Ẩm Thực Bến Tre Trong Không Gian Văn Hoá Ẩm Thực Đồng Bằng Sông Cửu Long

đừng đánh giá thấp nhân phẩm của mình. Trong khi ăn phải biết quan sát, không được ăn quá ít cũng như quá nhiều. Ăn phải từ tốn, ăn trông nồi, ngồi coi hướng.

Tuy nhiên, cũng giống như người Việt ở Nam Bộ, người Việt ở Bến Tre không phải lúc nào cũng tuân thủ tính mực thước trong ăn uống một cách cứng nhắc. Điều này thể hiện phần nào tính cách của người Việt ở Bến Tre. Trừ những dịp hiếu hỉ đông người, người ta mới cần phải ăn sao cho từ tốn, cho lịch sự, còn lại người ta ăn sao cho đã thì thôi, không cần phải dè dặt. Người Việt ở Bến Tre mời khách đến nhà dùng cơm hay ăn tiệc, nếu thức ăn thừa lại là không vui, vì nghĩ rằng thức ăn mình nấu không ngon. Ngược lại nếu khách ăn nhiều thì chủ nhà cho rằng thức ăn mình vừa miệng chứ không phải chê bai khách tham ăn. Ở những bữa ăn thông thường, người Việt ở Bến Tre ăn khá thoải mái, sự ngon bộc lộ ngay khi ăn. Ăn nhiều được xem là thức ăn ngon, ăn ít và chậm có thể là do thức ăn dở. Thậm chí, người ta chỉ cần ăn một món trong bàn ăn được dọn ra với nhiều món nếu món đó ngon, chứ không nhất thiết mỗi món phải ăn một chút cho có lệ. Chủ nhà cũng không đánh giá thấp tư cách của người ăn theo kiểu đó, mà trái lại họ còn thích để sau đó rút kinh nghiệm.

Sự thoải mái, tự nhiên trên đã làm cho một số người hiểu sai về cách ứng xử trong ăn uống của người Việt ở Bến Tre, cho rằng đó là cách ăn uống xô bồ. Nhưng mỗi vùng miền có cách ăn uống khác nhau. Văn hoá ẩm thực của người Việt ở Bến Tre cũng vậy, vừa có đặc tính chung của văn hoá ẩm thực Việt Nam, đồng thời cũng có tính đặc thù riêng. Chính cái đặc thù của mỗi vùng miền đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nên văn hoá ẩm thực Việt Nam.

2.4. Ẩm thực Bến Tre trong không gian văn hoá ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long

2.4.1. Nét tương đồng và đặc trưng của ẩm thực người Việt ở Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long

2.4.1.1. Nét tương đồng của ẩm thực Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Lúa gạo ở đây không chỉ để cung cấp lương thực cho người dân địa phương mà còn góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài, các tỉnh thuộc

đồng bằng sông Cửu Long có nguồn thuỷ hải sản phong phú. Đặc biệt, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao, có 2 mùa mưa, nắng, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai đã mang đến cho Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng.

Mùa nào thức nấy chính là đặc trưng trong văn hoá ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước nổi và mùa gặt chính là hai mùa mang đến nhiều sản vật. Mùa nước nổi ở Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường có cá linh. Tuy nhiên, tuỳ từng địa phương mà người ta nấu canh chua bông điên điển, hay cá linh bông so đũa…

Đa số món ăn của người Bến Tre đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và cách chế biến. Khẩu vị của người Việt Bến Tre khá rõ ràng, vị nào ra vị nấy. Nếu như người miền Bắc yêu thích vị đậm đà, người miền Trung thích vị cay nồng thì người Việt ở Bến Tre giống như người Việt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thích vị ngọt. Đường trở thành gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn. Nhiều món chè ngọt đậm nổi tiếng như chè bắp, chè bưởi, chè bà ba và cả món canh chua có vị ngọt đặc trưng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Ngoài ra, một đặc trưng khác của ẩm thực Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là chế biến và ăn tại chỗ. Do điều kiện sống của buổi đầu đi khai hoang mở đất đã hình thành nên sở thích của người đồng bằng sông Cửu Long khi cho rằng việc chế biến và ăn tại chỗ mới có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị dân dã của nguyên liệu.

2.4.1.2. Đặc trưng ẩm thực Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long

Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 12

Ẩm thực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều thích vị ngọt béo của nước cốt dừa, nhưng Bến Tre là tỉnh có ẩm thực dừa không những độc đáo về sự đa dạng, số lượng, chủng loại mà còn có các dấu ấn khác biệt, đặc sắc về nguồn nguyên liệu, cách chế biến, hương vị, màu sắc… Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, bên cạnh những rặng dừa là cả một hệ động, thực vật dưới rặng dừa được phân bố đa dạng trên cạn và dưới nước tiêu biểu như chuột dừa, đuông dừa, ong ruồi chuyên lấy mật từ hoa dừa, cá bống dừa, nấm mối… cùng với ba hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn không phải tỉnh, thành phố nào ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có.

Về cơ bản, khẩu vị ăn của người Việt Bến Tre cũng giống như cư dân đồng bằng sông Cửu Long là khẩu vị vị nào ra vị đó, mặn thì mặn quéo lưỡi, cay thì phải cay xè, ngọt thì ngọt ngay. Tuy nhiên, ẩm thực của người Bến tre vẫn mang đậm khẩu vị đặc sắc riêng, đó là sự hoà quyện giữa âm và dương, thiên nhiên và con người toát lên từ việc pha trộn giữa vị béo và ngọt tự nhiên riêng của dừa. Điểm khác lạ đặc biệt của ẩm thực dừa Bến Tre là vị chua thông thường không có trong cơ cấu món ăn dừa nơi đây mà nó được bổ sung từ các loại quả chua hiện có ở địa phương hoặc các món khác không có chứa dừa.

Như vậy, ngoài những nét tương đồng với văn hoá ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa ẩm thực Bến Tre còn có sự khác biệt do phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống… Trong quá trình phát triển du lịch, các yếu tố văn hóa trong đó có văn hóa ẩm thực được quan tâm khai thác thu hút khách du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

2.4.2. Những biến đổi của ẩm thực truyền thống

Văn hóa ẩm thực có sự biến đổi theo dòng thời gian. Đây là một lẽ tất yếu. Nguyên nhân của sự biến đổi đến từ điều kiện tự nhiên, môi trường sống; điều kiện văn hoá xã hội như con người, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá; yếu tố kinh tế như sự phát triển, giao lưu kinh tế thương mại, hoạt động du lịch… Thói quen trong chế biến, sử dụng đồ ăn thức uống thay đổi cùng với sự thay đổi chung của xã hội.

Sự phát triển kinh tế tạo ra thu nhập cao cho người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu hàng ngày của con người từ ăn, mặc, ở, đi lại đến những nhu cầu về tinh thần, du lịch. Thực tế ở Bến Tre cho thấy, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu ẩm thực đã thay đổi theo, dẫn đến sự đa dạng của nguyên liệu, món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, mang tính thẩm mỹ hơn. Đặc biệt, do có điều kiện quan tâm đến sức khỏe nên yếu tố cân đối về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được người dân quan tâm, các món ăn phong phú, đa dạng hơn. Phát triển kinh tế bao giờ cũng dẫn đến hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại và theo đó sự giao lưu văn hoá ẩm thực cũng có điều kiện để phát triển. Hiện nay, ở Bến Tre, ngoài những món ăn truyền thống được nấu trong gia đình, xuất hiện nhiều nhà hàng, hàng quán phục vụ ẩm thực của các vùng miền, các quốc gia khác.

Sự giao lưu, hội nhập và phát triển về văn hóa, xã hội thể hiện qua di cư, sự hòa trộn cộng đồng, mang theo đặc trưng văn hóa ẩm thực đan xen, giao thoa. Chính vì vậy mà yếu tố thuần nhất về ẩm thực dần mất đi, thay vào đó là sự hòa quyện, kết hợp trong sự đa dạng. Sự độc đáo của món ăn được lan tỏa ra khỏi địa vực của địa phương và trở thành món chung của vùng hay quốc gia. Sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, hội nhập khiến cho những nguyên liệu chế biến được sản xuất công nghiệp đại trà thay thế cho những sản phẩm từ nông nghiệp. Các loại nguyên liệu nhập từ nơi khác đến nhiều, nhiều loại phụ gia tinh xảo, được chế biến công nghiệp (hàng loạt). Mùi vị món ăn thay đổi do sự tác động của chất hóa học tạo thêm hương vị cho thức ăn, kích thích khứu giác. Kinh nghiệm chế biến đồ ăn thức uống mới được tiếp nhận qua sách vở, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó có sự giao thoa giữa các vùng miền. Vì món truyền thống được chế biến theo kinh nghiệm nên một số món đặc sản và món ăn hằng ngày bị mất dần như món canh dừa. Các món ăn tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều địa phương nên cách chế biến theo kinh nghiệm bị loại bỏ nhiều hoặc chỉ sử dụng trong các gia đình; các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ kinh doanh ẩm thực thường sử dụng phương thức chế biến mới, khoa học hơn, giản tiện hơn. Sự thay đổi nguyên liệu, gia vị, phụ gia làm cho món ăn ngon hơn, thơm hơn, hấp dẫn hơn, thẩm mĩ hơn, phục vụ đa dạng cá nhân hơn, hướng đến số đông hơn.

Đồ ăn được chế biến bằng dụng cụ mới, nguồn nhiệt cung cấp mới như bếp gas, bếp điện, bếp từ cũng là tác nhân quan trọng làm biến đổi văn hóa ẩm thực. Dụng cụ chế biến đồ ăn thức uống trước đây là những công cụ thủ công do người dân tự làm hoặc trao đổi, sau này được chế tạo, trao đổi mang tính hiện đại hơn. Các dụng cụ bảo quản; dụng cụ sơ chế; dụng cụ phối chế biến (hòa trộn, nhào nặn); dụng cụ đựng thức ăn; dụng cụ ăn uống; dụng cụ tạo dáng món ăn… hết sức phong phú để tạo ra các sản phẩm ẩm thực theo ý muốn. Nhiều món ăn mới xuất hiện hoặc món ăn truyền thống được chế biến theo phong cách mới. Xuất hiện món ăn mới như lẩu, gà nấu đậu, món lagu, café dừa, sinh tố dừa, kem dừa… Món truyền thống chế biến theo phong cách mới như kẹo dừa, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác nhau như kẹo dừa cacao, sầu riêng, mít hay nhân đậu phộng; hay gà nướng đất sét, trước đây gà để nguyên lông và được đắp đất sét lên rồi nướng, khi gà chín tách phần đất, phần lông gà ra

để ăn thì hiện nay gà được làm sạch lông, móc hết ruột bên trong ra rồi tẩm ướp cẩn thận, đặc biệt là nhét lá chanh vào bụng gà để tạo mùi thơm cho món này.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng dẫn đến việc tỉ lệ thành phần các món ăn thay đổi do loài cây/con được nuôi trồng. Chẳng hạn trước đây vào ngày Tết hay giỗ chạp các món ăn về thịt như thịt kho trứng, khổ qua nhồi thịt… các loại cá hạn chế sử dụng vì được xem là tầm thường, món sử dụng thường ngày. Nhưng hiện nay trong các buổi tiệc lớn của người Việt ở Bến Tre có nhiều món cá đã xuất hiện như món cá bống hoặc cá chẽm hấp Hongkong, chả cá thát lát cơm cháy, canh khổ qua nhồi cá thác lác… Có sự thay đổi trong quan niệm về đồ ăn thức uống, về ứng xử trong văn hóa ẩm thực như: quan niệm về tầm quan trọng của món ăn, vấn đề giao tiếp trong ẩm thực…

Du lịch thúc đẩy giao lưu của con người, đưa con người đến khám phá các vùng văn hoá khác nhau. Thông qua đó, các hoạt động ẩm thực của con người có xu hướng thay đổi hoặc biến đổi. Đối với du lịch Bến Tre, bên cạnh việc được giới thiệu cho du khách thưởng thức, văn hoá ẩm thực truyền thống địa phương có dịp cọ sát, phát triển. Để đảm bảo thoả mãn nhu cầu về ẩm thực của khách du lịch, những người làm du lịch buộc phải tìm hiểu, học tập văn hoá ẩm thực của khách du lịch để phục vụ nhu cầu của khách du lịch một cách phù hợp nhất. Đối với những người đi du lịch vì nhu cầu tìm hiểu, ưa mạo hiểu, thông qua những chuyến du lịch, bản thân họ được thưởng thức các sản phẩm du lịch, khám phá và học hỏi nền văn hoá ẩm thực địa phương, giúp họ mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng về ẩm thực. Đây cũng là cơ sở của sự tác động qua lại đối với văn hoá ẩm thực truyền thống của Bến Tre, khiến cho văn hóa ẩm thực Bến Tre ngày nay vừa có sự kế thừa truyền thống lại vừa mang nét đặc trưng của xu thế thời đại.

Tiểu kết chương 2

Với địa hình đồng bằng thấp, bờ biển dài và hệ thống kênh rạch chằng chịt, Bến Tre là địa bàn hội tụ cả 3 loại hình sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn nên nguồn nguyên liệu ẩm thực của địa phương rất phong phú và đa dạng. Do có mật độ hệ thống sông ngòi và diện tích trồng dừa lớn nhất Việt Nam, sự dồi dào về nguồn lợi thủy sản và sẵn có nguyên liệu dừa là đặc điểm nổi bật trong nguyên liệu ẩm thực của Bến Tre, bên cạnh lúa gạo, cây ăn trái và các cây rau, màu.

Mặc dù mới đến khai phá và định cư tại vùng đất này cách đây ba thế kỷ nhưng người Việt đã khẳng định vị trí chủ đạo của mình ở Bến Tre cả về dân số, dân cư, hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa, xã hội. Người Khơ-me, người Hoa và các tộc người khác có dân số rất ít, sống cộng cư cùng với người Việt, chịu nhiều ảnh hưởng sinh hoạt văn hoá của người Việt, trong đó có ẩm thực, hơn là có khả năng ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của người Việt.

Là cư dân nông nghiệp sinh sống ở vùng sông nước nên thức ăn phổ biến hàng ngày của người Việt ở Bến Tre là cơm với các món mặn, canh và rau. Món mặn tiêu biểu của người dân vùng này là thủy hải sản rang, kho, làm mắm. Vào các dịp lễ tết, giỗ chạp, người Việt ở Bến Tre làm rất nhiều các loại bánh kẹo trên cơ sở nguyên liệu là lúa gạo, dừa và cây trái sẵn có. Trong ăn uống, người Việt ở đây cũng chú trọng đến sự hài hòa về dinh dưỡng, tác dụng chữa bệnh của đồ ăn thức uống, công dụng của các món chay. Đồ uống của người dân cũng phổ biến là nước trà, nước dừa, rượu, cà phê, tuy nhiên do là xứ dừa nên có nhiều sự biến tấu của các loại nước uống kết hợp với dừa.

Đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người Việt Bến Tre là sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, các món ăn đơn giản, tự nhiên trong cả thành phần nguyên liệu và cách chế biến. Khẩu vị của người Việt Bến Tre khá rõ ràng, đậm đà cả vị ngọt, mặn và cay. Ngoài ra, một đặc trưng khác của ẩm thực Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là thường chế biến và ăn tại chỗ, ở những không gian mở, để tận hưởng trọn vẹn hương vị dân dã của nguyên liệu. Tuy nhiên, ẩm thực của người Bến tre vẫn mang đậm khẩu vị đặc sắc riêng, đó là sự pha trộn giữa vị béo và ngọt tự nhiên của ẩm thực dừa Bến Tre với các gia vị tự nhiên chỉ có ở địa phương.

Sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày nay đã có những tác động đáng kể đến ẩm thực truyền thống của người Việt ở Bến Tre. Ngoài những món ăn truyền thống được nấu trong gia đình, đã xuất hiện nhiều nhà hàng, hàng quán phục vụ ẩm thực của các vùng miền, các quốc gia khác. Nhiều món ăn mới đã xuất hiện và nhiều món ăn truyền thống được chế biến theo phong cách mới khiến cho văn hóa ẩm thực Bến Tre ngày nay vừa có sự kế thừa truyền thống lại vừa mang nét đặc trưng của xu thế thời đại.

Chương 3

THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC GẮN VỚI DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE


3.1. Khái quát về du lịch ở tỉnh Bến Tre

3.1.1. Đầu tư phát triển du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một khách sạn, một khu du lịch hay một điểm du lịch. Vì vậy nó là một trong những tiêu chí hàng đầu cho sự lựa chọn của du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Trong những năm gần đây, Bến Tre đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch với tổng vốn đầu tư với hàng ngàn tỉ đồng, điển hình như: điểm du lịch Forever Green Reort; điểm du lịch An Khánh; trạm dừng chân Phú An Khang; điểm du lịch vườn chim Vàm Hồ; điểm du lịch Cổn Nổi Thanh Tân; điểm du lịch Phú Bình; điểm du lịch Mekong Pearl; Bến tàu du lịch Rạch Miễu; điểm du lịch Tường Hy; khu resort Mekong; khu du lịch gắn với khu di tích Đồng Khởi; khu du lịch biển Thới Thuận; điểm du lịch Thừa Đức; điểm du lịch không gian văn hoá Dừa; khách sạn 5 sao; khu vui chơi giải trí cao cấp. Bên cạnh đó là việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành như khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá du lịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phát triển các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao và các khu nghỉ dưỡng sang trọng; Phát triển các loại hình khách sạn từ 1-3 sao và các cơ sở lưu trú khác.

Hệ thống các cơ sở ăn uống ở Bến Tre rất đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Bên cạnh các dịch vụ ăn uống phong phú như các nhà hàng Âu, Á, quán cà phê, bar, các cơ sở lưu trú còn đưa vào khai thác dịch vụ tổ chức tiệc cưới, hội nghị, hội thảo… Năm 2010, cả tỉnh có 60 cơ sở ăn uống, đến năm 2015 có 80 cơ sở, với tổng số 19.700 ghế. Năm 2017, phát triển thêm 10 cơ sở với 2.350 chỗ ngồi, nâng tổng số cơ sở ăn uống toàn tỉnh hiện có 93 cơ sở đủ điều kiện phục vụ khách du lịch với 24.148 chỗ ngồi. Năm 2018, toàn tỉnh hiện có trên 114 cơ sở với trên 32.000 chỗ ngồi (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, 2018). Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn trong

những năm qua cũng đã phát triển nhanh, phong phú và đa dạng, luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như dân địa phương.

Hệ thống bể bơi, sân tennis, trung tâm thể thao, massage, câu lạc bộ đêm, cinema… là các tiện nghi góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Bến Tre còn rất hạn chế, hầu như chỉ dừng lại ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis trong các khách sạn.

Trên địa bàn thành phố Bến Tre có 10 công ty du lịch lữ hành, 13 điểm dừng chân du lịch, 42 cơ sở lưu trú, 09 nhà hàng trong đó có: 01 nhà hàng - khách sạn đạt chuẩn 04 sao (Khách sạn Dừa – Phường 7), 02 nhà hàng - khách sạn đạt chuẩn 3 sao (Khách sạn Việt - Úc – Phường 3, Khách sạn Hàm Luông – Phường 5), 03 nhà hàng - khách sạn đạt tiêu chuẩn 01 sao. Các cơ sở kinh doanh du lịch hầu hết đều có diện tích rộng thoáng mát, các điểm dừng chân hoạt động với hình thức ăn uống nghỉ ngơi, mua sắm, vui chơi giải trí cụ thể: tham quan sông nước, vườn dừa, chèo đò, xe đạp, tát mương bắt cá; tham quan Bảo tàng, Đình, Chùa, nhà cổ; tham quan các cơ sở sản xuất kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ, các cơ sở nghề truyền thống như dệt chiếu, đan lát, lò gạch, chợ đêm. Nhiều nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng Mỹ An đạt chuẩn sao gắn với các dịch vụ giải trí như spa, karaoke, massage, cà phê sân thượng, ăn uống sân vườn... Bên cạnh đó, dịch vụ lưu trú qua đêm tại các homestay đang thu hút khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.

Riêng huyện Châu Thành, với vị trí tự nhiên và các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nên đã được đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, Châu Thành đã có những tập đoàn lớn đầu tư và xây dựng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, những khách sạn và nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách du lịch đến tham quan. Các khách sạn, nhà nghỉ, thậm chí cả hình thức homestay xuất hiện ở Châu Thành ngày càng nhiều. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng các nhà nghỉ tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống các khu vui chơi giải trí tại các khu, điểm du lịch cũng được xây dựng, như: Các loại hình vui chơi, giải trí tập trung ở khu du lịch Cồn Phụng (các loại hình vui chơi giải trí phổ thông); Trung tâm Vui chơi giải trí cao cấp Resort Forever Green

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023