Trăng tươi mặt ngọc trên trời
Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng
(Bài thơ trăng - III)
Trăng tươi tắn, sáng trong và rạng rỡ mặt ngọc. Trăng có vẻ đẹp hấp dẫn đến mê hồn. Trăng đưa con người vào thế giới riêng đầy mê hoặc. Nàng trăng cũng có phút ngẩn ngơ, nhìn ngó…Cái thần thái của trăng được bộc lộ, chất đa tình cố hữu của Hằng nga cũng phát lộ trong ý thơ. Nhân hóa đã đem lại cho trăng và cho thơ Tố Hữu vẻ đẹp thẩm mỹ ấy. Người đọc rung cảm trước vẻ đẹp của trăng hay bị hấp dẫn trước vẻ đẹp ngôn từ ? Có lẽ là cả hai !
Quê mẹ lúc nào cũng làm trái tim nhà thơ run rẩy. Tố Hữu dành nhiều tình cảm cho Huế trong những dòng thơ ân tình thiết tha:
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi !
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A Sầu ?
Nặng lòng xưa giọt mưa đau Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Lập Ẩn Dụ Với Những Hình Ảnh Thơ Tràn Đầy Cảm Xúc Trạng Thái Mạnh Mẽ, Say Mê, Trẻ Trung, Giầu Nhiệt Huyết
- ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 9
- ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 10
- ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 12
- ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 13
- ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 14
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nước non ngàn dặm)
Huế ơi !, biển nhớ, núi vui, giọt mưa đau…là những nhân hóa đem lại cho khổ thơ những đợt sóng tâm trạng. Xưa là nhớ, là sầu, là đau. Giọt mưa ấy chất chứa bao tâm trạng. Tác giả đã thổi hồn sống cho những hạt mưa xứ Huế. Nặng lòng với Huế, nặng lòng với những giọt mưa đau. Khi Huế còn trong máu lửa thì tâm hồn người con xứ quê sao có thể yên tĩnh được ? Vẫn là hạt mưa đó thôi, ngàn đời trước vẫn vậy và ngàn sau vẫn thế. Cái hay của thơ Tố Hữu là nằm trong sự cảm nhận đó. Giọt mưa nay đã khác xưa nhiều lắm ! Cái khác ấy là do tâm trạng mát lòng khi đón nhận "trận mưa mau quê nhà". Điều gì đã tạo nên sự biến đổi diệu kì ấy ? Trạng thái cảm xúc của nhà thơ đã
tạo nên sắc điệu độc đáo. Chất giọng ngọt ngào, dịu êm của Huế đã thấm sâu trong tâm hồn và phong cách của Tố Hữu. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thi ca. Cũng là điều dễ hiểu khi ông viết nhiều về Huế, gọi Huế nhiều lần suốt chiều dài thời gian cũng như chiều dài những trang thơ. Huế là quê mẹ, Huế là miền đất đẹp và thơ, Huế lại chìm trong đau thương khói lửa…Yêu thương, mong đợi và khao khát đến cháy lòng là vì lẽ đó.
Chức năng thẩm mỹ của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu còn được thể hiện rất nhiều trong tiếng thơ hướng về cội nguồn với những ẩn dụ tu từ đặc sắc. Là nhà thơ của những tình cảm lớn, Tố Hữu bắc nhịp cầu tri ân với người xưa qua tiếng thơ đồng vọng. Nhà thơ xót xa, tê tái khi nghĩ về đại thi dân tộc Nguyễn Du trong niềm cô đơn tìm kiếm tri âm. Nhớ về Nguyễn Du, Tố Hữu nhớ về người con gái tài hoa bạc mệnh trong kiệt tác Truyện Kiều:
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Ẩn dụ giữa dòng trong đục và cánh bèo lênh đênh nhằm chỉ cuộc sống và thân phận trôi nổi của nàng Kiều trong xã hội phong kiến xưa. Thân phận người con gái thật bấp bênh, như cánh bèo lênh đênh trôi dạt. Nói về Kiều cũng là cách để Tố Hữu nói về Nguyễn Du. Cuộc đời Nguyễn Du cũng thăng trầm và đau khổ không kém. Người nghệ sĩ của thời đại xưa tự thấy mình cũng là tài tử, cùng hội cùng thuyền với "khách phong lưu". Tiếng thơ của Tố Hữu gợi thương cảm trong lòng người về thân phận con người và nhất là người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nhà thơ cũng không quên ghi lại cảm xúc của mình trước những điều thiêng liêng:
Nghe gió hú Trường Sơn nghìn dặm Tưởng quân đi rầm rập chiến trường
(Nghĩa trang Trường Sơn)
Gió hú Trường Sơn hay tiếng vọng của bao linh hồn liệt sĩ nằm lại với cây rừng, mây núi Trường Sơn. Các anh đã hóa thân trong dáng hình xứ sở để cho đất nước nở hoa chiến thằng. Cách nói kín đáo mà đầy tình ý của Tố Hữu đã đem tới cho người đọc bao xúc động suy ngẫm về cuộc đời. Sự liên tưởng thật gần gũi và tự nhiên: Nghe gió hú - Tưởng quân đi rầm rập… Cái này gọi cái kia về trong tiềm thức sâu xa là nhờ trường liên tưởng sâu kín của nhà thơ chiến sĩ. Đã từng tâm nguyện mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu và vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng nên Tố Hữu hiểu hơn ai hết về ý nghĩa của sự hi sinh. Ồng nhắc gọi tâm linh của tất cả chúng ta khi nhớ về Trường Sơn, nhớ về một thời máu lửa chiến trận oai hùng của dân tộc. Tiếng nói ân tình thủy chung và đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc thức dậy trong mỗi người từ hình ảnh thơ bình dị ấy.
Một trong những chức năng của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người hướng đến những giá trị của cái CHÂN, THIÊN, MĨ. Là một trong những biện pháp tu từ chủ đạo, có thể nói ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu cũng đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang ấy của nghệ thuật.
3.4. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC
"Ẩn dụ là một trong những con đường chính mà theo đó sự trừu tượng thấm vào đầu óc con người" [Dẫn theo 68, tr. 69]. Cũng trong bài viết này, Phạm thu Yến đã khẳng định: "biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một thể thống nhất mới, những mối quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa đến một lối tư duy mới về sự vật" [68, tr. 72].
Giá trị của ẩn dụ không chỉ ở hình tượng và biểu cảm mà còn ở chỗ phát hiện bề sâu, bề xa của sự vật theo cách nhìn của tác giả. Ẩn dụ tu từ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của người sử dụng về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời ẩn dụ còn góp phần phát triển tư duy cho người tiếp nhận.
Là nhà thơ cách mạng, Tố Hữu thường nói về lý tưởng, về con đường cách mạng, về trái tim yêu nước thông qua các ẩn dụ tu từ…Những ẩn dụ đó nằm trong mạch tư duy và trường liên tưởng phong phú của nhà thơ. Chất lãng mạn đã chắp cánh và thổi hồn cho thơ khi ông nói về ngày mai, mùa xuân, mặt trời, nắng hồng, thiên đường…trong tập thơ đầu tay. Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lý tưởng cộng sản.Từ ấy cũng là mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu. "Từ ấy" - ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy, lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông, đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời.
Tố Hữu viết về cách mạng và kháng chiến với những nhận thức đúng đắn mà không phải bất cứ ai cũng nhìn ra:
Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương
Ồ đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường
(Mùa thu mới)
Trong khổ thơ trên, Tố Hữu sử dụng rất nhiều các ẩn dụ tu từ. Hình ảnh ẩn dụ đêm dài được dùng để biểu thị thời gian nhân dân ta phải sống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trước cách mạng Tháng Tám. Đó là những tháng năm sầu tủi, đớn đau của thân nô lệ, kiếp tôi đòi. Ẩn dụ lạnh cóng được dùng để chỉ nỗi đau khổ, tình trạng ngừng trệ mà nhân dân ta phải chịu trong xã hội cũ. Mặt trời là hình ảnh ẩn dụ được dùng để chỉ cách mạng. Để chỉ những rơi rớt của nghèo nàn, lạc hậu, những khó khăn của chế độ cũ để lại, tác giả dùng ẩn dụ mù sương. Hình ảnh đoạn đường được dùng để chỉ một giai đoạn của cách mạng, của lịch sử. Chỉ những tổn thất đau đớn về người, về của và cuộc sống của nhân dân do chiến tranh gây ra, nhà thơ đã
dùng từ lửa bỏng. Từ thiên đường được dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc, cuộc sống tươi đẹp, không có bóc lột, không có đau khổ, không có chiến tranh...
Qua những hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ Tố Hữu mang đến cho chúng ta những nhận thức sâu sắc, những bài học trải nghiệm về cách mạng xã hội. Không phải là khi cách mạng thành công, ách thống trị của thực dân phong kiến bị lật đổ, chúng ta đã hết đau khổ, cũng không phải hết chiến tranh chúng ta có ngay cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhờ các hình ảnh ẩn dụ mà những vấn đề xã hội to lớn và phức tạp trở nên cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Tác giả không nói một điều gì khó hiểu, ông nói những điều hàng ngày trong cuộc sống. Nhưng vì hoàn cảnh này nọ nên một số người không chú ý, lướt qua, thậm chí có người không thấy rõ. Như vậy, nghệ thuật đã đưa lại cho người ta một nhận thức về tình cảm, hoặc cải tạo nhận thức và tình cảm của người ta. Từ đó góp phần tích cực xây dựng tư tưởng và tình cảm cho mọi người.
Nhận thức được sâu sắc vai trò và sức mạnh của Đảng, Tố Hữu viết:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Đảng tập hợp sức mạnh của quần chúng lao khổ tạo thành khối thống nhất. Cách nói trăm tay nghìn mắt để biểu lộ sức mạnh muôn người. Ẩn dụ xương sắt da đồng nhằm khẳng định tinh thần dũng cảm, bất khuất của nhân dân ta trong chiến đấu chống ngoại xâm. Cụm từ muôn vạn công nông và muôn vạn tấm lòng niềm tin cũng nằm trong mạch cảm xúc về khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng là linh hồn. Nhận thức về vai trò to lớn của Đảng, nhà thơ nói về điều ấy một cách cô đọng và dễ hiểu. Vấn đề chính trị vốn khó hiểu
đã được Tố Hữu nói một cách dung dị bằng thơ, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày nên nó đến với lòng người một cách tự nhiên, sáng tỏ.
Khẳng định phương châm sống của con người trong thời đại mới, Tố Hữu có cách nói giả định thật hay:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
(Một khúc ca)
Triết lí về vay - trả, cho- nhận đã có sự chuyển nghĩa. Ở đây, Tố Hữu không nói tới những vay - trả vật chất đơn thuần mà ông muốn nói tới nhận thức của con người về trách nhiệm đối với cuộc sống. Mượn quy luật tự nhiên "con chim phải hót, chiếc lá phải xanh" để nói về cuộc đời, nói về con người. Cách nói ẩn dụ tu từ thật ý nhị mà sâu xa. Triết lí sống cao đẹp của người chiến sĩ - thi sĩ vẫn tỏa sáng trong cả những dòng thơ cuối cùng:
Sống là cho và chết cũng là cho
(Báo Văn Nghệ số 50 ngày 14-12-2002)
Nhà thơ đã từng đề cập tới vấn đề vay - trả ở đời. Giờ đây, ông lại khẳng định điều đó như một lẽ tất yếu. Dù sống hay chết thì nhà thơ vẫn dâng hiến tất cả cho cuộc đời. Cách nói ẩn dụ là lời khẳng định chắc chắn rằng, cái còn lại ở đời ấy là thơ gửi bạn đường, tro bón đất. Như vậy, Thác là thể phách, còn là tinh anh, Tố Hữu vẫn hiện diện trên những trang thơ và cùng trò chuyện với cuộc đời bao buồn vui.
Sau hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đất nước thống nhất đi vào thời kỳ xây dựng. Bắt đầu một cuộc đấu tranh không kém phần gian nan, vất vả, cực nhọc. Trước kia là cuộc đấu tranh quyết liệt để từ nô lệ đến tự do,
từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến sướng vui. Giờ đây là đấu tranh cam go để từ đói nghèo đến ấm no, từ tụt hậu đến tiên tiến. Nhà thơ cộng sản Tố Hữu tiếp tục dấn bước trong cuộc đổi thay có tính chất cách mạng mới, góp phần xóa bỏ một cơ chế đã không còn thích hợp với tiến triển trong thời cuộc, vận hội mới. Ông làm nhiệm vụ của nhóm người gieo hạt cho "một mùa hoa trái" hứa hẹn mai sau đang trở thành hiện thực tốt đẹp ngày hôm nay. Khi nói về những suy tư sâu lắng trước thời cuộc, ông lại trở về với cách nói dân gian quen thuộc: sớm nắng chiều mưa, khúc khuỷu đường đời, rừng gai góc, rác rưởi, cỏ dại, duyên kiếp, dở - khôn, khôn - dại…trong Một tiếng đờn và Ta với ta. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại: Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. Bút pháp không tung hoành hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Hình ảnh ẩn dụ trong thơ ông giai đoạn này cũng không hướng đến những hình ảnh hoành tráng, kỹ vĩ mà trở về với những hình ảnh đời thường để nói được chân thật nhất những trăn trở đau đáu khôn nguôi.
Ở đời, có những điều, những việc đâu dễ nhìn thấy, đâu dễ nhận ra mà người ta phải quan sát, suy ngẫm, thậm chí phải trải nghiệm, phải sống tận cùng trong mọi cảm giác thì mới có thể tìm ra được giá trị của nó:
Phải mấy hoa hồng, một giọt hương Phải bao núi đá, hạt kim cương
(Tri âm)
Giọt hương, hạt kim cương là những vật kết tinh hương sắc và những gì tinh túy nhất trong trời đất. Đó là sự chắt lọc của sự sống trong thế giới tự nhiên. Tố Hữu đã mượn chuyện thiên nhiên để nói chuyện cuộc đời, nói chuyện con người. Liên tưởng gần gũi giữa hoa hồng với giọt hương, núi đá với kim cương gần gũi mà bất ngờ nhằm bộc lộ những suy ngẫm sâu xa của
nhà thơ về việc "tri âm" trong đời. Nhà thơ phát hiện ra cái điều tưởng như quen thuộc nhưng lại rất mới trong suy nghĩ bao người. Nhìn mà không thấy, đọc mà chưa ra là ở cái tưởng chừng rất giản đơn ấy. Không chỉ nhọc nhằn, kì công mà cần cả sự trân trọng, nâng niu sự sống này thì con người mới phát hiện ra vẻ đẹp quý hiếm như thế. Phải có đôi mắt tinh tường, có đôi tai kì diệu và trái tim nhạy cảm thì con người mới được tận hưởng báu vật trong đời. Lời nhắn nhủ của thi sĩ thật nhẹ nhàng mà sâu sắc và thấm thía !
Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn
(Một tiếng đờn)
Nhận thức về cuộc đời với bao thăng trầm, mưa nắng... Nói về tất cả điều đó qua hình ảnh ẩn dụ bình minh - hoàng hôn, nụ cười - lệ tuôn, sớm nắng - chiều mưa. Bắt đầu bằng sự cảm nhận về thời gian cuộc đời. Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới bình minh, nắng hồng tinh khôi mà thoắt đã hoàng hôn, bóng xế... Thời gian đâu chỉ của một ngày với bình minh, hoàng hôn vẫn thấy mà là thời gian của một đời người. Buồn vui vì thế cũng được đong đo cẩn trọng. Đang vui cười, sung sướng bỗng lệ tuôn, nước mắt, nỗi buồn, niềm đau cắt cứa. Đọng lại ở đoạn thơ là sự chiêm nghiệm về nhân tình thế thái. Sớm nắng chiều mưa là thành ngữ nói về sự thất thường của thời tiết cũng như dâu bể, thăng trầm của cuộc đời. Ẩn dụ trên được kết hợp với những từ: mới - đã, đang - bỗng và thường nhằm biểu lộ đúng tâm trạng âu lo của con người gắn bó tha thiết với cuộc đời. Đã từng sống hết mình trong đời nên hơn ai hết, Tố Hữu biết quý trọng từng giây phút của cuộc sống này. Tâm trạng của nhà thơ cũng là tiếng lòng của những người khi đã sang thu, khi mà quỹ thời gian cứ vơi dần, cạn dần...