ mau tàn. Không tưới lên đầu giả hành non lúc lá còn đang ở dạng hình phễu. Tưới như vậy, nước sẽ đọng lại trong phễu làm thối lá và lưỡi mèo. Khi cây Cattleya mới ra chồi non, tưới phân cân đối giữa các hàm lượng N – P – K (10 – 30 – 10) thì đảm bảo 3 tháng sau sẽ ra hoa và khi hoa tàn thì tưới trở lại theo công thức 30 – 10 – 10 cộng vi lượng.

Có thể dùng phân hữu cơ như bánh dầu sẽ cho kết quả tốt kết hợp thuốc sát trùng vì phân hữu cơ có thể có nhiều vi khuẩn.

Thay chậu: muốn thay chậu thì ngâm giò lan vào xô nước có pha thuốc trừ nấm. Đợi 15 phút sau lấy ra, gỡ nhẹ bộ rễ, dùng kéo bén cắt ra mỗi đơn vị 3 giả hành trở lên, trong đó có một hướng có cây con. Cắt bỏ hết rễ hư thối và trồng lại vào chậu mới, cột vô cây ti cho chặt, tưới phun thuốc kích thích ra rễ rồi để vào chỗ râm mát, chờ khi nào cây lan ra rễ mới để giá thể vào. Nhớ phải thật thoáng, có thể gác hai cây nẹp tre ngay giữa chậu.

Cũng có thể cắt trước rồi để yên trong chậu, khi thấy cây ra chồi mới, ra rễ mạnh thì chiết ra trồng (Huỳnh Văn Thới, 1996).

1.4 Sơ đồ quy trình nhân giống hoa lan in vitro


Quy trình kỹ thuật cơ bản nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trải qua các giai đoạn:


Giai đoạn chọn mẫu lan


Khử trùng mẫu cấy


Nhân giống lan (Nhân nhanh)


Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro (tạo rễ)


Chuyển cây ra vườn ươm

Hình 1.3 Quy trình kỹ thuật cơ bản nhân giống hoa lan bằng phương pháp NCM tế bào


(Nguồn: Kỹ thuật nhân giống lan căn bản và nâng cao, 2012)


Theo đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung hướng đến hai giai đoạn bao gồm:

- Nhân giống lan (nhân nhanh) nhằm mục tiêu tạo chồi, nhân nhanh số lượng cá thể, đồng đều về sinh trưởng.

- Tạo cây hoàn chỉnh nhằm tạo rễ chuẩn bị cho quá trình ra vườn ươm sau này.

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về nuôi cấy mô phong lan


1.5.1 Thế giới


Theo Ricardo Tadeu de Faria và ctv (2002) khi nghiên về lan Cattleya walkeriana Gardner Brazil in vitro ở môi trường ½ MS có kết hợp than hoạt tính ở các mức 1 mg/l , 2 mg/l, 4 mg/l, 6 mg/l cho thấy bổ sung 2 mg than hoạt tính/lít giúp mẫu ít bị hóa nâu, có lợi trong quá trình cấy chuyền.

Khi nghiên cứu nảy mầm và phát triển trong ống nghiệm của Cattleya bicolor Lindley (Orchidaceae) cho thấy Vacin & Went là môi trường nuôi cấy lý tưởng cho hạt nảy mầm và phát triển cây giống ban đầu của Cattleya bicolor Lindley trong ống nghiệm (Rogério Mamoru Suzuki và ctv, 2010).

Kết quả của Yaser Hassan Dewir và ctv (2014) khi nghiên cứu vi nhân giống Cattleya, cải thiện quá trình tạo rễ in vitro và tạo sự thích nghi cho thấy cảm ứng tối ưu cho rễ là môi trường ½ MS kết hợp 2,4 mg IBA/lít, 3% sucrose và 60 μmol/m2/s PPFD.

Ngoài ra, đều là cây đa thân như Cattleya, có nhiều đặc điểm tương tự, lan Dendrobium đã có một số công trình nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu giống lan Dendrobium của Daneshwar Puchooa (2004) cho thấy số lượng tối đa của PLBs đã đạt được hình thành trong môi trường lỏng Murashige và Skoog (MS), dao động ở 80 rpm và có bổ sung (0,1 mg BA + 1mg NAA + 15% nước dừa)/lít; chồi tái sinh đã đạt được hình thành khi PLBs được chuyển lên môi trường MS rắn có bổ sung (0,1 mg BA + 1 mg NAA + 15% nước dừa + 10 g củ khoai tây)/lít, các chồi phát triển hệ rễ sau 4 tuần. Chuyển vào môi trường chứa than hoạt tính để cây con phát triển.

Khi nghiên cứu về giống Dendrobium lai cho thấy trên môi trường MS có bổ sung than hoạt tính, trọng lượng tối đa của PLBs (5,123 g) thu được từ sự kết hợp của (1 mg BAP + 1 mg IBA)/lít ; chiều cao chồi cao nhất (3,239 cm) và số lượng tối đa của rễ cây con (4,473) thu được từ (1 mg BAP + 1 mg NAA)/lít kết hợp; các số lượng tối đa của lá (3,490) và chiều dài tối đa của lá (1,946 cm) đã thu được từ (1 mg BAP + 1 mg IBA)/lít

và chiều rộng lá cao nhất (1,166 cm) được thu thập từ (0,5 mg BAP + 1 mg IBA)/lít; các chiều dài rễ cao nhất thu được từ (0,5 mg BAP + 0,5 mg IAA)/lít và số lượng tối đa của cây con tái sinh (20) được thu được từ (0,5 mg IAA + 1 mg IBA)/lít. Tuy nhiên, trọng lượng chồi tươi tối đa (0,219 g) và số lượng rễ tối đa trên cây non (6,300) là thu được từ (1 mg IAA + 1 mg IBA)/lít (H. Khatun và ctv, 2010).


1.5.2 Việt Nam


Theo Hà Thị Tuyết Phượng (2005) khi nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây lan Cattleya (Cattleya sp.) để khử trùng, vào mẫu lan dùng Calci Hypochlorite 3% trong thời gian 15 phút cho kết quả tốt nhất. Ở giai đoạn nhân chồi, tạo cây con, kích thích tố BA có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo chồi; có thể nhân giống lan Cattleya in vitro bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh trên môi trường MS + (20 g đường + 150 ml nước dừa + 2 mg BA+ 7g agar)/lít; cụm chồi có 10 chồi đến 15 chồi thích hợp cho quá trình vi nhân giống; lan Cattleya in vitro cũng có khả năng tạo chồi trên môi trường MS khi nuôi cấy mô từ chồi đơn; lượng đường và hàm lượng nước dừa thích hợp cho lan Cattleya in vitro sinh trưởng tốt là (30 g đường và 200 ml nước dừa)/lít. Ở giai đoạn tạo rễ, lan Cattleya có khả năng ra rễ trong điều kiện in vitro; bổ sung NAA ở nồng độ 2 mg/l là thích hợp cho sự tạo rễ; bổ sung chuối hay tấm gạo có tác dụng thúc đẩy sự hình rễ cho cây lan Cattleya in vitro; môi trường ra rễ và tạo cây lan Cattleya in vitro hoàn chỉnh là MS + (20 g đường + 150 ml nước dừa + 2 mg NAA + 30 g chuối + 1 g than hoạt tính + 7 g agar)/lít.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật và phụ gia đến lan Cattleya nuôi cấy mô (in vitro) cho thấy ở giai đoạn nhân chồi, nồng độ BA thích hợp cho khả năng ra chồi lan Cattleya nuôi cấy mô là 2 mg/l không phụ thuộc vào điều kiện có hoặc không có nước dừa; nồng độ Kinitine thích hợp nhất cho khả năng ra chồi lan Cattleya nuôi cấy mô là 3 mg/l; chất điều hòa sinh trưởng tốt cho khả năng ra chồi lan Cattleya nuôi cấy mô là BA với nồng độ 2 mg/l có bổ sung nước dừa; nồng độ NAA thích hợp cho khả năng ra chồi lan Cattleya nuôi cấy mô là 0,1 mg/l. Ở giai đoạn tạo rễ, nồng độ NAA thích hợp nhất để kích thích ra rễ lan Cattleya nuôi cấy mô là 3 mg/l; chất phụ gia tốt để kích thích rễ lan Cattleya nuôi cấy mô là khoai tây với liều lượng 60g/l.

Ở giai đoạn ra cây, giá thể thích hợp cho lan Cattleya nuôi cấy mô trồng ngoài vườn ươm là rễ lục bình (Lưu Thị Vân Thư, 2006).

Bên cạnh Cattleya, lan Dendrobium là loài cây cùng họ có những đặc điểm tương đồng đã có các nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile lindl của Vũ Ngọc Lan và Nguyễn Thị Lý Anh (2013) cho thấy ở giai đoạn khử trùng, vào mẫu, nguyên liệu sử dụng thích hợp là quả lan 5 tháng tuổi và môi trường gieo hạt là MS

+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít. Ở giai đoạn nhân protocorm, nhân chồi và tạo cây, trong nhân in vitro kinh điển, môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC

+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít; nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS + (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít; trong nhân in vitro cải tiến: nuôi cấy lỏng lắc nút bông và lỏng lắc màng thoáng khí đã tăng hệ số nhân protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với nhân in vitro kinh điển; nuôi cấy đặc thoáng khí giúp giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường và tăng hệ số nhân protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển; nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm ½ thời gian nhân giống; môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE+ (10g saccharozase + 0,5g than hoạt tính)/lít, cường độ ánh sáng 2300 lux.

Khi nghiên cứu nhân giống in vitro lan Dendrobium officinale Kimura et Migo (thạch hộc thiết bè) cho thấy ở giai đoạn khử trùng, vào mẫu, nhân giống bằng gieo hạt trên môi trường VW+ (10g sucrose + 6g agar + 100ml nước dừa (ND)/lít là tốt nhất. Ở giai đoạn nhân chồi, tái sinh chồi và tạo cây hoàn chỉnh, nhân nhanh cụm chồi tốt nhất trên môi trường MS + (100ml ND + 20g sucrose + 6g agar + 60g chuối chín)/lít; nhân giống vô tính thông qua nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ sử dụng đoạn thân in vitro mang 2 mắt ngủ và nuôi cấy trên môi trường MS + (20g sucrose + 10% ND + 0,5 mg BA + 0,5mg α-NAA + 6g agar)/lít là tốt nhất; môi trường tốt nhất tạo cây hoàn chỉnh là RE + (10g sucrose + 6g agar + 0,3g THT + 0,5 mg α-NAA)/lít (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Nhìn chung, các nghiên cứu về phong lan đã được tiến hành khá nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch chiết ít được đề cập và cần được mở rộng phạm vi nghiên cứu.


Chương 2


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm


Thời gian: 10/2015 – 03/2016


Địa điểm: phòng nuôi cấy mô, bộ môn Di truyền – Giống, khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

2.2 Nội dung

Thí nghiệm 1: khảo sát nồng độ BA và NAA đến khả năng nhân chồi của lan Cattleya Thí nghiệm 2: khảo sát liều lượng dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến khả

năng sinh trưởng của lan Cattleya


Thí nghiệm 3: khảo sát nồng độ NAA lên sự tạo rễ của lan Cattleya


2.3 Vật liệu thí nghiệm


2.3.1 Giống


Cụm chồi và cây con lan Cattleya in vitro được lấy từ vườn lan Nam Anh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023