Biểu Hiện Yếu Tố Truyền Thống Qua Hình Thức Tác Phẩm


Sự tác động tích cực từ công cuộc Đổi mới, làm bạn với tất cả các nước; Sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin, hệ thống mạng internet; Nguồn tài liệu sách báo về lý thuyết hậu hiện đại, nghệ thuật mới được một số dịch giả chuyển ngữ; Một số dự án đào tạo, trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa các cơ sở đào tạo nghệ thuật của Việt Nam với các giảng viên quốc tế (tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh), là những nhân tố khách quan.

Nhu cầu nội tại, hoàn cảnh văn hóa xã hội đã thúc đẩy tâm lý của chủ thể sáng tạo tìm đến cách thức sáng tạo mới, nhu cầu thưởng thức của công chúng đòi hỏi nghệ thuật phải bám sát đời sống thực tại, biểu đạt tư tưởng thẩm mỹ mới, đáp ứng sự thay đổi của xã hội đương đại, là nhân tố chủ quan.

Có thể nói, tích hợp văn hóa nghệ thuật là nhu cầu tất yếu của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Bối cảnh toàn cầu hóa là tác nhân thúc đẩy, tác động mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống; sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, ranh giới quốc gia, biến ngôi nhà chung thành thế giới phẳng, thông tin cập nhật, không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc. Trong bối cảnh như vậy, để không bị xóa nhòa trước cơn lốc toàn cầu hóa, NTSĐVN đã nhanh chóng vừa tiếp nhận hình thức mới từ bên ngoài, vừa kế thừa và phát huy sáng tạo YTTT để xây dựng tác phẩm. Do đó, ngay từ những thể nghiệm Sắp đặt thời kỳ đầu của các nghệ sĩ Việt Nam, các hiện vật thủ công, YTTT, chất liệu bản địa đã trở thành cầu nối tích cực giữa truyền thống với hiện đại, giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Tuy nhiên, sự tiếp nhận và thể nghiệm NTSĐVN thời kỳ đầu hoàn toàn mang tính tự phát, do cá nhân hoặc một nhóm nghệ sĩ thực hiện. Hệ thống lý thuyết về loại hình nghệ thuật mới này còn chưa được phổ biến rộng rãi. Tác giả Đặng Thị Khuê, một trong những nghệ sĩ tiên phong trong thể nghiệm hình thức Sắp đặt, tâm sự: “tôi đến với Nghệ thuật Sắp đặt từ khi chưa biết đến tên gọi của nó”; đồng thời tác giả bày tỏ: “với cảm quan và lối tiếp cận thẩm mỹ Việt Nam, bạn hãy nhìn vào một góc phòng, một ban thờ nơi thờ


cúng của mỗi căn nhà Việt Nam, nếu tách riêng ra và ở góc nhìn nghệ thuật: Nó là một tác phẩm trưng bày và Sắp đặt”.

Quá trình phát triển của NTSĐVN giai đoạn này đã tạo nên hai thế hệ nghệ sĩ, một số nghệ sĩ đã khẳng định được tên tuổi và phong cách riêng.

Thời kỳ từ năm 2000 trở về trước, thuộc thế hệ nghệ sĩ tiên phong làm Sắp đặt như: Vũ Dân Tân, Đặng Thị Khuê, Trần Trung Tín, Nguyễn minh Thành, Trương Tân, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Lương, Trần Anh Quân, Nguyễn Văn Tiến, Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Văn Cường.

Thời kỳ từ sau năm 2000 đến nay, thuộc thế hệ nghệ sĩ thứ hai với số lượng khá đông đảo, trong đó một số nghệ sĩ được tiếp cận với các khóa học do chuyên gia, họa sĩ người nước ngoài thỉnh giảng tại các trường đào tạo nghệ thuật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giúp cho các nghệ sĩ có cơ hội tiếp thu lý thuyết, mở rộng thông tin về nghệ thuật đương đại trên thế giới. Các nghệ sĩ thuộc thế hệ này như: Lê Trần Hậu Anh, Lưu Chí Hiếu, Nguyễn Minh Phước, Nguyễn Phương Linh, Oanh Phi Phi, Vương Văn Thạo, Nguyễn Trí Mạnh, Trần Trọng Vũ, Đinh Công Đạt, Vũ Đức Toàn, Nguyễn Ngọc Lâm, Khổng Đỗ Tuyền, Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải, Đinh Khắc Thịnh, Phan Lê Chung, Phan Thảo Nguyên, Trương Công Tùng, Bùi Công Khánh, Nguyễn Minh Phương...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Trong quá trình phát triển của NTSĐVN, tiếp cận di sản vật thể và phi vật thể đã trở thành một xu hướng tiêu biểu, tạo nên ấn tượng thị giác độc đáo cho hình thức và giàu ý nghĩa văn hóa, lịch sử tín ngưỡng cho chủ đề của tác phẩm. Tiếp cận di sản để xây dựng tác phẩm Sắp đặt đã trở phổ biến, nhằm khẳng định dấu ấn văn hóa nghệ thuật riêng biệt của mỗi cộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế.

Xin điểm qua sự kiện nghệ thuật mang tính bước ngoặt, giải thưởng mà NTSĐVN đã đoạt được tại các Triển lãm lớn ở trong nước và quốc tế, nhằm cung cấp thông tin một cách hệ thống về NTSĐVN trong tiến trình phát triển.

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 7


Năm 1994, họa sĩ người Đức Veronika có mặt tại Hà Nội và Huế (hỗ trợ của tổ chức trao đổi hàn lâm Đức), với vai trò thỉnh giảng đã cung cấp nhiều thông tin cập nhật về nghệ thuật đương đại thế giới, có ảnh hưởng tích cực tới nhận thức của một số nghệ sĩ làm Sắp đặt thời kỳ đầu.

Năm 2007, Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ, thu hút được số lượng lớn nghệ sĩ trẻ toàn quốc với số lượng lớn tác phẩm Sắp đặt tham dự. Kinh phí được xã hội hóa, các loại hình nghệ thuật đương đại trưng bày bình đẳng với nghệ thuật truyền thống, không xét giải thưởng.

Năm 2011, Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội, Trái đất xanh, (giải nhất) tác giả Lê Trần Hậu Anh.

Năm 2014, Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội, gồm 8 tác phẩm Sắp đặt được chọn trưng bày.

Năm 2017, Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ, tổ chức tại Hà Nội, đã trao giải cho các tác phẩm Sắp đặt: Hình dung, (giải nhì) tác giả Đoàn Thị Ngọc Anh; Đơn hàng; (giải nhì) tác giả Đào Văn Tân; Những bà mẹ quê, (giải khuyến khích) tác giả Phạm Văn Quý.

Năm 2010, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội, đã trao giải cho các tác phẩm Sắp đặt: Ngóng, (huy chương đồng) tác giả Trần Văn Thức.

Năm 2015, Ban tổ chức Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đã thành lập Hội đồng nghệ thuật điêu khắc, Nghệ thuật Sắp đặt; Hội đồng nghệ thuật Hội họa, Đồ họa, nghệ thuật trình diễn, Video art để bình xét giải thưởng cho từng loại hình nghệ thuật truyền thống và đương đại. Tác phẩm Sắp đặt: Chuyện quê, (huy chương đồng) tác giả Kù Kao Khải.

Một số nghệ sĩ năng động, thường xuyên tham dự các hoạt động nghệ thuật quốc tế, có được giải thưởng, thu hút sự quan tâm của dư luận:

Năm 2003, tác phẩm Sắp đặt Đất và nước của tác giả Vương Văn Thạo được tặng giải thưởng của Quỹ Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển; Tác phẩm Sắp đặt Hóa thạch sống phổ cổ của tác giả cũng từng lọt vào tốp 10 nghệ sĩ


xuất sắc của châu Á do Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Singapore bình chọn cho đề cử giải thưởng Asia Pacific Breweries Foundation Signature Art Prize. Đồng thời, Bảo tàng Mỹ thuật Singapore đã mua lại toàn bộ tác phẩm Sắp đặt này để trưng bày. Đặc biệt, tác giả Lê Thừa Tiến, nghệ sĩ có nhiều tác phẩm Sắp đặt từng nhận được giải thưởng quốc tế nổi bật như: năm 1997,1998: Freeman Asian Award, VSC, Vermont, Hoa Kỳ; năm 2011: Heinrich Boell Foundation Garant; năm 1997, 2015: Vermont Studio Center Fellowship...

Nhiều tác phẩm Sắp đặt của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm Biennale quốc tế và triển lãm ở châu Âu, châu Á, , Mỹ để lại ấn tượng sâu sắc, lan tỏa giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Việt đến công chúng quốc tế. Hầu hết các tác phẩm Sắp đặt tại đường hầm nhà Quốc hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyển chọn trưng bày tại Dubai Expo 2021, các tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Thành tựu của NTSĐVN có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 là một trong những minh chứng tiêu biểu, khẳng định vai trò và giá trị của YTTT trong nghệ thuật đương đại. Nói như tác giả bài viết “Truyền thống và hiện đại” đăng trên báo Tia sáng cho rằng: “Phản ứng nhấn mạnh ý thức văn hóa bản địa là một trả lời nghịch lý nhưng thực tế đối với tiến trình toàn cầu hóa, không chỉ riêng Việt Nam” [132].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT đạt được trong giai đoạn này, nó cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Theo tác giả Natalia Kraevskaia, viết trong bài “Tiềm năng của một hình thức nghệ thuật mới Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 2 (14), 2005: “cũng như tất cả các loại hình nghệ thuật khác, thẩm mỹ trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam được đánh giá cao hơn là tầm cỡ khái niệm của nó”. Như vậy, tác giả bài viết này đã chỉ ra điểm hạn chế của Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam là quá sa đà vào hình thức duy mỹ mà chưa chú trọng đến lý thuyết và nội dung của tác phẩm. Trong phần đánh giá một số


hạn chế của các dự án nghệ thuật tại Việt Nam với khuynh hướng tiếp cận di sản, tác giả Trần Hoàng Ngân cho rằng: “xét về giá trị nghệ thuật, nhiều tác phẩm chưa đạt đến độ hoàn thiện như mong đợi, hình thức chưa thực sự xứng đáng với nội dung và giá trị di sản mà nghệ sĩ mong muốn truyền tải” [71, tr.63].

Tác giả Vũ Huy Thông trong bài viết “Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam - Những ảnh hưởng từ thẩm mỹ truyền thống”, đăng trên báo điện tử Mỹ thuật- Kiến trúc, đã chỉ rõ những hạn chế từ ảnh hưởng thẩm mỹ truyền thống: “tính tượng trưng trong thẩm mỹ truyền thống phải được nhìn nhận, tiếp thu và phát triển lên như một hệ thống được mã hóa bằng các tín hiệu khách quan, chứ không phải dưới hình thức vật chất được tạo ra theo quy ước và nghi thức khuôn sáo để chuyển tải những định kiến về văn hóa”. Tác giả bài viết này cho rằng, việc khai thác, kế thừa thẩm mỹ truyền thống của NTSĐVN có những hạn chế xơ cứng và thụ động, quá lệ thuộc vào chất liệu tự nhiên, chưa tạo được những tín hiệu, phát huy tính chất khách quan từ chất liệu và hiện vật để xây dựng tác phẩm. Đồng thời, tác giả nhận định: “chất liệu luôn tiềm ẩn những giá trị tượng trưng mới trong bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ”.

Mọi thay đổi đều cần có thời gian thích nghi. Nghệ thuật Sắp đặt có nguồn gốc phương Tây, được tiếp nhận vào Việt Nam từ góc nhìn tiếp biến văn hóa, là kết quả có được từ nhiều nhân tố tích cực như chính trị, kinh tế, xã hội thời kỳ Đổi mới, sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng intenet, bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế. Loại hình Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam chính thức được thể chế công nhận kể từ triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc (lần thứ nhất, 2007 tại Hà Nội), công chúng từng bước đón nhận, tuy chưa có giải thưởng.

Quá trình tiếp nhận, phát triển, NTSĐVN đã đạt được những thành tựu đáng kể ở cả trong nước và quốc tế. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của YTTT. NTSĐVN thời kỳ đầu mang tính tự phát, chủ yếu diễn ra tại các Trung


tâm của nước ngoài tại Việt Nam, các Gallery của cá nhân. Tuy nhiên, NTSĐVN cũng bộ lộ không ít hạn chế mà các học giả quốc tế và trong nước đã chỉ ra như: quá chú trọng tới vẻ đẹp hình thức, thiếu chiều sâu ý niệm, còn mang tính minh họa, kể lể, thiếu yếu tố sân khấu (thực tế - ước lệ), thiếu tính tương tác đối với công chúng…Mặc dù vậy, đánh giá về NTSĐVN thời kỳ đầu, tác giả Nguyễn Quân nhận định trong bài viết “Những môn mỹ thuật mới” đăng trên Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 2/2005: “đã tạo ra điểm nhấn cho đời sống mỹ thuật khá buồn tẻ ở ta, tạo không khí mới và cách hoạt động mới..tạo ra những giá trị và tâm lý thẩm mỹ mới như những hạt mầm có sức sống”.

Các sự kiện mỹ thuật có quy mô quốc gia như Triển lãm Festival mỹ thuật trẻ và Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020 cho thấy, số lượng tác phẩm Sắp đặt tham dự giảm đáng kể. Một phần nguyên nhân do các tổ chức Quỹ văn hóa nghệ thuật của nước ngoài không còn hỗ trợ tài chính cho nghệ sĩ. Song, nguyên nhân quan trọng là hoạt động thực hành sáng tác và triển lãm nghệ thuật đương đại đã vận hành theo một cách thức mới: mô hình dự án, kính phí được xã hội hóa, tổ chức theo chuyên đề, có cá nhân làm giám tuyển (Dự án nghệ thuật tại đường hầm nhà Quốc hội là ví dụ điển hình). Do đó, nhìn nhận từ góc độ khách quan NTSĐVN đang có chiều hướng chuyên nghiệp hơn, bởi sự đào thải tự nhiên và sự tuyển chọn chú trọng chất lượng nghệ thuật. NTSĐVN đang trở nên hoàn thiện hơn bởi sự thẳng thắn khắc phục những hạn chế đã nêu, từng bước khẳng định vị thế và giá trị nghệ thuật độc đáo của mình trong sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại.

Tiểu kết

Trong chương này, luận án tiến hành hệ thống tài liệu liên nghiên cứu quan đến đề tài, hệ thống và phân loại các tác phẩm Sắp đặt có YTTT giai đoạn 1995 - 2018, giới thuyết vấn đề nghiên cứu và các khái niệm liên quan để xây dựng khái niệm YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt làm nòng cốt cho quá trình nghiên cứu.


Khái quát về NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những nhân tố tích cực góp phần vào quá trình phát triển chung của NTSĐVN.

Áp dụng lý thuyết và hệ thống luận điểm khoa học, tri thức của các học giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau làm cơ sở lý luận hướng tới mục đích nghiên cứu, góp phần chỉ ra YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề, đặc điểm và giá trị nổi bật của nó trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.

Phần nghiên cứu ở chương một là tiền đề, là cơ sở lý luận để thực hiện các nội dung nghiên cứu trọng tâm trong các chương tiếp theo. Qua đó làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu để tìm ra tính mới nhằm giải quyết đầy đủ nội dung đã đề ra ở mục đích, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án.


Chương 2

BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG

NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018

2.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức tác phẩm

Nhìn vào mỹ thuật người ta có thể biết được phần nào tình hình lịch sử văn hóa xã hội từng thời kỳ nhất định. Tương tự, có thể nhận diện vùng văn hóa thông qua hình thức và nội dung tác phẩm Sắp đặt, bởi lẽ bất cứ hình thức nghệ thuật nào cũng chứa đựng một ý nghĩa, một thông điệp, một ký hiệu gắn liền với văn hóa xã hội của chủ thể sáng tạo. Trong phần này, hình thức NTSĐVN được nhận diện qua yếu tố tạo hình, trang trí truyền thống, không gian di sản và chất liệu bản địa.

2.1.1. Yếu tố truyền thống qua tạo hình, trang trí

Văn hóa Việt Nam kết tinh từ văn minh lúa nước, nông nghiệp gắn liền với các nghề thủ công, trong đó nghệ thuật tạo hình truyền thống chủ yếu là đồ họa, điêu khắc, kiến trúc và trang trí, còn in dấu khá đậm nét trong tư duy tạo hình, trang trí thủ công từ đồ gốm Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, chạm khắc đình làng, tranh thờ miền núi, kiến trúc gỗ truyền thống cho tới hệ thống tượng thờ, đồ thờ, vật dụng hằng ngày.

Khai thác lối tạo hình giản lược, trang trí dân gian xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn này. Nếu một số tác phẩm Sắp đặt ở miền Bắc và miền Trung thường chú trọng khai thác hình tượng nghệ thuật với lối tạo hình điêu khắc đình làng, rối nước, đồ mã, trang trí đồ thờ, thì một số tác phẩm Sắp đặt ở khu vực miền Nam lại đi sâu vào khai thác tạo hình tượng nhà mồ, họa tiết trang trí của đồng bào Tây Nguyên.

Tác phẩm Sắp đặt sử dụng yếu tố tạo hình, trang trí dân gian gắn liền với hiện vật thủ công truyền thống nổi bật như: Ngày và đêm, Thông điệp từ cõi xa, Tri âm. Đại ngàn, Di sản của Đặng Thị Khuê; Rằm tháng bảy, Đồng đội, Hối tụ...của Nguyễn Bảo Toàn; Một con đường, Những áng mây xưa của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024