Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Và Nội Địa Đến Bến Tre 2015 – 2019

(các loại hình vui chơi giải trí cao cấp); Các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ở các cơ sở du lịch nhỏ lẻ. Không chỉ có cơ sở dịch vụ ăn uống tại điểm du lịch, Châu Thành còn có hệ thống các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, vườn trái cây, du lịch phát triển ở khu vực ven sông Tiền, xã Tân Phú… Cùng với đó là hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị hội thảo của huyện với tổng quy mô khoảng 700 chỗ ngồi tập trung phát triển ở khu Du lịch Cồn Phụng, Resort Forever Green...

3.1.2. Sức thu hút khách du lịch

Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một vùng phát triển năng động nhất Việt Nam, có đường giao thông hàng hải và hàng không quan trọng nên Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút lượng khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch giai đoạn 2015-2019 đạt 16,3%/năm.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2019 cho thấy trong năm này, tình hình kinh tế - xã hội Bến Tre phát triển khá tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GRDP) đạt mức khá cao tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lượt khách du lịch đến Bến Tre năm 2019 đạt 712 nghìn lượt, tăng 14,96% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế là 115 nghìn lượt khách, tăng 14,07 % so với năm 2018. Tổng thu năm 2019 đạt 87,9 tỷ đồng, tăng 12,09% so với năm trước. Doanh thu ngành lưu trú và ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt 5.888,9 tỷ đồng, tăng 13,55% so với năm 2018. Đối với các ngành dịch vụ bổ sung khác, tổng doanh thu đạt được 3.154.9 tỷ đồng, tăng 13,51% so với 2018.

Bảng 3.1. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bến Tre 2015 – 2019

Đơn vị: ngàn lượt khách



2015

2016

2017

2018

2019

Lượt khách

1,000,000

1,150,000

1,291,444

1,574,128

1,882,025

Khách quốc tế

440,000

503,013

550,000

681,271

796,186

% so với năm trước

11,76%

14%

9%

24%

19%

Khách nội địa

560,000

650,062

741,444

892,857

1,085,839

% so với năm trước

9,74%

16%

14%

20%

22%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre qua năm 2019

Bức tranh tổng thể về nguồn thu từ hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre có sự tăng lên rõ rệt. Thu nhập của ngành Du lịch Bến Tre thời gian qua không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là hướng đi liên tục. Qua đó có thể nhận định sự phát triển của thu nhập du lịch của Bến Tre tương đối ổn định được thể hiện qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu Thực hiện



2015

2016

2017

2018

2019

Tổng doanh thu

28,698

31,381

35,588

40,617

46,593

Lữ hành

51

59

69

78

88

Lưu trú, ăn uống

3,791

4,134

4,560

5,147

5,909

Bán lẻ hàng hoá

22,707

24,865

28,368

32,364

37,237

Doanh thu khác

2,149

2,323

2,590

3,028

3,359

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2019

Đặc biệt, trong chiến lược phát triển du lịch của mình, tỉnh luôn quan tâm phát triển mạnh ở hai địa bàn nhiều ưu thế: Huyện Châu Thành, là huyện cửa ngõ của Bến Tre, có điểm du lịch Cồn Thới Sơn nổi tiếng; thành phố Bến Tre, với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh.

3.1.3. Các sản phẩm du lịch

Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương, đến nay, Bến Tre đã và đang khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, làng quê; Du lịch cộng đồng (homestay); Du lịch biển kết hợp với tham quan rừng ngập mặn, vườn trái cây; Du lịch tham quan di tích văn hóa – lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật; Du lịch nghỉ dưỡng; Vui chơi – giải trí; Thương mại, công vụ, cụ thể như: Tham quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, đò chèo, xe ngựa, xe đạp trên đường quê, mô tô nước, tát mương bắt cá…; tham quan các di tích văn hóa – lịch sử; tham quan cơ sở sản xuất, cửa hàng đặc sản Bến Tre, các làng nghề truyền thống như lò gạch, dệt chiếu, sản xuất cây giống, hoa kiểng.... Ngoài ra, tỉnh phát triển một số sản phẩm du lịch mới như các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn sao mở các dịch vụ spa, karaoke, massage, cafe sân thượng, cafe sân

vườn phục vụ đối tượng khách du lịch có chi tiêu khá. Gần đây, tỉnh phát triển thêm loại hình du lịch nông nghiệp. Đã có một số khu, điểm du lịch xây dựng và đưa vào khai thác mô hình du lịch nông nghiệp kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào phục vụ khách du lịch, điển hình như điểm du lịch Phú An Khang với mô hình trồng dưa lưới, cà chua, dưa leo, các loại trái cây… kết hợp với các hoạt động vui chơi, giải trí (tổ chức các trò chơi dân gian, truyền thống, nấu ăn...).

Để thu hút khách du lịch đến với địa phương, thành phố Bến Tre đã có nhiều sản phẩm du lịch được khai thác như: 1) Du lịch tâm linh đang được đầu tư và khai thác theo hướng liên kết với các công ty lữ hành đưa vào các tuyến. Các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như Đình An Hội - Phường An Hội, Đình Phú Nhuận - xã Phú Nhuận, Tòa thánh Cao đài Ban, đình Phú Tự gắn với Cây Di sản Bạch Mai - xã Phú Hưng đang dần được khai thác phục vụ khách du lịch; 2) Khu du lịch sinh thái Lan Vương, Phú An Khang, Hạ Thảo… được đầu tư quy mô và đa dạng, không gian thoáng mát, các trò chơi dân gian được khai thác phục vụ du khách vào cuối tuần và các dịp lễ tết, các chương trình Hội nghị, tiệc cưới.

Riêng đối với huyện Châu Thành, hệ thống sông rạch đan xen, hệ động thực vật phong phú, một môi trường sinh thái trong lành, cùng với những di tích lịch sử, văn hoá cách mạng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho Châu Thành một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hình thành các điểm du lịch sinh thái đặc trưng của Bến Tre.

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch Bến Tre còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, tự sao chép lẫn nhau, mà chưa có định hướng phát triển các lợi thế riêng, tạo ra các sắc thái riêng, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình. Các sản phẩm du lịch gắn kết với loại hình du lịch sinh thái như đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, ăn cơm, nghe ca nhạc tài tử... được tất cả các tỉnh trong vùng tổ chức khai thác gần giống như nhau trong khi đó đặc trưng riêng có của mỗi vùng miền vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác, đưa vào sản phẩm du lịch một cách có kế hoạch, có định hướng chiến lược. Việc cung cấp các sản phẩm du lịch còn mang tính tự phát của các hộ gia đình, kinh doanh theo truyền thống hộ gia đình. Nhân lực phục vụ cung cấp các sản phẩm du lịch hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu là những người trong gia đình. Chính vì vậy, chất lượng của đội

ngũ nhân lực trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách du lịch còn hạn chế về sự hiểu biết văn hoá, địa lý, sinh thái... của vùng đất này, cũng như những thông tin hữu ích, hấp dẫn cho du khách.

3.1.4. Khai thác tài nguyên du lịch văn hoá

Tài nguyên du lịch văn hoá của tỉnh Bến Tre dồi dào, có phần mang tính đặc thù riêng, đủ sức thu hút du khách đến với Bến Tre. Trên thực tế, du lịch Bến Tre chỉ mới khai thác một phần tài nguyên du lịch văn hoá của địa phương phục vụ du khách. Điều này cho thấy du lịch Bến Tre cần phát huy hơn nữa thế mạnh về sản phẩm du lịch nông thôn kết hợp với nhiều giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của địa phương như: hát sắc bùa hay nói thơ Vân Tiên, hò, hát lý ngoài đơn ca tài tử để thu hút khách du lịch.

Bến Tre đang phục vụ khách du lịch với các sản phẩm du lịch văn hoá như: văn hoá sông nước được hiện thực hoá bằng hoạt động đi thuyền trên sông, chèo đò trên sông rạch, len lỏi giữa những vườn cây trái của vùng quê hay đi xe ngựa trên đường làng. Khách được thưởng thức các loại hình văn hoá nghệ thuật đờn ca tài tử với những bài hát ca ngợi quê hương xứ dừa, ca ngợi tình yêu, cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các sản vật địa phương như trà mật ong, kẹo dừa, trái cây, các món ăn đặc trưng của địa phương.

Các lễ hội địa phương được quan tâm khai thác trong các lĩnh vực du lịch như lễ hội Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức hằng năm, mang tính địa phương nhưng chưa thu hút khách du lịch từ các tỉnh lân cận. Lễ hội Dừa mang nét đặc thù của quê hương Bến Tre được tổ chức lần thứ 5 (3 năm tổ chức 1 lần) đã gây được tiếng vang, thu hút được khách du lịch ngoài tỉnh, có tiếng vang toàn quốc. Bên cạnh đó lễ hội Nghing Ông cũng là một lễ hội có quy mô lớn của tỉnh nhưng chưa được đầu tư, chưa kết hợp với các tài nguyên du lịch khác để khai thác về du lịch.

Việc khai thác các làng nghề truyền thống vào phục vụ khách còn hạn chế rất lớn. Bến Tre hiện chỉ có làng nghề làm kẹo dừa, làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề trồng hoa và cây cảnh là đang tổ chức cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, chế tạo và có cơ hội thưởng thức sản phẩm du lịch tại chỗ. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả giữa các đơn vị trong cùng một nghề chưa được thống nhất.

3.1.5. Marketing, quảng bá du lịch Bến Tre

3.1.5.1. Marketing, quảng bá du lịch qua các hội chợ triển lãm

Nhằm đẩy mạnh công tác marketing quảng bá xúc tiến du lịch, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, đã đưa ra nhiều chiến lược marketing quảng bá du lịch và hình ảnh Bến tre bằng nhiều hình thức và kênh khác nhau nhằm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư vào tỉnh Bến Tre. Đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng marketing ẩm thực gắn với hoạt động du lịch ở Bến Tre, kết quả khảo sát trên 100 thông tín viên là khách du lịch về việc quảng bá, marketing ẩm thực Bến Tre cho thấy khách du lịch biết đến ẩm thực Bến Tre qua kênh người dân tự giới thiệu qua mạng internet chiếm 95.8%, qua các hội chợ triển lãm chiếm 60.4% (xem Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Kênh marketing ẩm thực Bến Tre

Marketing Văn hóa ẩm thực Bến Tre Phản hồi Tỷ lệ % /tổng



Tần số

Tỷ lệ %

tích luỹ

Các hội trợ, triển lãm

29

19.6%

60.4%

Các lễ hội ẩm thực

20

13.5%

41.7%

Người dân tự giới thiệu qua mạng internet

46

31.1%

95.8%

Website của cơ quan chức năng

24

16.2%

50.0%

Qua sách, báo, phát quảng cáo

8

5.4%

16.7%

Tặng sản vật ẩm thực cho khách

21

14.2%

43.8%

Tổng cộng

148

100.0%

308.3%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS

Bến Tre cũng đã tham gia hơn 100 các kỳ hội chợ, triển lãm, hội thi, hội thảo trong và ngoài nước quảng bá du lịch tỉnh và giới thiệu các doanh nghiệp trong tỉnh. Cùng với đó là việc giới thiệu, quảng bá và xúc tiến các món ăn người Việt được Bến Tre tổ chức thường xuyên cũng đã và đang góp phần vào thu hút khách du lịch đến với địa phương.

3.1.5.2. Marketing, quảng bá du lịch qua các lễ hội ẩm thực

Các chương trình liên hoan ẩm thực và xúc tiến du lịch đã mang lại hiệu quả quảng bá du lịch rất cao. Thông qua liên hoan ẩm thực Nam Bộ, khách tham quan không chỉ được không chỉ được giới thiệu mà còn được trải nghiệm, thưởng thức tinh hoa ẩm thực Nam Bộ. Liên hoan ẩm thực còn là nơi tập hợp nhiều đầu

bếp nổi tiếng với nhiều món ăn được tận dụng từ các sản phẩm tự nhiên để chế biến thành các món thơm ngon, bổ dưỡng; giúp khách tham quan có dịp khám phá và trải nghiệm, được giao lưu với các nghệ nhân; thưởng thức ẩm thực tiêu biểu trong không gian trình diễn nghệ thuật truyền thống.

Lễ hội Dừa nói chung và Liên hoan ẩm thực nói riêng đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước với những đặc sản nổi tiếng của địa phương. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất để phát triển du lịch ẩm thực hiện nay chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khi Việt Nam nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đường phố và phần lớn du khách khi đến Việt Nam đều muốn khám phá nét văn hóa này. Sản phẩm có hấp dẫn đến mấy mà gây ra sự cố về vệ sinh thực phẩm thì mọi nỗ lực cũng vô nghĩa. Do đó, bảo đảm vệ sinh, an toàn trong lựa chọn, chế biến, cung cấp thực phẩm là yếu tố hàng đầu để phát triển du lịch ẩm thực.

3.1.5.3. Marketing, quảng bá du lịch qua mạng Internet

Bến Tre đã xây dựng được trang website của Tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phòng Thương mại, Trung tâm Xúc tiến du lịch… và luôn đăng, cập nhật thông tin nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều bài viết về du lịch, ẩm thực Bến Tre được đăng trên các trang website, các bài viết bằng tiếng Anh cũng được đưa lên blog tiếng Anh của Trung tâm Xúc tiến thương mại. Nhiều video và album ảnh về hoạt động du lịch của Bến tre cũng được đưa lên internet để giới thiệu được hình ảnh quê hương xứ Dừa. Các món ăn tiêu biểu của Bến Tre cũng được sử dụng để đưa lên các trang thông tin điện tử. Tại đây, nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn của các món ăn tiêu biểu của Bến Tre, đồng thời hệ thống các nhà hàng có thể phục vụ khách du lịch cũng được đăng tải để phục vụ nhu cầu thông tin về ăn uống cho khách du lịch. Cho đến nay, đây là kênh quan trọng nhất, chi phí ít nhất để tiến hành quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực. Kết quả khảo sát khách du lịch về ẩm thực Bến Tre cho thấy tỷ lệ khách du lịch biết đến ẩm thực Bến Tre qua việc người dân tự đưa lên mạng Intrernet là 16%, qua chuyên đề trên website giới thiệu cũng là 16%, được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Marketing văn hóa ẩm thực Bến tre

95.80%

60.40%

41.70%

50.00%

43.80%

16.70%

Các hội trợ,

triển lãm

Các lễ hội ẩm Người dân tự

thực

đưa lên mạng

Internet

Web của Cơ Qua sách, báo, Tặng sản vật ẩm

quan chức phát quảng cáo thực cho khách

năng

Biểu đồ 3.1. Các kênh Marketing ẩm thực ở Bến Tre

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2020 của NCS

Ngoài ra, tỉnh Bến Tre đã gửi và đăng tải hàng trăm bài viết về những hoạt động du lịch lên các phương tiện thông tin đại chúng như Tổng cục Du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo Du lịch, trang thông tin điện tử của Trung tâm xúc tiến du lịch các tinh, thành liên kết.

3.1.5.4. Marketing, quảng bá du lịch qua các hoạt động khác

Ngoài việc tổ chức các hội chợ, viết các bài quảng bá du lịch và ẩm thực, Trung tâm Xúc tiến du lịch của tỉnh đã in ấn và phát hành mỗi năm trên 30.000 ấn phẩm các loại. Một ấn phẩm chung của Cụm liên kết phía Đông ĐBSCL và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cũng đã được xuất bản. Bên cạn đó, tỉnh đã gửi và đăng tải hàng trăm bài viết về những hoạt động du lịch lên các phương tiện truyền thông đại chúng của Tổng cục Du lịch, tạp chí Du lịch, báo Du lịch, trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến du lịch các tỉnh, thành liên kết. Hằng năm, bình quân Trung tâm Xúc tiến du lịch hướng dẫn trên 15 đoàn làm phim và đoàn tham quan các điểm du lịch tỉnh Bến Tre. Tỉnh đã thực hiện và phát sóng 12 tập phim “Khám phá Bến Tre” trên chương trình truyền hình VTV4; Khai trương Trạm thông tin, hướng dẫn du lịch tại trung tâm thành phố Bến Tre để hỗ trợ và phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin và tư vấn cho khách du lịch đến tham quan tại địa phương. Trung tâm Văn hoá và Trung tâm Phát hành phim – Chiếu bóng (nay là Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh) phối hợp để quảng bá du lịch Bến Tre trong hoạt động của đơn vị.

Bến Tre còn marketing quảng bá qua các kênh truyền thống như brochure, portes, đĩa DVD, sách, tạp chí, báo giấy. Các hoạt động thông tin, xúc tiến, quảng bá giới thiệu du lịch của tỉnh Bến Tre đến với du khách gần xa trong và ngoài nước được phát triển theo từng năm. Việc thay đổi hình thức quảng bá giới

thiệu tại các kỳ hội chợ - triển lãm để tạo nét ấn tượng, điểm nhấn thu hút du khách đến với du lịch Bến Tre ngày càng đông. Nhiều chương trình xúc tiến du lịch đã được tổ chức thành công trong chuỗi sự kiện của tỉnh.

Các hoạt động thông tin, xúc tiến, quảng bá giới thiệu du lịch của tỉnh Bến Tre đến với du khách gần xa trong nước và nước ngoài được phát triển theo từng năm. Việc thay đổi hình thức quảng bá giới thiệu tại các kỳ hội chợ - triển lãm để tạo nét ấn tượng, điểm nhấn thu hút du khách đến với du lịch Bến Tre ngày càng đông. Nhiều chương trình xúc tiến du lịch đã được tổ chức thành công trong chuỗi sự kiện của tỉnh.

3.1. Các cơ sở kinh doanh ẩm thực

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre năm 2019 cho thấy lĩnh vực dịch vụ (trong đó có dịch vụ ăn uống) chiếm một vị trí quan trọng hiện nay: nông lâm ngư nghiệp chiếm 32,3%, dịch vụ 48,87%, công nghiệp – xây dựng 18,83%.

Biểu đồ 3 2 Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bến Tre năm 2019 Nguồn Sở Văn 1

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bến Tre năm 2019

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, năm 2019

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, doanh thu năm 2019 về dịch vụ ăn uống là 5,863,63 tỷ chiếm 95,6% và dịch vụ lưu trú là 258 tỷ chiếm 4,4% tổng doanh thu từ du lịch, được thể hiện qua Bảng 3.4 cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Doanh thu du lịch theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế


NỘI DUNG

2015

2016

2017

2018

2019

Dịch vụ lưu trú

5,1%

4,8%

4,8%

4,7%

4,4%

Dịch vụ ăn uống

94,9%

95,2%

95,2%

95,3%

95,6%

Tổng cộng

100%

100%

100%

100%

100%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2019

Xem tất cả 243 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí