Quà Lưu Niệm Ẩm Thực Và Sử Dụng Thực Phẩm Hữu Cơ

chương trình du lịch ẩm thực đã bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, nhưng việc tổ chức những tour du lịch này mới dừng lại ở mức tự phát của từng doanh nghiệp, chưa có sự liên kết tạo ra những hệ thống chương trình du lịch ẩm thực chuyên biệt. Vẫn có nhiều khó khăn như thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất không đủ để đón khách đoàn. Việc giới thiệu văn hoá ẩm thực địa phương một cách có hệ thống, có chiều sâu và nhất là chưa có chiến lược phát triển lâu dài, thiếu sự quan tâm sâu sát của các ban, ngành liên quan đang là vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch ẩm thực nơi đây.

Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chương trình cũng như góp phần tạo nên hình ảnh của du lịch, làm tăng hiệu quả cho chương trình. Khi chương trình du lịch đưa du khách đến với những vùng đất mới, nhu cầu không thể thiếu của họ là thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất đó. Đây chính là yếu tố tích cực mà ẩm thực Bến Tre mang lại cho hoạt động kinh doanh du lịch như xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến… nhằm kích cầu hoạt động du lịch. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát khi hỏi khách du lịch quan tâm gì khi tới Bến Tre thì câu trả lời đến Bến Tre để thưởng thức văn hoá ẩm thực chiếm 55.4%, đứng sau lý do du ngoạn thiên nhiên chiếm 71.1%. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2019, tỷ lệ khách lưu trú lại Bến Tre chỉ chiếm 1,4 ngày. Đây cũng là một trong những hạn chế để đẩy mạnh các sản phẩm ẩm thực trong chương trình du lịch. Nhiều sản phẩm ẩm thực đặc sắc của địa phương chưa được khai thác hết. Ngoài ra, nhiều địa điểm ăn uống nổi tiếng của Bến Tre chưa đủ quy mô để đón tiếp khách đoàn. Nhiều cửa hàng OCOP chưa đủ điều kiện để đón khách đoàn và giao thông không thuận lợi nên cũng hạn chế việc mua quà đặc hữu của địa phương. Việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực, trong đó có các giá trị văn hóa ẩm thực Việt để phát triển sản phẩm du lịch vẫn đang chỉ dừng lại ở mức độ thấp, chưa hiệu quả. Theo đó, việc khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch, sản phẩm du lịch một cách hiệu quả hơn, đã trở thành một yêu cầu thực tiễn phát triển ngành Du lịch.

3.4. Quà lưu niệm ẩm thực và sử dụng thực phẩm hữu cơ

Các mặt hàng quà lưu niệm thường do các nhà kinh doanh địa phương chuẩn bị. Từ nhiều năm nay, tỉnh Bến Tre triển khai chương trình OCOP (mỗi xã

có một sản phẩm) nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị kinh tế ở từng xã, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện; từ đó, tạo ra được nhiều sản phẩm thương hiệu, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần vào phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Sự đa dạng, phong phú sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương đã tạo nền tảng thuận lợi cho Bến Tre phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Đặc biệt với hệ thống cửa hàng OCOP, du khách sau khi tham quan du lịch có thể dễ dàng mua về làm quà cho gia đình và người thân. Thông qua hoạt động này, những sản phẩm ẩm thực địa phương đã đến với nhiều vùng miền, góp phần quảng bá cho du lịch Bến Tre. Theo báo cáo tổng kết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch doanh thu hàng lưu niệm qua các năm cụ thể như sau: năm 2015: 154 tỉ, năm 2016: 221 tỉ, năm 2017: 224 tỉ, năm 2018: 306 tỉ đồng. Doanh thu hàng lưu niệm qua các năm ngày một tăng, điều này sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá hàng lưu niệm Bến Tre ngày một đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách và được du khách chấp nhận.

Các cửa hàng OCOP trưng bày và bán tất cả các sản phẩm đặc hữu của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho du khách đến đâu cũng có thể mua quà của Bến Tre về, tuy nhiên chưa kích thích được khách đến các địa phương khác. Ví dụ như muốn ăn bánh canh hến phải đến Cái Mơn vì vùng này mới có hến to và ngọt. Muốn ăn mực, cua thì xuống vùng Thạnh Phú, đây là vùng biển nên hải sản tươi ngon. Hay muốn ăn bưởi da xanh nhất định phải đến Châu Thành vì đây là vùng đất của vua bưởi. Bên cạnh đó, do chưa có kỹ thuật cao trong việc nuôi trồng nên các nguồn nguyên liệu chỉ có theo mùa, đây cũng là một hạn chế trong việc thu hút khách đi vào những thời điểm trái mùa.

Các hoạt động sử dụng văn hoá ẩm thực để thu hút khách du lịch đến với Bến Tre đã được lồng ghép thường xuyên và liên tục, kết hợp với nhiều hoạt động quảng bá nâng cao hình ảnh và giá trị của văn hoá ẩm thực người Việt ở Bến Tre thông qua nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng về

ẩm thực, giá trị ẩm thực được nâng cao, sự quan tâm đến lĩnh vực này đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Du lịch Bến Tre chưa khai thác tốt các giá trị đặc sắc của văn hoá ẩm thực Việt vào hoạt động du lịch, hấp dẫn du khách như du lịch ở một số tỉnh, quốc quốc gia đã làm. Thực tế cho thấy, hoạt động khai thác các món ăn, thức uống tiêu biểu để thu hút khách du lịch chưa được tiến hành một cách hệ thống, thể hiện ở việc chúng ta chưa có chủ trương cụ thể, chính sách và những chương trình hành động cụ thể như một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã làm để khai thác các giá trị văn hoá ẩm thực phục vụ cho hoạt động xúc tiến du lịch và phổ biến văn hoá truyền thống ra bên ngoài.

Sử dụng thực phẩm hữu cơ đang là một trào lưu thịnh hành vì sức khỏe và môi trường. Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng theo phương thức quan tâm bảo vệ môi trường xung quanh, không sử dụng hoá chất. Sử dụng thực phẩm hữu cơ giúp tăng cường sức khoẻ (do ít sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có chất gây ung thư, ít dị ứng và phản ứng từ các chất phụ gia) và giúp bảo vệ môi trường. Đối với việc kinh doanh ẩm thực, lợi ích bao gồm thực phẩm ngon hơn, do vậy hài lòng khách hàng hơn, khách hàng sẽ trở lại nhiều hơn và có sự lan tỏa thông tin tích cực. Ngày càng có nhiều người tìm kiếm những nguồn thực phẩm bảo đảm cho sức khỏe. Du lịch ẩm thực tập trung vào thực phẩm, các món ăn địa phương được chế biến và có hương vị độc đáo, đặc biệt là được làm từ những nguồn thực phẩm hữu cơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Việc trải nghiệm ở một cơ sở nuôi trồng thực phẩm hữu cơ cũng là một hoạt động thú vị thu hút du khách. Việc xây dựng các mô hình du lịch đặc thù, độc đáo tạo cho du khách có cảm nhận thân thiện với con người và nền nông nghiệp an toàn; khẳng định thương hiệu trái cây, sản vật nông nghiệp Bến Tre; tăng thu nhập cho đối tượng tham gia các mô hình. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên chú ý là cơ cấu "5 cây - 3 con" (Cây dừa, bưởi, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng - cây giống và con bò, con heo, con tôm biển); cũng như phối hợp xây dựng mô hình trên các trục du lịch chính, phát triển các hộ đã và đang kinh doanh du lịch có tiềm năng phát triển và từ các địa chỉ nông dân sản xuất giỏi, tiêu biểu của các huyện, như ông Quận – “vua bưởi” ở xã Giao Long; ông Nghĩa – “vua chôm chôm” ở xã Tân Phú… Ngoài ra, phối hợp và tập huấn cho các hộ nông dân kỹ thuật canh tác bưởi da xanh, dừa… theo hướng thực hành

nông nghiệp (Vietgap, Globalgap, hữu cơ…), tỉa cành, tạo tán theo phương pháp khai tâm, màng phủ bằng thảm xơ dừa, bao trái, kỹ năng ủ phân hữu cơ, hệ thống tưới, thảo dược phòng trừ sâu bệnh, trồng xen, nuôi xen (cá lóc, thác lác, tôm càng xanh, ốc bươu, lươn, ếch…); giúp nông dân thành thạo trong hướng dẫn và phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm…

Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 15

Nông nghiệp hữu cơ phát triển tốt thì du lịch mới có thể vượt qua những khó khăn về sản phẩm mới, độc đáo và phát triển bền vững. Thời gian qua, dù có chuyển biến tích cực nhưng du lịch kết hợp với nông nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định. Một số sản phẩm du lịch kết hợp với ngành nông nghiệp tại Bến Tre hiện mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm hữu cơ đến nay vẫn chưa mạnh do sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình sản xuất chặt chẽ với sự thống nhất về chất lượng giữa sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch, chi phí cao nên cả người dân và doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn tham gia. Khó khăn kế đến là thay đổi nhận thức, thái độ, kỹ năng của những người nông dân, để từ những người sản xuất đơn thuần họ có thể trở thành những người làm dịch vụ du lịch. Nông nghiệp hữu cơ ở Bến Tre còn manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều điểm du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn nghèo nàn về dịch vụ, chất lượng sản phẩm thấp. Sản phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức tối thiểu.

3.5. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực gắn với du lịch Bến Tre

3.5.1. Đánh giá của các bên liên quan

Để đảm bảo tính khách quan của việc đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực gắn với du lịch Bến Tre, NCS đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát (Được mô tả kỹ trong mục phương pháp nghiên cứu ở phần Mở đầu) với các bên liên quan là các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các doanh nghiệp du lịch, người dân địa phương và khách du lịch. Kết quả cụ thể như sau:

3.5.1.1. Đánh giá của các nhà nghiên cứu, chuyên gia

Tỉnh Bến Tre có chủ trương xác định ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch mang tính chiến lược, quan trọng trong phát triển du lịch góp phần giữ chân du khách cư trú lâu hơn khi đến du lịch Bến Tre. Khi hỏi về ẩm thực Bến Tre

nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, cho biết cùng với tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa thì ẩm thực Bến Tre là một trong những sản phẩm du lịch được nhiều doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ du lịch ở địa phương khai thác. Đây là điểm nhấn không thể thiếu trong hành trình về thăm xứ Dừa. Ẩm thực Bến Tre phong phú do có ba hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đặc biệt, hệ sinh thái Dừa đã đưa lại nguồn thực phẩm phong phú tạo nên những món ăn đặc sắc. Tuy nhiên, ẩm thực đưa vào phục vụ chỉ mới được vài món quen thuộc. Bến Tre đẩy mạnh quảng bá của địa phương, thu hút khách du lịch thông qua ẩm thực để mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều hoạt động, cơ sở doanh nghiệp quảng bá và giới thiệu ẩm thực khá tốt và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh ẩm thực làm chưa tốt, nếu không muốn nói đến nhếch nhác, lộn xộn, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Để khai thác tốt ẩm thực Bến Tre, cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với các chuyên gia, doanh nghiệp thống kê được danh mục món ăn, đi kèm theo là tổng thể từ khâu nguyên liệu, chế biến, quảng bá, bố trí không gian ở đâu, cơ sở kinh doanh nào. Gắn kết với nó là biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật đi song hành.

Cũng như Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch tỉnh cho rằng: Về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng đã nỗ lực phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm khai thác triệt để giá trị ẩm thực, từ đó phục vụ cho đời sống - kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Thời gian qua, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre, tuy nhiên để hoạt động du lịch phát triển rất cần vai trò của ẩm thực. Bởi, ẩm thực là một trong những điều tạo nên điểm nhấn và sự khác biệt nhằm thu hút và lôi cuốn khách du lịch đến địa phương nhiều hơn. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để khách quay lại những lần tiếp theo. Nhận thức được điều này, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển văn hóa ẩm thực của tỉnh Bến Tre trong những năm qua và có lộ trình sắp tới nhưng vẫn còn đó rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết kịp thời.

Một là, việc thống kê các danh mục về đồ ăn thức uống có trên địa bàn hiện vẫn chưa thực hiện tốt. Hai là, để nâng tầm các giá trị ẩm thực mang tính liên kết, tạo ra chuỗi giá trị cung ứng cho đời sống - kinh tế - xã hội tại địa phương

vẫn còn nhiều rào cản, thách thức, trong đó có sự liên doanh, liên kết giữa các đơn vị (người dân, cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước…) chưa tốt. Ba là, để đưa các giá trị ẩm thực này vào phục vụ khách du lịch và trở thành quà tặng mang về còn rất nhiều trở ngại, điển hình nhất là trong khâu chế biến, trình bày và phục vụ món ăn của những người tham gia vào hoạt động cung ứng chưa đạt tiêu chuẩn. Từ đó, chưa nâng tầm được giá trị của ẩm thực đối với khách du lịch. Bốn là, việc phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre mặc dù có thành công nhưng còn hạn chế và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thiếu sự đa dạng, phong phú trong sản phẩm quà tặng mang về. Điều này một phần là do giá trị ẩm thực chưa được Bến Tre khai thác hết tiềm năng, thế mạnh dẫn tới chưa tạo ra được những bộ quà tặng mang về có giá trị, cả về hình thức lẫn chất lượng. Đặc biệt là những món quà sang trọng mang biểu tượng của tỉnh Bến Tre. Hiện tỉnh đang huy động các nguồn lực để xây dựng các đề án, chiến lược nhằm phát triển nền văn hóa ẩm thực của tỉnh Bến Tre, để đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là quà tặng mang về.

Bến Tre sẵn có các tài nguyên du lịch để phát triển những sản phẩm du lịch ẩm thực nông nghiệp khác biệt với các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre được mệnh danh là “xứ Dừa Việt Nam” không chỉ là do có diện tích trồng dừa lớn nhất mà còn do có nền văn hóa và nghệ thuật ẩm thực gắn với cây dừa từ lâu đời. Những món ăn được chế biến từ dừa là một nét đặc sắc tạo hình ảnh điểm đến Bến Tre. Trong bài Thiết kế và thử nghiệm sản phẩm du lịch ẩm thực nông trại ở Bến Tre đăng trên Tạp chí Khoa học Thương mại, Đoàn Thị Mỹ Hạnh tổng kết khảo sát ẩm thực từ dừa ở Bến Tre năm 2019 có 53 món ăn được chia thành ba nhóm: món ăn mặn, món ăn ngọt và món uống. Từ danh mục những món ăn cơ bản này, người dân Bến Tre còn biến tấu thêm các món phiên bản. Ở một nghiên cứu khác Văn hóa ẩm thực dừa Bến Tre trong phát triển du lịch của Nguyễn Thị Kim Thoa đăng trên Tạp chí Công Thương, kết quả khảo sát lấy ý kiến du khách đến Bến Tre (từ TP. HCM và các tỉnh lân cận vào quý IV năm 2020) cho thấy có 87% phản hồi rất hài lòng về ẩm thực Bến Tre.

Để đưa ẩm thực trở thành một trong những giá trị cốt lõi trong hoạt động du lịch và có những bộ quà tặng độc đáo mang về, cần phải có các chuyên gia đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho người tham gia thực hiện xây dựng và phát triển ẩm

thực trong hoạt động du lịch. Điều này dễ thấy khi người nông dân tạo ra những giá trị để cung cấp cho khách du lịch sẽ phải biết được sự tinh túy và hồn cốt của ẩm thực. Bên cạnh đó là cách bày trí và tạo ra hình thức bắt mắt cho khách khách du lịch, góp phần nâng tầm giá trị của ẩm thực Bến Tre.

Để tạo ra được nét riêng trong bộ quà tặng, chúng tôi cho rằng cần phải khai thác những lợi thế thế sẵn có của địa phương về điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện khác nhằm xây dựng, tạo ra những món ăn, đồ uống mang tính đặc trưng, như các món ăn ở khu vực Thạnh Phú gắn với biển và rừng ngập mặn, hay khu vực Châu Thành gắn với những vườn cây ăn trái. Rồi khu vực Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc gắn với dòng sông Thơm và một số sông kênh rạch khác… từ đó tạo ra những món ăn đặc trưng riêng có của từng địa phương trong tỉnh, để tạo nên bản sắc của tỉnh Bến Tre trong đối sánh với khu vực ĐBSCL và cả nước.

Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực Bến Tre chỉ mới dừng lại ở việc lồng ghép vào trong các chuỗi sự kiện, tour du lịch. Vai trò của văn hóa ẩm thực phần nào bị giảm nhẹ. Mới đây, ngày 01/04/2021, Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Ẩm thực Thế giới (World Food Travel Association), Làng Công nghệ Du lịch Ẩm thực Techfest, Làng Công nghệ địa phương Techfest đã công bố dự án Bản đồ du lịch ẩm thực Việt Nam trong Chương trình Gastro Travel - Phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam. Đây là Bản đồ du lịch ẩm thực đầu tiên của Việt Nam được phát triển bởi cộng đồng, mạng lưới nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực... nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Trên bản đồ này, du khách có thể lướt xem những món ăn vùng miền địa phương và tương tác với địa điểm ăn uống. Khi chúng tôi tra địa danh Bến Tre trên bản đồ thì không có thông tin gì về ẩm thực trong khi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long khác như Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang... đều đã được cập nhật. Điều đó phần nào cho thấy, hoạt động khai thác ẩm thực, quảng bá du lịch Bến Tre chưa được tiến hành một cách hiệu quả, có hệ thống và mang tính đặc thù của du lịch ẩm thực. Theo ông Phan Than Sơn, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre, điểm mạnh của du lịch Bến Tre là nghỉ dưỡng sinh thái, trải nghiệm đời sống văn hóa ẩm thực địa phương. Tuy nhiên, việc xúc tiến du lịch ẩm thực Bến Tre cần mang tính chiến lược và đồng bộ phối hợp hơn nữa giữa các bên liên quan từ chính quyền,

công ty du lịch và người dân làm du lịch ở mọi khía cạnh từ xây dựng mô hình, đào tạo nguồn lực, đẩy mạnh quảng bá, quy trình chế biến...

3.5.1.2. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch

Khách du lịch Bến Tre ngày một tăng, tuy nhiên khách du lịch lưu trú tại Bến Tre bình quân chỉ là 1,4 ngày. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của khách du lịch. Với bình quân về lưu trú thấp như trên, khách đến Bến Tre chủ yếu đi về trong ngày. Phần lớn các công ty lữ hành khi chào bán các chương trình du lịch, hầu như chỉ nhấn mạnh đến các điểm du lịch, lịch trình du lịch, hầu như không giới thiệu nhiều về ẩm thực của Bến Tre. Việc giới thiệu quảng bá ẩm thực Bến Tre một cách có tổ chức vẫn còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ. Ẩm thực đang được xem như là một nhu cầu cơ bản của chuyến đi, chưa phải là mục đích của chuyến đi. Các công ty du lịch thường bố trí khách ăn uống ngay tại các điểm du lịch. Kết quả khảo sát 100 thông tín viên là doanh nghiệp du lịch cho rằng khách du lịch thường ăn uống tại điểm du lịch (35.5%), tại các quán tự tìm (22,6%), đi ăn theo nhóm tại quán hay nhà hàng (16,1%), tại khách sạn và các điểm theo chương trình du lịch được thể hiện qua Biểu đồ 3.5.

Địa điểm, hình thức khách du lịch thưởng

thức ẩm thực

35.50%

12.90%

9.70%

16.10%

22.60%

Tại khách

sạn

Tại các Ăn tại điểm Từng nhóm Cá nhân tự

3.20%

Khác

điểm theo

tuor

du lịch

tự tìm tìm quán

quán/nhà

hàng

ăn

Biểu đồ 3.4. Cách phục vụ ẩm thực cho khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS

Các doanh nghiệp du lịch, gồm đại diện các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và nhà hàng đã xây dựng và sử dụng các thực đơn với các món ăn truyền thống của địa phương, đặc sản của vùng để phục vụ khách du lịch khi đến tham quan, trải nghiệm Bến Tre. Một hướng dẫn viên du lịch lâu năm cho biết: Trong thời gian gần đây, du lịch Bến Tre thu hút càng nhiều khách du lịch quốc tế, đến từ các quốc gia như Đức, Ý, Australia, Hà Lan, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật…

Xem tất cả 243 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí