Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Nguyễn Hữu Đức


YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


Hà Nội - 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Nguyễn Hữu Đức


YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018


Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. LÊ ANH VÂN


Hà Nội - 2021


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoan 1995 - 2018 là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ, đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án


Nguyễn Hữu Đức


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


1.

ĐHMTVN

: Đại học Mỹ thuật Việt Nam

2.

H

: Hình

3.

HN

: Hà Nội

4.

NS

: Nghệ sĩ

5.

NCS

: Nghiên cứu sinh

6.

Nxb

: Nhà xuất bản

7.

NTSĐVN

: Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam

8.

PV

: Phỏng vấn

9.

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

10.

Tr

: Trang

11.

YTTT

: Yếu tố truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 1


MỤC LỤC



Trang

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................

i

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT......................................................

ii

MỞ ĐẦU.......................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM.......


9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................

9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.....................................................

9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước......................................………...

15

1.1.3. Đánh giá chung......................................................................………..

20

1.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................

22

1.2.1. Khái niệm ............................................................................................

22

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm khoa học......................................

31

1.3. Khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam............................................

38

Tiểu kết..........................................................................................................

48

Chương 2: BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ

THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018..........................


50

2.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức tác phẩm..........................................

50

2.1.1. Yếu tố truyền thống qua tạo hình, trang trí……………......................

50

2.1.2. Yếu tố truyền thống qua không gian di sản................………...........

65

2.1.3. Yếu tố chất liệu bản địa......................................................………….

72

2.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề tác phẩm........................................

75

2.2.1. Yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng..................……

75

2.2.2. Yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức...........................………………...

87

2.2.3. Yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội………........................

94

Tiểu kết..........................................................................................................

101

iv



Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

SẮP ĐẶT VIỆT NAM CÓ YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 1995 - 2018....................................................................................................


102

3.1. Đặc điểm nghệ thuật...............................................................................

102

3.1.1. Tính tượng trưng, ước lệ……………………………………………..

102

3.1.2. Tính biểu cảm dân gian………………………………………………

118

3.1.3. Tính xung đột giữa truyền thống với hiện đại.......…………………..

112

3.2. Giá trị nghệ thuật....................................................................................

118

3.2.1. Đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm……...................

118

3.2.2. Mở rộng ranh giới thẩm mỹ ……........................................................

121

3.2.3. Định vị Nghệ thuật Sắp đặt……………..............................................

124

3.3. Luận bàn về vai trò, giá trị và xu hướng tiếp cận truyền thống..............

127

Tiểu kết..........................................................................................................

141

KẾT LUẬN....................................................................................................

143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ..........

146

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................

147

PHỤ LỤC .....................................................................................................

159


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Art) là một loại hình nghệ thuật mới của trào lưu Hậu hiện đại, phát triển mạnh ở Mỹ và phương Tây vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Cùng với các loại hình nghệ thuật đương đại như Trình diễn (Peformance), Video Art… Nghệ thuật Sắp đặt thường sử dụng đồ vật làm sẵn hoặc kết hợp nhiều phương tiện để xây dựng tác phẩm trong không gian 3 chiều, tạo ra kí hiệu, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, phản ánh xã hội đương đại với thẩm mỹ mới và thái độ hoài nghi, giễu nhại, giải thiêng, gây sốc... người thưởng thức, tương tác là một phần của tác phẩm.

Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 1990, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời kỳ đất nước thực hiện chính sách Đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển và tiếp biến, Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam (NTSĐVN) đã kết hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền thống (YTTT) với hình thức biểu hiện mới. Nói cách khác, YTTT và hiện đại đã hòa quyện với nhau trong tác phẩm tạo nên đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, trở thành một hiện tượng nổi bật trong đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại. Do đó, nghiên cứu hiện tượng nghệ thuật này một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu là yêu cầu cần thiết.

1.2. Hệ thống tư liệu và thực tiễn cho thấy, biểu hiện YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này là khá rõ rệt, có thể nhận diện thông qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Trong quá trình phát triển đến nay với sự đóng góp của YTTT, NTSĐVN giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giải thưởng ở trong nước và quốc tế, được đặt ngang hàng với các loại hình nghệ thuật truyền thống, từng bước khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, là phương tiện nổi trội trong việc phản chiếu kịp thời những thay đổi và biến động của xã hôi đương đại, so với các loại hình nghệ thuật truyền thống vốn có. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một


cách hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Đó là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Đặt vấn đề nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 được xác định là yêu cầu cấp thiết, nhằm chỉ ra biểu hiện, khẳng định đặc điểm và giá trị nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn này, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1.3. Hơn nữa, lịch sử phát triển của NTSĐVN chưa dài, do đó vấn đề lý thuyết, lý luận về loại hình nghệ thuật này còn nhiều hạn chế, khuyết thiếu, chưa phổ biến trong các chương trình đào tạo mỹ thuật ở trong nước. Trong khi đó, thực tiễn sáng tác và thưởng thức loại hình nghệ thuật này đã phát triển mạnh, đã có những tác giả định danh với loại hình nghệ thuật này, công chúng hào hứng tương tác, đón nhận. Nói cách khác, vấn đề lý luận ở nước ta hiện đang tụt hậu so với thực tiễn sáng tác và thưởng thức Nghệ thuật Sắp đặt. Do vậy, kết quả nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 mang tính lý luận, hướng đến bổ sung lý thuyết, thu hẹp khoảng trống giữa lý luận và thực hành Nghệ thuật Sắp đặt ở trong nước, bổ sung thông tin hệ thống, chuyên sâu cho cơ sở dữ liệu về NTSĐVN, cung cấp thông tin hữu ích cho người làm nghiên cứu, sáng tác, công chúng thưởng thức nghệ thuật và các cơ sở đào tạo nghệ thuật ở trong nước.

Ngoài ra, xuất phát là một giảng viên đại học, NCS muốn nghiên cứu, tìm hiểu về NTSĐVN giai đoạn này để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào quá trình sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam tiêu biểu, để từ đó khẳng định và làm rõ biểu hiện, khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024