2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Phân tích, tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận, bao gồm phân tích, tổng hợp các khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án.
2.2.2. Nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
2.2.3. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và làm rõ đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 1
- Tình Hình Nghiên Cứu Ở Ngoài Nước
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 4
- Lý Thuyết Nghiên Cứu Và Luận Điểm Khoa Học
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm Sắp đặt việt Nam có YTTT nổi bật, biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác. Tổng số tác phẩm Sắp đặt được lựa chọn sử dụng trong luận án gồm: 69 tác phẩm của 30 tác giả. Trong đó: khu vực miền Bắc là 48 tác phẩm của 19 tác giả; khu vực miền Trung là 10 tác phẩm của 5 tác giả; khu vực miền Nam là 11 tác phẩm của 6 tác giả.
Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ 1995 - 2018. Sở dĩ NCS giới hạn giai đoạn này để nghiên cứu vì quá trình tiếp nhận, phát triển và tiếp biến, NTSĐVN đã đạt được những thành tựu nổi bật và bộc lộ một số hạn chế nhất định. Chọn năm 1995 là điểm xuất phát của nghiên cứu vì thời điểm này đã ghi nhận “triển lãm Sắp đặt Đất qua lửa (1994, 29 Hàng Bài, Hà Nội). Đây là một tác phẩm Sắp đặt gây tiếng vang, sử dụng đa phương tiện, tượng gốm, gỗ, giấy bồi, âm thanh... mở đầu xu hướng riêng của Bảo Toàn, giàu yếu tố
nghi lễ dân gian, tâm linh và văn hóa truyền thống” [35, tr.16], thu hút sự chú ý của giới chuyên môn. Chọn năm 2018 là điểm kết thúc nghiên cứu vì nó gắn liền với sự kiện nghệ thuật đương đại có chủ đề “Di sản” nổi bật, hướng đến truyền thống: “Dự án nghệ thuật đương đại tại đường hầm nhà Quốc hội”. Đây là dự án có quy mô lớn với 1.500 m2 tác phẩm Sắp đặt, trưng bày suốt 500 m đường hầm vào nhà Quốc hội, lần đầu tiên được Văn phòng Chính phủ chấp thuận và nguồn kinh phí hoàn toàn từ việc xã hội hóa nghệ thuật, hội tụ nghệ sĩ của ba miền tham gia.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu, chỉ ra biểu hiện, đặc điểm, giá trị nghệ thuật của YTTT trong NTSĐVN và xu hướng tiếp cận truyền thống trong giai đoan tới, NCS đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Làm thế nào để nhận biết YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 thông qua hình thức và chủ đề tác phẩm?
Câu hỏi 2: Việc sử dụng các YTTT trong NTSĐVN tạo ra các đặc điểm và giá trị nghệ thuật nào?
Câu hỏi 3: Xu hướng tiếp cận YTTT trong NTSĐVN trong giai đoạn tới sẽ như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 biểu hiện rõ YTTT của người Việt qua hình thức và chủ đề tác phẩm với các thành tố tạo hình, không gian, chất liệu bản địa; chủ đề tín ngưỡng, ký ức và phản biện xã hội.
Giả thuyết 2: YTTT trong NTSĐVN tạo ra đặc điểm nghệ thuật riêng biệt mang tính tượng trưng, ước lệ, tính biểu cảm dân gian và tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Đổng thời, NTSĐVN giai đoạn này tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo, góp phần làm đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm, mở rộng ranh giới thẩm mỹ và định vị NTSĐVN.
Giả thuyết 3: Trở về khai thác truyền thống để tìm sự khác biệt cho Nghệ thuật Sắp đặt là xu hướng mang tính toàn cầu, tất yếu, không chỉ riêng đối với NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở hệ thống các luận điểm khoa học, khái niệm nghiên cứu nhằm phân tích thành tố truyền thống như tạo hình, trang trí, văn hóa, lịch sử, chất liệu bản địa biểu hiện trong NTSĐVN. Áp dụng phương pháp này nhằm hệ thống, chứng minh sự biểu hiện của YTTT trong NTSĐVN, làm tiền đề cho việc so sánh chỉ ra đặc điểm, giá trị nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
Luận án thu thập các luận điểm khoa học của mỹ thuật học và các ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó phân tích tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này để thấy được đặc điểm, giá trị nghệ thuật nổi bật, tổng hợp những thành tựu đã đạt được của NTSĐVN. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế của việc sử dụng YTTT trong NTSĐVN. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để nhìn nhận nội dung nghiên cứu một cách khoa học, logic và thuận tiện trong quá trình theo dõi luận án.
Để triển khai nội dung luận án còn tiếp thu các học thuyết, lý luận, luận điểm, chắt lọc khía cạnh khoa học từ kho tàng tri thức, kết hợp với phương pháp luận như đối chiếu, so sánh, liên hệ, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận thức, đánh giá, khẳng định đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
5.2. Phương pháp điền dã
Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, NCS đã tham dự các cuộc triển lãm mang tính toàn quốc như: Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Festival Mỹ thuật trẻ, Triển lãm điêu khắc toàn quốc, các sự kiện triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt của nhóm nghệ sĩ và cá nhân để trực tiếp khảo sát, tìm hiểu, chụp ảnh tư liệu và đo đạc kích thước tác phẩm. Công tác tại môi trường
nghiên cứu, đào tạo nghệ thuật ở Hà Nội, NCS có cơ hội tham dự nhiều triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt có quy mô lớn tại các trung tâm văn hóa nghệ thuật của nước ngoài tại Hà Nội và các gallery của tư nhân. Thậm chí, tại một số cuộc triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt như “Quá khứ trong hiện tại”, “Nhận diện và kết nối”, “Đối thoại với đình làng”, NCS được chứng kiến quá trình hình thành tác phẩm, trao đổi ý tưởng với nghệ sĩ. Năm 2017, NCS đã có chuyến khảo sát, gặp gỡ nghệ sĩ, người làm nghiên cứu, người phụ trách, tổ chức các hoạt động nghệ thuật đương đại thời kỳ đầu tại Huế và TP. Hồ Chí Minh để thu thập tài liệu, nắm bắt thông tin hoạt động Nghệ thuật Sắp đặt tại hai trung tâm nghệ thuật này.
5.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp so sánh từ góc nhìn YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, nhìn nhận đặc điểm, nghệ thuật, tư tưởng, văn hoá lịch sử biểu hiện trong tác phẩm. Xét tổng thể các mối quan hệ giữa YTTT với tổ hợp đồ vật, giữa tổ hợp đồ vật với không gian, mối xung đột giữa truyền thống với hiện đại. Áp dụng phương pháp này nhằm diễn giải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa ra những nhận định, chỉ ra những điểm khác biệt, độc đáo của NTSĐVN trong từng giai đoạn phát triển và sự khác biệt so với hình thức nghệ thuật truyền thống vốn có. Phương pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật trong luận án này nhằm hạn chế những phỏng đoán trong quá trình nghiên cứu, luận giải các vấn đề khoa học.
5.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, NCS đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật nói chung, nghệ thuật đương đại Việt Nam nói riêng. Đồng thời, NCS cũng đặt ra hai câu hỏi về NTSĐVN, trao đổi với một số nghệ sĩ nhằm tìm hiểu những quan điểm, ý kiến từ phía họ. Qua đó, NCS thu thập, tổng hợp thông tin qua những kiến giải sâu sắc, đa chiều về NTSĐVN từ các chuyên gia, những bộc lộ kỹ năng nghề nghiệp sinh động, chân thực của chủ thể sáng
tạo. Toàn bộ nội dung phỏng vấn chuyên gia và nghệ sĩ được thể hiện trong phụ lục của luận án.
5.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên hệ với nghệ thuật thị giác như: Văn hoá, Lịch sử, Tâm lý học, Văn học, Âm nhạc, Sân khấu… nhằm làm sáng tỏ biểu hiện, đặc điểm, giá trị nghệ thuật của YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này.
Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các tư liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tương tác qua lại từ các ngành khoa học. Qua đó, tạo điều kiện nhìn nhận, đánh giá các vấn đề nghiên cứu logic và hệ thống, nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn này.
6. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài luận án là công trình nghiên cứu mới, lý luận chuyên sâu, đánh giá các vấn đề khoa học về NTSĐVN qua góc nhìn YTTT. Kết quả nghiên cứu hướng trọng tâm làm sáng tỏ những câu hỏi và luận điểm khoa học đặt ra:
6.1. Xác lập khái niệm, giới thuyết YTTT trong NTSĐVN, qua đó chỉ ra các YTTT nổi bật, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, biểu hiện thông qua hình thức và chủ để của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. Đặc biệt, các yếu tố có thể nhận diện như: tạo hình, không gian, chất liệu bản địa trong tác phẩm sẽ được phân tích, làm sáng rõ để chỉ ra biểu hiện của chúng.
6.2. Luận án chứng minh sự biểu hiện YTTT trong NTSĐVN tạo nên đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật riêng biệt qua hình thức và chủ đề của tác phẩm. Qua đó chỉ ra ba đặc điểm nghệ thuật nổi bật như: tính tượng trưng, ước lệ; tính biểu cảm dân gian; tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại; với các giá trị điển hình như: đa dạng biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm; mở rộng ranh giới thẩm mỹ; định vị NTSĐVN.
6.3. Luận án góp phần hình thành một cơ sở lý luận chuyên sâu về YTTT trong NTSĐVN. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và
làm rõ đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật và đưa ra nhận đinh về xu hướng tiếp cận truyền thống của NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu mới của luận án bổ sung cơ sở dữ liệu về NTSĐVN.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và phụ lục (65 trang), nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang);
Chương 2: Biểu hiện yếu tố truyền thống trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 (52 trang);
Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tìm hiểu kết quả nghiên cứu đã thực hiện và những tư liệu sách báo, tạp chí, các bài tham luận, bài viết về nghệ thuật giai đoạn 1995 - 2018, cho thấy phần lớn nội dung của những nghiên cứu tập vào giới thiệu nghệ thuật đương đại nói chung. Tuy có một số ít công trình nghiên cứu về yếu tố thẩm mỹ, di sản truyền thống, chủ đề phản ánh trong NTSĐVN. Song, những kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất đơn lẻ, trường hợp tác giả hoặc tiếp cận ở góc độ giáo dục mỹ thuật, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Khảo sát thực tế cho thấy YTTT trong NTSĐVN biểu hiện qua thành tố truyền thống như tạo hình, trang trí dân gian, không gian di sản, chất liệu bản địa, mang đậm mỹ cảm, quan niệm triết lý phương Đông, ý nghĩa văn hóa nghệ thuật của người Việt. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân chia thành hai nhóm.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Do lịch sử phát triển Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam chưa dài nên các công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nghệ thuật Sắp đặt ở trong nước còn khá hạn chế về số lượng, cũng như vấn đề nghiên cứu. Tuy đã có một số bài viết về nghệ thuật đương đại nói chung, Nghệ thuật Sắp đặt nói riêng chủ yếu của các tác giả trong nước được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một số cuốn sách, kỷ yếu hội thảo về nghệ thuật đương đại đã được xuất bản. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát chung về một gian đoạn của nghệ thuật đương đại Việt Nam, hoặc
giới thiệu một số gương mặt nghệ sĩ đương đại, không đặt trong tâm vào nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN.
Năm 2005, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật tổ chức Hội thảo khoa học Vấn đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại, Đây được xem là một trong những Hội thảo bước đầu tập hợp được đông đảo đội ngũ nghiên cứu và sáng tác viết bài nghiên cứu về nghệ thuật đương đại, giới thiệu và đánh giá về giai đoạn đầu phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Nổi bật là bài tham luận “Tiềm năng của một hình thức nghệ thuật mới - Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học vừa nêu và Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật của tác giả Kraevskaia Natalia. Nội dung bài tham luận như một tổng quan về NTSĐVN giai đoạn đầu tiếp nhận và phát triển với những phân tích, chứng minh cụ thể, lập luận sắc sảo, khoa học, tham chiếu từ các loại hình nghệ thuật khác như Trình diễn, Sân khấu... Nhận định về khía cạnh đặc trưng nổi bật và những hạn chế của NTSĐVN, tác giả cho rằng:
Nhìn chung, Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam gây hiệu quả mạnh về thị giác nhưng vẫn còn xây dựng trên chức năng tham chiếu, không có nội dung ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Họa sĩ hay thích chọn một đề tài hoặc chủ đề làm “ý tưởng” để minh họa, điều đó sẽ biến tác phẩm của họ thành một thứ mô phỏng để minh họa một tình huống thực hoặc ấn định các sự kiện ngẫu nhiên hay bình thường [106, tr.62].
Thực tế, chú trọng tới thẩm mỹ về mặt hình thức là cần thiết, nhưng không vì thế mà xem nhẹ ý nghĩa nội dung của tác phẩm Sắp đặt. Với cái nhìn khách quan của, tác giả Kraevskaia Natalia, đã thẳng thắn chỉ ra điểm hạn chế của NTSĐVN qua một số nhận định: “chú ý quá nhiều đến tính Việt Nam trong các triển lãm Sắp đặt” [106, tr.61]; chưa nắm bắt được tích chất liên ngành của Nghệ thuật Sắp đặt quốc tế; yếu tố sân khấu và tương tác trong Sắp