103. Đào Mai Trang chủ biên (2010), 12 Nghệ sỹ đương đại Việt Nam, Nxb. Thế Giới, Hà Nội. | |
104. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (2000), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. | |
105. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2000), Bản rập họa tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. | |
106. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2005), Vấn đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tư liệu Viện Mỹ thuật. | |
107. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (2007), 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới 1986 - 2006, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. | |
108. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. | |
109. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Học viện Mỹ thuật, Đại học Umea (2008), Bình đẳng là gì?, Catalogue triển lãm, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. | |
110. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2011), Qua phố nhớ gì? Ký ức thành phố - Ký ức di sản, Nxb. Thế Giới, Hà Nội. | |
111. Thái Bá Vân (1995), Tiếp xúc với nghệ thuật, Tư liệu Viện Mỹ thuật. | |
112. Thái Bá Vân (2002), “Đi tìm phương Đông”, Đặc san Nghiên cứu mỹ thuật, số 5/2002, tr.78-89. | |
113. Vi Tường Vi (2013), “Yếu tố tương tác trong Nghệ thuật Sắp đặt và trình diễn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21”, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật, số 03 (47), tr. 30 - 41. |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 18
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 19
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 20
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 22
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 23
- Biểu Hiện Yếu Tố Truyền Thống Qua Tạo Hình
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
115. Nguyễn Việt, “Mỹ thuật Đông Sơn đỉnh cao của Mỹ thuật tiền sử Việt Nam”, Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật, số 1/2010, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. | |
116. Trần Quốc Vượng (2014), Văn hóa Việt Nam, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. | |
117. Xu Gan (2002), Nghệ thuật Sắp đặt, Trần Hậu Yên Thế - Hà Thị Tường Thu - Phạm Trung Nghĩa dịch, tư liệu Viện Mỹ thuật, Hà Nội. | |
118. Zhang Zhao Hui - Xu Ling (202), Nghệ thuật truyền thông mới, Hà Thị Tường Thu dịch, tư liệu Viện Mỹ thuật, Hà Nội. | |
Tài liệu tiếng Anh | |
119. Bradford Edwards (1998), “Stepping out front” (Bước lên phía trước), Asian Art News, No. 5, October/11, P.66 | |
120. Caroline Turner chủ biên (2001), Art and Social Change (Nghệ thuật và thay đổi xã hội), The Autralian National University, Autralia. | |
121. Chris Meigh - Andrews (2006), A History of Video Art (Lịch sử nghệ thuật video), first Published by Berg, New York, USA. | |
122. Gill Perry - Paul Wood chủ biên (2004), Themes in Contemporary Art (Các chủ đề trong nghệ thuật đương đại), Yale University Press in association with The Open University. | |
123. Jonathan Harris (2011), Globalization and Contemporary Art (Toàn cầu hóa và nghệ thuật đương đại), A John Willey & Sons Ltd, Publication, United Kingdom. | |
124. Jean Robertson - Craig Mc Daniel (2010), Themes of Contemporary Art - Visual Art after 1980 (Các chủ đề nghệ thuật thị giác đương đại sau thập kỷ 1980), Published by Oxford University Press, New York. |
126. Michael Rush (2005), New Media in Art (Phương tiện truyền thông mới trong nghệ thuật), Thames & Hudson Ltd, London. | |
127. Micheal Ryan (2009), Art Fundeamentals- Theory and Practice (Những nền tảng nghệ thuật - Lý thuyết và thực hành), Published by McGraw- Hill, New York. | |
128. Queensland Art Gallery (1999), Beyond the Future - The third Asia Pacific Triennal of Contemporary Art (Tương lai xa - triển lãm nghệ thuật đương đại châu Á Thái Bình Dương định kỳ 3 năm), Publisher Queensland Art Gallery - South Bank - South Brisbane, Autralia. | |
129. Wang Shaoqiang chief editor (2010), Installation Art (Nghệ thuật Sắp đặt), Sandu Publishing, China. | |
Nguồn Internet | |
130. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh- nhung-van-de-chung/2317-r-aileau-khai-niem-truyen-thong.html. R. leau, “Khái niệm truyền thống”, Đoàn Văn Chúc dịch, ngày bài viết được đưa lên internet 07/11/2012, ngày truy cập 27/6/2015. | |
131. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/chiec-binh-21-ti-bi-dap-vo-ngay-tai- trien-lam-162136.html. Linh Anh - theo Daily mail, “Chiếc bình 21 tỉ bị đập vỡ ngay tại triển lãm”, ngày bài viết được đưa lên internet 19/02/2014; ngày truy cập 05/7/2019. | |
132. https://tiasang.com.vn/-van-hoa/truyen-thong-va-hien-dai-3046. Tạp chí Tia sáng, “Truyền thống và hiện đại”, ngày bài viết được đưa lên internet 16/9/2009; ngày truy cập 01/5/2019. |
133. http://tienvanmieu.com/vi/doi-dieu- ve-nghe-thuat-sap-dat-installation/ Nguyên Hưng, “Đôi điều về Nghệ thuật Sắp đặt (installation)”, ngày bài viết được đưa lên internet 14/12/2015; ngày truy cập 01/5/2019
134. http://www.unesco.org.convention2005.
Văn phòng Unesco tại Việt Nam, Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, ngày tài liệu được đưa lên internet 30/10/2005; ngày truy cập 01/3/2019.
135. http://vhnt.org.vn/tin-tuc/my-thuat-kien-truc/28314/nghe-thuat-sap-dat- viet-nam.
Tường Vi, “Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với nghệ sĩ Yumiko Ono tổ chức Triển lãm Sắp đặt đương đại về kiến trúc Nhật Bản trên nền chất liệu lụa truyền thống của Việt Nam với chủ đề Chất hữu cơ”, ngày đưa tin ảnh lên internet 17/01/2020; ngày truy cập 01/3/2021.
159
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội – 2021
MỤC LỤC PHỤ LỤC SƠ ĐỒ VÀ ẢNH MINH HOẠ
Phụ lục 1: Phỏng vấn chuyên gia và trao đổi với nghệ sĩ 161
Phụ lục 2: Danh mục tác phẩm Sắp đặt sử dụng trong luận án 173
Phụ lục 3:Ảnh minh họa biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức. 181
3.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua tạo hình 181
3.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua trang trí 191
3.3. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua không gian di sản 199
Phụ lục 4:Ảnh minh họa biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề 203
4.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng 205
4.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức 215
4.3. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội 220
Phụ lục 5:Ảnh minh họa thể nghiệm Sắp đặt Việt Nam trước năm 1995...223
PHỤ LỤC 1
PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ TRAO ĐỔI VỚI NGHỆ SĨ
Phỏng vấn chuyên gia
PV1: Cuộc phỏng vấn giữa NCS với nhà nghiên cứu Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng (PCT):
Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng sinh năm 1957 tại Hà Nội. Năm 1983, ông tốt nghiệp khóa I, ngành Lý luận, lịch sử Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông từng tham gia giảng dạy lịch sử mỹ thuật tại nhiều trường đại học ở trong nước, đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về Mỹ thuật Việt Nam và sáng tác nhiều thể loại tranh như: khắc gỗ, giấy Dó, Sơn mài…Từng tham gia nhiều Hội đồng nghệ thuật quốc gia.
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 06 tháng 4 năm 2021. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
NCS: Xin ông cho biết NTSĐVN có mối liên hệ nào với YTTT không?
PCT: Nếu nói về Nghệ thuật Sắp đặt đương đại Việt Nam, thì chẳng có gì liên quan đến yếu tố truyền thống cả. Có chăng chỉ là ít vật liệu (địa phương- rơm, tre, nứa, giấy, gỗ…) rẻ tiền, sẵn có được nghệ sĩ sử dụng.
NCS: Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
PCT: Bản thân các nghệ sĩ làm Sắp đặt đương đại muốn cắt đứt với tất cả thói quen cũ, không muốn liên quan gì đến quá khứ thất bại (xã hội) và nhàm chán. Nghệ thuật và văn hóa truyền thống không có gì hấp dẫn họ nữa.
NCS: Theo ông, xu hướng phát triển của NTSĐVN trong giai đoạn tới sẽ như thế nào?
PCT: Xét về yếu tố, cá nhân, hầu hết các nghệ sĩ đương đại Việt Nam rất lơ mơ về văn hóa nghệ thuật truyền thống. Nên có thể nói, họ đã làm cái
khác, cái mới, muốn hòa nhập với nghệ thuật thế giới nói chung, hơn là muốn làm cái gì có tính bản sắc dân tộc riêng biệt.
NCS: Trân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, chúc ông luôn dồi dào sức khỏe!
PV2:Cuộc phỏng vấn giữa NCS với nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Quân (NQ):
Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Quân sinh năm 1948 tại Phú Thọ. Năm 1971 tốt nghiệp Đại học Merseburg, Đức. Ông từng công tác tại phủ Thủ tướng, Đại học ngoại ngữ, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Mỹ thuật Việt Nam và sáng tác nhiều tranh, tượng…
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 08 tháng 4 năm 2021. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
NCS:Có ý kiến cho rằng Nghệ thuật Sắp đặt cắt đứt với truyền thống, truyền thống chỉ là gánh nặng cho nghệ thuật đương đại. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
NQ: Truyền thống bản địa (châu lục, dân tộc, tôn giáo, vùng miền, địa phương...) tồn tại trong nghệ thuật truyền thống tinh hoa và trong các sản phẩm văn hóa đại chúng đời thường và lễ hội...luôn được nghệ thuật, nghệ sĩ đương đại mọi thời tiếp nhận, phủ nhận hay tiếp biến...là một tất yếu. Không thể “cắt đứt” với nó được! Nghệ sĩ, nghệ thuật luôn đối thoại, sống với truyền thống bản địa như ai cũng sống với quá khứ và quê hương. Tự nó không có lợi, có hại, tạo thành công hay thất bại cho nghệ thuật đương đại. Yếu tố vật chất, đồ vật, nghi lễ, tập tục, biểu tượng... vô can với thành bại, tạo ra hay phá hủy bản sắc của nghệ thuật Việt Nam nói chung hay installation Việt Nam nói riêng. Nghệ thuật Nghiêm dùng giấy Dó vẽ con giống tạo nên kiệt tác Việt Nam. Người khác bất tài nông cạn có thể biến giấy