Tình Hình Nghiên Cứu Ở Ngoài Nước


đặt Việt Nam còn thiếu; chú trọng biểu hiện hơn ý niệm. Tuy không hoàn toàn đồng tình với nhận định của tác giả, nhưng rõ ràng những hạn chế mà tham luận đã chỉ ra là cần thiết cho giới sáng tác và nghiên cứu. Qua đó, người làm Nghệ thuật Sắp đặt tự nhìn nhận, điều chỉnh, phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để tiến tới biến cái hạn chế thành cái lợi thế trong tác phẩm Sắp đặt, vừa hiện đại vừa giàu YTTT. Bài tham luận của tác giả Kraevskaia Natalia tuy không trực tiếp đề cập đến YTTT trong NTSĐVN, song nhận định của tác giả mang nội hàm về hình thức thẩm mỹ và tinh thần truyền thống trong NTSĐVN nói chung. Qua đó, tác giả chỉ rõ điểm ưu việt và những hạn chế trong NTSĐVN thời kỳ đầu tiếp nhận và phát triển.

Cùng có chung quan điềm này, tác giả Bùi Như Hương - Trần Hậu Tuấn cho rằng: “đa số các installation của Việt Nam mang một tinh thần khác hẳn, hướng về tình cảm nông thôn, về không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, với một thái độ nghiêm túc, trân trọng, không bỏ qua tính duy mỹ” [34, tr. 89]. Qua những nhận định của các tác giả ở trong và ngoài nước về đặc điểm NTSĐVN, NCS có cơ sở tham khảo kết hợp với khảo sát thực tiễn để từ đó hình thành những câu hỏi nghiên cứu, luận điểm khoa học và nhận định của riêng mình khi nghiên cứu đề tài.

Năm 2008, Trường ĐHMTVN - Viện Mỹ thuật xuất bản cuốn Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật, gồm 17 bài tham luận, 6 ý kiến phát biểu tại hội thảo. Các bài tham luận, các ý kiến phát biểu chủ yếu xoay quanh vấn đề tìm hiểu các loại hình nghệ thuật mới, xu hướng phát triển tất yếu của các loại hình nghệ thuật này trong bối cảnh toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc. Không có bài viết nào đặt trọng tâm vào nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này.

Năm 2011, tác giả Đỗ Kỳ Huy chủ nhiệm chuyên đề Khái quát về tình hình các hoạt động mỹ thuật mang tính chất cộng đồng tại Huế, tư liệu Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Tư liệu này cung cấp một cái nhìn khái quát


về hiện trạng các hoạt động nghệ thuật tại Huế, các mốc sự kiện, tên tác giả, tác phẩm, địa điểm thực hiện tác phẩm cũng như những phân tích, đánh giá nội dung, hình thức nghệ thuật trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010. Đặc biệt là những hoạt động nghệ thuật đương đại tại các kỳ Festiaval tỏ chức ở Huế. Chuyên đề này giúp cho NCS có được thuận lợi trong việc thống kê hoạt động nghệ thuật đương đại tại Huế mà NCS không có cơ hội trực tiếp tham dự. Đồng thời, có được cái nhìn toàn diện, hệ thống một cách chính xác, khách quan về hoạt động nghệ thuật diễn ra trong giai đoạn khoảng 10 năm tại khu vực miền Trung, là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đề tài có thể tham khảo, đối chiếu số liệu, mốc sự kiện, tác giả, tác phẩm khi nghiên cứu đề tài.

Năm 2012, tác giả Vũ Huy Thông công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Sắp đặt Việt Nam trong mối liên hệ với một số yếu tố thẩm mỹ truyền thống, Trường DHMTVN. Tiếp cận từ góc độ thẩm mỹ truyền thống trong nghệ thuật Sắp đặt, công trình nghiên cứu này cung cấp cho người đọc thấy rõ mối liên hệ thẩm mỹ truyền thống trong một số tác phẩm Sắp đặt ở Việt Nam. Đề tài cũng tập hợp khá nhiều những định nghĩa, khái niệm về Nghệ thuật Sắp đặt của các học giả phương Tây, đưa ra những mốc lịch sử xuất hiện các sự kiện liên quan đến Nghệ thuật Sắp đặt thời kỳ đầu hình thành ở phương Tây. Phần nghiên cứu NTSĐVN, tác giả đề tài tiến hành phân tích, so sánh, chứng minh một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu, qua đó đưa ra kết luận về mỹ thuật truyền thống Việt Nam gắn liền với hai yếu tố thẩm mỹ: “tính tượng trưng, ước lệ là đặc trưng thẩm mỹ truyền thống; hài hòa, dung dị là yêu cầu thẩm mỹ của mỹ thuật truyền thống Việt Nam” [97, tr.98]. Tuy nhiên, kết quả của công trình nghiên cứu này mới bước đầu chỉ ra có mối liên hệ giữa yếu tố thẩm mỹ truyền thống với NTSĐVN, chưa đi sâu vào đánh giá đặc trưng và phân loại từng yếu tố cụ thể tác động tới hình thức và nội dung trong NTSĐVN. Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài này mới dừng lại ở việc chứng minh có yếu tố thẩm mỹ truyền thống trong NTSĐVN, biểu hiện


qua hình thức và đề tài truyền thống. Đây là vấn đề mà NCS có thể tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật qua hình hình thức và chủ đề của NTSĐVN có YTTT giai đoạn 1995 - 2018.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Năm 2013, tác giả Lê Văn Sửu chủ biên cuốn Kết nối nghệ thuật với di sản, Trường ĐHMTVN, Nxb. Thế Giới. Công trình này gồm bài viết của 6 tác giả ở trong nước và ngoài nước, tiếp cận từ nhiều góc nhìn về vai trò, giá trị văn hóa nghệ thuật của di sản bản địa trong mối liên hệ với một số loại hình nghệ thuật mới, nhấn mạnh việc bảo tồn, kế thừa di sản, phát huy sáng tạo trong đời sống đương đại. Đáng chú ý là bài viết “ Mất đi và tìm lại: lần theo dấu vết di sản văn hóa tiền hiện đại trong nghệ thuật đương đại Đông Nam Á” của tác giả người Singapore IoIa Lenzi, nhà nghiên cứu Nghệ thuật Đông Nam Á. Bài viết cung cấp một bức tranh toàn cảnh sống động về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á, trong đó các tác phẩm Sắp đặt của nghệ sĩ Việt Nam như Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Bùi Công Khánh được phân tích sâu qua mối liên hệ của di sản bản địa. Nhìn chung, bài viết này mang tính học thuật cao với nhiều nhận định sắc sảo của tác giả về tiến trình phát triển của nghệ thuật đương đại Đông Nam Á với một đặc điểm nổi bật là “nó quan tâm tới văn hóa truyền thống một cách có phê phán”; đồng thời, bà khẳng định “các nghệ sĩ Đông Nam Á đã tìm lại được giá trị trong di sản văn hóa bản địa” [87, tr.93]. Đây là một tư liệu quý, kết nối giữa lý thuyết với thực hành, có nhiều thông tin cập nhật đáng tin cậy về nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, NCS có thể tham khảo, sử dụng làm luận cứ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Năm 2013, tác giả Bùi Như Hương - Phạm Trung xuất bản cuốn Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 - 2010, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. Nghệ thuật Sắp đặt là một phần nhỏ trong nghiên cứu này. Các phần viết và ảnh tác phẩm khá phong phú, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin cần thiết, các mốc lịch sử xuất hiện các loại hình nghệ thuật mới, các mốc sự kiện triển lãm nghệ

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 3


thuật đương đại; Phần lý giải về nguồn gốc, nguyên nhân, lý do hình thành và phát triển Nghệ thuật Sắp đặt ở phương Tây, liên hệ với hoàn cảnh văn hóa, lịch sử Việt Nam, các tác giả đưa ra một số nhận định khá thú vị:

Thực tế cho thấy, Việt Nam XHCN có rất nhiều ảo tưởng, nhiều “huyền thoại”, cũng như các “đại tự sự” dị lạ độc đáo của riêng mình, có những tâm trạng siêu - hoài nghi, chất vấn của riêng mình, thậm chí còn nặng nề và hài hước hơn nhiều nơi khác trên thế giới bởi sự ngây thơ về nhận thức và khoảng cách tụt hậu quá xa so với họ...Các giá trị truyền thống bị đảo lộn, niềm tin và ý thức hệ ngày một nhạt nhòa tan vỡ... [35, tr.14].

Nhìn chung, cuốn sách là tư liệu hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, hệ thống tác giả, tác phẩm theo mốc phát triển lịch sử của các sự kiện, thông tin chung về hoạt động nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đi sâu vào tìm hiểu YTTT trong các loại hình nghệ thuật đương đại. Hạn chế của cuốn sách này là chưa đưa ra được một định nghĩa về nghệ thuật đương đại của riêng mình, đồng thời, việc phân loại Nghệ thuật Sắp đặt thành “Sắp đặt trong nhà” và “Sắp đặt ngoài trời” là chưa thỏa đáng. Đó cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu mà NCS đặt ra trong nghiên cứu đề tài luận án.

Năm 2014, tác giả Bùi Thị Thanh Mai công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Mỹ thuật hậu đổi mới trong mối liên hệ với những vấn đề xã hội Việt Nam đương đại. Trọng tâm của đề tài đi sâu vào nghiên cứu mối liên hệ giữa các loại hình nghệ thuật đương đại, sự tác động của bối cảnh chính trị, kinh tế. Đồng thời, đề tài đã giới thiệu một số chủ đề mà nghệ thuật đương đại quan tâm phản ánh xã hội như: vấn đề giới tính, nạn ô nhiễm môi trường, đô thị hóa... Qua đó, đề tài kết luận: “Mỹ thuật hậu đổi mới ở Việt Nam, đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của các đề tài, chủ đề truyền thống của các giai đoạn trước để phản ánh các vấn đề xã hội Việt nam đương đại...quan tâm đến


những vấn đề thời cuộc, ý thức về vai trò của nghệ thuật và thế mạnh của nghệ thuật đối với xã hội” [62, tr.89]. Như vậy, trong tâm của công trình này là vấn đề nghiên cứu đề tài, chủ đề phản ánh trong mỹ thuật hậu đổi mới, chứ không đi sâu vào nghiên cứu YTTT trong các tác phẩm đương đại.

Năm 2018, tác giả Trần Hoàng Ngân công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Khuynh hướng tiếp cận di sản truyền thống qua một số dự án nghệ thuật tại Việt Nam từ 2010 đến 2016, Trường ĐHMTVN. Nội dung của đề tài đi sâu vào nghiên cứu các dự án nghệ thuật tiếp cận di sản truyền thống của cá nhân và các nhóm nghệ sĩ Việt Nam. Qua đó, đề tài cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích, hệ thống cũng như những ý nghĩa nổi bật của các dự án nghệ thuật Việt Nam từ 2010 đến 2016. Đồng thời, tác giả đưa ra nhận định: “thông qua các tác phẩm nghệ thuật, di sản được tôn vinh và góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng để những giá trị truyền thống của ông cha để lại không bị mai một, quên lãng. Đây là xu hướng có tính toàn cầu” [71, tr.29].

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến luận án, chưa được xuất bản để có cái nhìn tổng quát về NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Trên thế giới đã có nhiều học giả nghiên cứu về nghệ thuật hậu hiện đại, đương đại nói chung và Nghệ thuật Sắp đặt nói riêng. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu, được dịch thuật từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Caroline Turner chủ biên (1994), Truyền thống và thay đổi, Bùi Như Hương dịch; Xu Gan (2002), Nghệ thuật Sắp đặt, nhóm tác giả dịch, Trần Hậu Yên Thế hiệu đính; Xu Gan (2002), Nghệ thuật khái niệm, Hà Thị Tường Thu dịch; Geng Chu Zhuang (2002), Chủ nghĩa nữ quyền, Hoàng Mai Vân dịch; Zhang Zhao Hui - Xu Ling (2002), Nghệ thuật truyền thông mới, Hà Thị Tường Thu dịch; ; Cynthia Freeland (2010), Như Huy dịch, Một đề dẫn về lý thuyết Nghệ thuật;...


Năm 1979, tác giả Jean - Fracois Lyotard xuất bản công trình nghiên cứu Hoàn cảnh hậu hiện đại (postmorden condition), do Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính (2008), Nxb. Tri Thức. Nội dung cuốn sách gồm 235 trang, tập trung nghiên cứu 3 phần cơ bản: Bối cảnh hình thành tâm thức hậu hiện đại; Sự khủng hoảng của các “đại tự sự”; và việc hợp thức hóa bằng nghịch biện. Hoàn cảnh hậu hiện đại như cái kết cho những đại tự sự của việc hợp pháp hệ tư tưởng và loại thải các suy lý về xã hội không có giai cấp, về sự giải phóng các chủ thể, và việc xây dựng một xã hội hợp lý, đúng đắn và nhân văn hơn. Việc hợp thức hóa cho tri thức khoa học đã thay đổi cơ bản, tri thức không còn có thể quay lại cầu viện các “đại tự sự” của hiện đại để thực chứng, dẫn đến nẩy sinh “tâm thức hậu hiện đại” và “hoàn cảnh hậu hiện đại”. Lyotard cho rằng: “Nói một cách thật đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học, nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó” [42, tr.54]. Như vậy, triết học hậu hiện đại thoát thai từ tinh thần của nghệ thuật hiện đại. Về vấn đề này ông khẳng định: “Triết học hậu hiện đại diễn đạt một cách suy lý những gì nghệ thuật hiện đại đã thể nghiệm bằng phương tiện nghệ thuật” [42, tr.17]. Trong phần nghiên cứu “tri thức trong các xã hội tin học hóa”, Lyotard chỉ rõ nguyên tắc cũ cho rằng sự sở đắc tri thức là không thể tách rời với sự “đào luyện” tinh thần của bản thân cá nhân, sẽ được thay thế bằng mối quan hệ giữa người cung cấp và người sử dụng tri thức theo hình thức giá trị hàng hóa. Qua đó, ông khẳng định: “Tri thức đang và sẽ được sản xuất ra để đem bán, nó đang và sẽ được tiêu dùng để có thêm giá trị trong một tiến trình sản xuất mới: trong cả hai trường hợp đều là để trao đổi. Nó thôi không còn là mục đích riêng đối với chính mình; nó mất đi “giá trị sử dụng” của mình” [42, tr. 64]. Tóm lại, tính chất hậu hiện đại thể hiện quan điểm mỹ học hậu hiện đại với những đặc điểm như: Xóa nhòa ranh giới nghệ thuật với đời sống hằng ngày; đề cao văn hóa đại chúng; phủ định tính nguyên


bản và độc quyền sáng tạo của nghệ sĩ, tính chất lai tạp....Thái độ mỹ học của hậu hiện đại là hoài nghi, giễu nhại, gây sốc, tự do,... coi trọng ý tưởng, sự tương tác, quá trình thể hiện tác phẩm hơn kết quả cuối cùng; nghệ sĩ chỉ là người bắt đầu dấy lên một “cuộc chơi”, người tham dự là những người quyết định và kết thúc hành trình sáng tạo ấy. Nếu nghệ thuật hiện đại là cái che đậy nỗi “u sầu” duy lý, thì nghệ thuật hậu hiện đại che đậy sự “cách tân” đoạn tuyệt với tính hiện đại duy lý của thế kỷ ánh sáng. Tuy nhiên, Nghệ thuật Sắp đặt khi tiếp nhận vào Việt Nam đã phát triển theo nhiều hướng đa dạng, với các chủ đề phong phú. Công trình nghiên cứu Hoàn cảnh hậu hiện đại là tư liệu cần thiết để tham khảo khi nghiên cứu Nghệ thuật Sắp đặt.

Năm 1994, tác giả Caroline Turner chủ biên, xuất bản công trình nghiên cứu Truyền thống và thay đổi, Đại học báo chí Queensland, Bùi Như Hương dịch, cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về tiến trình lịch sử phát triển nghệ thuật của khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có giới thiệu tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam. Nội dung cuốn sách cho thấy sự đa dạng trong việc tiếp cận truyền thống để thiết lập nghệ thuật nghệ thuật đương đại mang bản sắc, câu chuyện lịch sử dân tộc của mỗi quốc gia, thái độ của nghệ sĩ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tác giả Apinan Poshyananda trong bài viết “Sự phát triển của nghệ thuật đương đại Thái Lan: tính truyền thống lội ngược”, cho rằng: “Nghệ thuật đương đại Thái Lan đầy nghịch lý và khó hiểu...Khả năng đồng hóa các phong cách nghệ thuật của văn hóa khác với của chính mình xuất hiện ở Thái từ quá khứ, thời Ấn Độ hóa, Khơ Me hóa, và Hán hóa (Sino)... Hướng tới tân - truyền thống Thái, các họa sĩ cố gắng thay khẩu hiệu “shock of the new” bằng khẩu hiệu “shock of the old” [14, tr.21,25]. Trong khi đó, lịch sử nghệ thuật đương đại Ấn Độ lại là một câu chuyện khác. Tác giả Geeta Kapur trong bài viết “Lịch sử nghệ thuật đương đại Ấn Độ - Sự đặt cược vào tính hiện đại”, đã ý thức rất rõ: “Vấn đề bản sắc được coi là điều hiển nhiên cần có để tạo ra đặc thù văn hóa của một dân tộc” [14, tr.1]. Đặc


biệt, các nghệ sĩ Nhật Bản rất chú trọng kế thừa tinh thần dân tộc và ứng dụng công nghệ để biểu đạt nghệ thuật, nổi bật là triển lãm có tiêu đề như một định hướng, một tuyên ngôn nghệ thuật: “Lối đi Nhật, phương tiện Tây”, tổ chức (1989) tại Gallery Nghệ thuật Queensland, Australia.

Năm 1995, tác giả Richard Appignanesi và Chris Gattat xuất bản cuốn Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại, bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng thực hiện, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính (2006), Nxb. Trẻ. Nguồn tài liệu này giúp cho NCS hiểu rõ bản những tính chất đặc trưng, thái độ mỹ học nổi bật, cũng như những lý giải về nguyên nhân, hoàn cảnh ra đời, lý do tồn tại và phát triển loại hình Nghệ thuật Sắp đặt trên thế giới và qua đó có thể liên hệ với hoàn cảnh lịch sử phát triển của NTSĐVN. Khi xem xét tính chất của thuật ngữ hậu hiện đại, các tác giả đã đưa ra một loạt câu hỏi để người đọc có thể chọn lựa khi sử dụng thuật ngữ này như: “Hậu hiện đại là: Kết quả của chủ nghĩa hiện đại? Hậu quả của chủ nghĩa hiện đại? Con đẻ của chủ nghĩa hiện đại? Sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại? Sự phủ định chủ nghĩa hiện đại? Sự khước từ chủ nghĩa hiện đại?” [80, tr.4]. Theo NCS, thuật ngữ này bao hàm sự trộn lẫn, tổng hợp của toàn bộ những sự nghi vấn đã nêu. Tuy nhiên, phải đến thập kỷ 1970 lý thuyết về Chủ nghĩa hậu hiện đại được xây dựng trên cơ sở triết học của chủ nghĩa hậu hiện đại từ các học giả nổi tiếng như: Derrida, Baudrillard, Cixous,...được chấp nhận ở Mỹ, trong đó nổi bật là lý thuyết hậu hiện đại của học giả người Pháp Jean - Fracois Lyotard.

Năm 2001, tác giả Caroline Turner chủ biên cuốn Art and Social Change, gồm 28 bài viết của các nghệ sĩ và các học giả từ các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nghệ sĩ Đặng Thị Khuê là đại diện của Việt Nam có bài tham luận, đồng thời, tác phẩm Sắp đặt Một tâm hồn của bà cũng được in và giới thiệu trong bài viết “Nghệ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa” của tác giả Jen Weeb. Trong bài viết này, Jen Weeb đã trích dẫn lời phát biểu của Đặng Thị Khuê về quan điểm sáng tạo và kế thừa truyền thống: “Sự lựa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024