YTTT với lối ẩn dụ để thể hiện tác phẩm. Việc khai thác các YTTT gắn liền với hình tượng nghệ thuật, văn hóa lịch sử bản địa đã tạo nên những đặc điểm rõ rệt, vừa thể hiện được sự nhận diện vùng văn hóa chung ở phương Đông vừa mang những giá trị riêng biệt của từng quốc gia. Nếu các tác phẩm Sắp đặt có YTTT của Việt Nam đi sâu vào khai thác hình tượng dân gian trong điêu khắc đình làng, điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên, đồ mã, đồ thủ công, họa tiết truyền thống để tạo dựng tác phẩm, thì các tác phẩm Sắp đặt có YTTT của Trung Quốc khai thác triệt để các hình tượng rồng, phượng, nghệ thuật trổ giấy, Hán tự để biểu đạt tác phẩm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và sự nhận diện văn hóa nghệ thuật rõ nét. Trở về truyền thống bản địa là một xu hướng tất yếu, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT của một số nghệ sĩ Trung Quốc cũng thường mang vẻ đẹp tạo hình và trang trí rất độc đáo. Di sản và các hiện vật thủ công truyền thống như bình gốm cổ, ghế cổ, Hán tự, nghệ thuật cắt giấy dân gian, nghệ thuật pháo hoa truyền thống đã góp phần đáng kể trong thành tựu của NTSĐ Trung Quốc. YTTT đã trở thành chất liệu giàu vẻ đẹp thẩm mỹ và ý nghĩa, là thành phần kiến tạo tác phẩm Sắp đặt biểu đạt phong phú các chủ đề phản ánh xã hội đương đại, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Đồng thời khách quan mà nhìn nhận, cả lĩnh vực nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật đương đại ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về lý thuyết và khái niệm. Tác giả Kraevskaia Natalia đã đưa ra nhận định, đáng lưu ý đối với các nghệ sĩ Việt Nam làm Sắp đặt: “Nhìn chung, việc chú ý quá nhiều đến “tính Việt Nam” trong các triển lãm Sắp đặt...đã có hại cho luồng quan điểm và những quan tâm về mặt khái niệm” [106, tr.61].
Nếu Nhật Bản đã khá thành công trong hướng phát triển nghệ thuật đương đại, tư duy kết hợp truyền thống với hiện đại qua mệnh đề: “Phương tiện Tây, lối đi Nhật”. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng có thể tạo ra một hướng đi: “Phương tiện Tây, lối đi Việt Nam” để tạo nên một sự khác biệt trong dòng chảy chung của nghệ thuật thời đại toàn cầu hóa, hội nhập sâu
rộng như hiện nay. Việt Nam với bề dày văn hóa lịch sử, vốn nghệ thuật của cha ông để lại là một tiềm năng lớn mà các nghệ sĩ đương đại có thể vận dụng như một bệ đỡ, một sự gợi ý, hay chí ít là một tinh thần truyền thống kết hợp với các hình thức hiện đại. Qua đó, có thể xác lập một hướng đi, một sự nhận diện, một sự sáng tạo giàu tính kế thừa có ý thức. Thiết nghĩ, để làm được việc này, cần có sự chung tay, đồng lòng từ nhiều phía, từ nỗ lực của chủ thể sáng tạo, người thưởng thức, nhà quản lý nghệ thuật, hệ thống thể chế, giáo dục thẩm mỹ, và thúc đẩy mạnh mẽ việc xã hội hóa nghệ thuật. Có như thế, nghệ thuật đương đại nói chung và Nghệ thuật Sắp đặt nói riêng mới có cơ hội phát triển. Các làng nghề thủ công được phục hồi, sẽ tạo điều kiện tốt cho nghệ thuật nói chung phát triển. Nói cách khác, nghệ thuật sử dụng sản phẩm thủ công truyền thống kiến tạo tác phẩm, làm thúc đẩy việc phát triển của nghề thủ công. Ví dụ ở Hàn Quốc, tám nghệ sĩ nổi tiếng đã thực hiện trưng bày những tác phẩm Sắp đặt đồ gốm trải dài khắp một làng nghề làm gốm cổ Gurim, trước đó đã bị lãng quên, trở nên sôi động và nhiều người biết đến, làm sống dậy làng nghề gốm ở đó. Một số nghệ sĩ Trung Quốc như Ngải Vị Vị, Sài Quốc Cường...là những nghệ sĩ luôn có ý thức sử dụng YTTT của Trung Hoa (bình gốm cổ, ghế cổ, pháo hoa, hạt hướng dương, tạo hình con rồng bằng thuốc súng...) để thực hiện Sắp đặt, đạt được ấn tượng mạnh, thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ở Việt Nam, nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh, cũng có một Sắp đặt gồm nhiều thuyền nan chở hoa giấy, trưng bày tại khu vực đồi Vọng Cảnh (gần sông Hương) và ở hào Thành Đại Nội (Huế) nhằm quảng bá, làm vực dậy làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên, nhân dịp Festival Huế, thu hút được nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế. Đó cũng là những ví dụ cần quan tâm, tham khảo. Khi hỏi về lý do sử dụng YTTT để kiến tạo tác phẩm Sắp đặt, mỗi nghệ sĩ có một suy nghĩ riêng, theo một cách tự nhiên hoặc có ý thức. Mặc dù vậy, có một điểm chung là, họ đều
hướng đến khai thác giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa của chúng, sử dụng chúng như “chất liệu” để lồng ghép thái độ, ý tưởng nghệ thuật.
Như vậy, mỗi quốc gia có chiến lược phát triển nghệ thuật riêng, mỗi nghệ sĩ có cách thức khác nhau trong việc xây dựng tác phẩm. Song, có một điểm chung nổi bật là xu hướng trở về truyền thống để biểu đạt sự nhận diện dân tộc của mình trong xu thế giao lưu hội nhập quốc tế. Trên tinh thần ấy, có thể đưa ra mệnh đề “Phương tiện Tây, lối đi Việt Nam” như một gợi ý mở trong việc tiếp cận, khai thác di sản vật thể và phi vật thể - một tiềm năng lớn cho sự phát triển NTSĐVN. Dù trực tiếp hay gián tiếp, truyền thống luôn là bệ đỡ cho sáng tạo nghệ thuật, tác giả IoIa Lenzi khẳng định: “Cách tiếp liên ngành, đa giác quan, chiến lược thu hút người xem, chất liệu, các gợi ý thị giác khác dựa trên ý tưởng xuất phát từ di sản địa phương - ngay cả khi đã bị chỉnh sửa - đã cung cấp một nền móng chung, vững chãi vào những thời điểm xáo trộn văn hóa” [87, tr.97]. Việc áp dụng vốn cổ truyền thống vào sáng tác nghệ thuật thị giác, NTSĐVN giai đoạn này đã trở nên phổ biến, tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao, hòa quyện giữa yếu tố nội sinh mang đậm hồn cốt dân tộc và yếu tố ngoại sinh mang hơi thở thời đại.
Tiểu kết
Có thể bạn quan tâm!
- Đa Dạng Biểu Đạt Qua Hình Thức Và Chủ Đề Tác Phẩm
- Luận Bàn Về Vai Trò, Giá Trị Và Xu Hướng Tiếp Cận Truyền Thống
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 18
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 20
- Phỏng Vấn Chuyên Gia Và Trao Đổi Với Nghệ Sĩ 161
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 22
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Nội dung chương ba khẳng định YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, tạo nên đặc điểm và giá trị nghệ thuật độc đáo. Các đặc điểm nghệ thuật nổi bật như: tính tượng trưng, ước lệ; tính biểu cảm dân gian; tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại đã tạo cho NTSĐVN hình thức ấn tượng, chủ đề sâu sắc, phản ánh sinh động những câu chuyện của dân tộc.
Chỉ rõ YTTT hòa quyện với hiện đại trong NTSĐVN, góp phần làm đa dạng biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm, mở rộng ranh giới thẩm mỹ, định vị NTSĐVN trong đời sống xã hội và lịch sử nghệ thuật đương đại, đáp ứng sự chuyển biến xã hội, đồng thời đòi hỏi xã hội phải cải biến.
Nhận định YTTT là nền tảng cho sáng tạo nghệ thuật, là cầu nối giữa truyền thống với hiện đại. Xu hướng tiếp cận di sản để tìm sự khác biệt trong NTSĐVN là sự lựa chọn tất yếu trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế. Di sản truyền thống là một tiềm năng lớn có thể khai thác trong quá trình phát triển NTSĐVN giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
Nhận định, đánh giá tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Để đánh giá sâu sắc một giai đoạn phát triển cần có những nhìn nhận tổng quát, mang tính liên ngành. Trên tinh thần đó, luận án YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 nghiên cứu một cách hệ thống về YTTT, nhằm chỉ ra biểu hiện, đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật của YTTT trong tác phẩm. Qua đó chứng minh vai trò đóng góp của nó trong thành tựu của chung nghệ thuật đương đại Việt Nam, mở ra một hướng mới, chuyên sâu về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Quá trình nghiên cứu đề tài luận án rút ra một số kết luận sau:
1. Luận án đã xác lập cơ sở lý thuyết, lý luận và xây dựng khái niệm để nghiên cứu YTTT trong tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Giới thiệu khái quát về NTSĐVN, chỉ ra những nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của các tác phẩm Sắp đặt có YTTT giai đoạn này. Là kết quả đánh giá khách quan một quá trình phát triển của NTSĐVN thông qua nghiên cứu hình thức và chủ đề tác phẩm. Việc sử dụng lý thuyết Tiếp biến văn hóa và các luận điểm của Triết học, Ký hiệu học, Mỹ học, phương pháp tiếp cận liên ngành làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu là cần thiết để tìm ra tính mới, giải quyết đầy đủ nội dung đã đề ra ở mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án.
2. Luận án đã chỉ ra biểu hiện của YTTT thông qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội. Quá trình tiếp biến và phát triển các tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt có YTTT đã khẳng định được giá trị, vị thế và là phương tiện nghệ thuật sắc bén, nổi trội so với các loại hình nghệ thuật vốn có, phản chiếu kịp thời sự thay đổi, chuyển biến của đời sống xã hội đương đại. Các nghệ sĩ đã thực hành một cách làm mới: “truyền thống làm ngôn ngữ, nghệ thuật làm tiếng nói”. Ở hình thức và chủ đề phản ánh nào, YTTT cũng đã phát huy tốt vai trò của nó, tạo ra
biểu hiện tín hiệu thẩm mỹ cho hình thức và biểu đạt ý nghĩa cho chủ đề tác phẩm. Như vậy, nghiên cứu biểu hiện YTTT qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN một cách chuyên biệt đã tạo nên tính mới cho luận án, mở ra hướng tiếp cận chuyên sâu về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này.
3. Luận án đã chỉ ra tính ưu việt của YTTT và tiềm năng dồi dào có trong di sản vật thể và phi vật thể mà NTSĐVN có thể tiếp cận, khai thác để xây dựng tác phẩm. Bên cạnh việc sử dung trực tiếp hiện vật thủ công, tạo hình, trang trí dân gian, chất liệu bản địa là thành phần kiến tạo tác phẩm Sắp đặt, thì việc khai thác không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa cho tác phẩm là một hướng đi mở cho NTSĐVN. Đó là những đóng góp mới cho việc nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
4. Luận án đã chỉ ra YTTT trong NTSĐVN góp phần tạo nên đặc điểm nghệ thuật nổi bật, thông qua không gian, màu sắc, bố cục mang tính tượng trưng, ước lệ; qua tạo hình nhân vật, hiện vật thủ công mang tính biểu cảm dân gian; qua tính xung đột giữa truyền thống với hiện đại. YTTT phát huy tốt hiệu quả nhờ vào khả năng tự thân mang sẵn ký hiệu thẩm mỹ và giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống; mối quan hệ của tổ hợp đồ vật trong tác phẩm Sắp đặt; mối quan hệ của tổ hợp đồ vật với không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa. NTSĐVN có YTTT góp phần chuyển tải đa dạng thông điệp, tư tưởng nghệ thuật một cách vừa dung dị, dễ hiểu vừa sâu sắc, đáp ứng sự chuyển biến của xã hội, đồng thời đòi hỏi xã hội phải biến cải.
5. Luận án chỉ rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018, tạo nên một sắc thái riêng biệt, phản ánh xác thực cuộc sống đương đại, theo cách biểu hiện mới. Trong đó, các giá trị nổi bật như: góp phần làm đa dạng biểu hiện hình thức và chủ đề tác phẩm; mở rộng ranh giới thẩm mỹ; định vị NTSĐVN trong đời sống xã hội và lịch sử nghệ thuật đương đại. Đồng thời, nhận định truyền thống là bệ đỡ nền tảng
cho NTSĐVN trên hành trình tìm kiếm sự khác biệt. Xu hướng tiếp cận di sản của Nghệ thuật Sắp đặt mang tính toàn cầu, tất yếu.
YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 có quan hệ tương hỗ với hình thức biểu hiện mới: YTTT góp phần tạo cho tác phẩm giá trị độc đáo, ngược lại, hình thức biểu hiện mới của NTSĐ tạo cho truyền thống trở nên đa dạng hơn, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong xã hội đương đại.
Qua những kết quả nghiên cứu của luận án, cung cấp một số thông tin mới, chuyên sâu, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, bổ sung thông tin vào nguồn tư liệu nghệ thuật đương đại Việt Nam, gợi ý cho giới sáng tác, nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về truyền thống, là tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật.
NCS rất tán thành với quan điểm của một học giả nước ngoài về sự lựa chọn kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đại ý: “Trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân cần có hai thái độ, một thái độ luôn giữ gìn bản sắc truyền thống, một thái độ không ngừng tiếp nhận tinh hoa từ bên ngoài”. Trên tinh thần ấy, NCS đưa ra mệnh đề: “Phương tiện Tây, lối đi Việt Nam” như một gợi ý mở, một sự lựa chọn cho tiến trình phát triển NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hữu Đức (2016), “Ba xu hướng sử dụng chất liệu trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học của NCS 2016, Nxb. Thế Giới, tr. 218 - 235.
2. Nguyễn Hữu Đức (2017), “Nghiên cứu phân loại Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 02, tr. 68 - 77.
3. Nguyễn Hữu Đức (2018), “Ánh sáng trong thực hành nghệ thuật”, Tạp chí
Văn hóa học, số 01, tr. 85 - 90.