BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BA, NAA VÀ DỊCH CHIẾT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LAN CATTLEYA (Cattleya sp.) IN VITRO
NGÀNH : NÔNG HỌC
KHÓA : 2012 - 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN CAO KIỆT
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016
ẢNH HƯỞNG CỦA BA, NAA VÀ DỊCH CHIẾT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LAN CATTLEYA (Cattleya sp.) IN VITRO
Tác giả
NGUYỄN CAO KIỆT
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
ThS. Nguyễn Thị Thanh Duyên
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc ghi công ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người, anh chị em và những người thân trong gia đình đã hết lòng yêu thương, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con có được ngày hôm nay.
Em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Duyên – khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức trong những năm đầu học tập.
Văn phòng khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Quý thầy cô trong bộ môn Di truyền – Giống, khoa Nông học đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
Các anh, chị và các bạn trong và ngoài lớp đã luôn động viên và tận tình giúp đỡ trong thời gian tiến hành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Cao Kiệt
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của BA, NAA và dịch chiết đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya (Cattleya sp.) in vitro” đã được tiến hành tại bộ môn Di truyền – Giống, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố và hai yếu tố với ba lần lặp lại bao gồm thí nghiệm khảo sát nồng độ BA và NAA đến khả năng nhân chồi của lan Cattleya, thí nghiệm khảo sát liều lượng dịch chiết khoai tây, cà rốt, nước dừa đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya và thí nghiệm khảo sát nồng độ NAA lên sự tạo rễ của lan Cattleya nhằm mục tiêu nhân nhanh số lượng chồi, kích thích sự ra rễ của giống Cattleya sp. in vitro. Kết quả thu được như sau:
Xác định được môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung (0,1 mg NAA + 4 mg BA)/lít thích hợp cho việc nhân chồi lan Cattleya nhất. Kết quả cho thấy số chồi hình thành nhiều nhất (19,03 chồi ở giai đoạn 90 NSC).
Xác định được môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung 20% nước dừa thích hợp cho sự sinh trưởng lan Cattleya nhất. Kết quả cho thấy số chồi hình thành nhiều nhất (14,06 chồi ở giai đoạn 90 NSC), khối lượng lớn nhất (0,77 g ở giai đoạn 90 NSC).
Xác định được môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung 5 mg NAA trên lít thích hợp nhất cho sự hình thành rễ lan Cattleya. Kết quả cho thấy số rễ hình thành nhiều nhất (3,27 rễ/cây ở giai đoạn 80 NSC).
MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách từ viết tắt vii
Danh sách bảng viii
Danh sách hình ix
GIỚI THIỆU 1
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu – Yêu cầu 2
Mục tiêu 2
Yêu cầu 2
Giới hạn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô tế bào thực vật 3
1.1.1 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật 3
1.1.2 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô thực vật ở Việt Nam 6
1.1.3 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô 8
1.1.4 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 8
1.1.5 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô tế bào thực vật 9
1.1.5.1 Auxin 10
1.1.5.2 Cytokinin 11
1.1.6 Dịch chiết sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật 11
1.1.6.1 Khoai tây 12
1.1.6.2 Cà rốt 12
1.1.6.3 Nước dừa 12
1.1.7 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm 12
1.2 Một số hình ảnh về hoa Cattleya 14
1.3 Giới thiệu về lan Cattleya 15
1.3.1 Danh pháp khoa học 15
1.3.2 Nguồn gốc 15
1.3.3 Đặc điểm thực vật học và phân loại 16
1.3.4 Yêu cầu sinh thái 16
1.3.5 Kỹ thuật chăm sóc 17
1.4 Sơ đồ quy trình nhân giống hoa lan in vitro 18
1.5 Một số kết quả nghiên cứu về nuôi cấy mô phong lan 19
1.5.1 Thế giới 19
1.5.2 Việt Nam 20
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 22
2.2 Nội dung 22
2.3 Vật liệu thí nghiệm 22
2.3.1 Giống 22
2.3.2 Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm 23
2.3.2.1 Phòng thí nghiệm 23
2.3.2.2 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm 24
2.3.2.3 Các hóa chất 24
2.4 Phương pháp thí nghiệm 25
2.4.1 Thí nghiệm 1: khảo sát nồng độ BA và NAA đến khả năng nhân chồi của lan Cattleya 25
2.4.2 Thí nghiệm 2: khảo sát liều lượng dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya 26
2.4.3 Thí nghiệm 3: khảo sát nồng độ NAA lên sự tạo rễ của lan Cattleya 28
2.5 Xử lý số liệu 29
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng nhân chồi của lan Cattleya 30
3.2 Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya 38
3.3 Ảnh hưởng của NAA lên sự tạo rễ của lan Cattleya 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
Kết luận 50
Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 55
Phụ lục 1 Hình ảnh thí nghiệm 55
Phụ lục 2 Kết quả xử lý thống kê 58
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Đầy đủ ( Nghĩa) | |
BA | 6-Benzyladenine |
BAP | 6-Benzylaminopurin |
CTV | Cộng tác viên |
KC | Knudson C |
Lux | Đơn vị tính cường độ ánh sáng |
MS | Murashige và Skoog |
NAA | -Naphthalene acetic acid |
NCM | Nuôi cấy mô |
ND | Nước dừa |
NSC | Ngày sau cấy |
PLBs | Protocorm-like bodies |
PPFD | Photosynthetic photon flux density (Mật độ dòng photon hữu hiệu cho quang hợp) |
TN | Thí nghiệm |
VW | Vacin & Went |
RE | Robert Ernst |
RPM | Revolutions Per Minute (Vòng trên phút) |
Có thể bạn quan tâm!