1945,... Chất liệu bản địa trong NTSĐVN, tác giả Trần Hậu Yên Thế (trong phần phỏng vấn chuyên gia) cho rằng: “Khi vượt ra ngoài khuôn khổ của của hội họa, nghệ thuật Sắp đặt đã khám phá ra nhiều chất liệu mới, là kết quả của việc khai thác các tri thức truyền thống (Traditional Knowledge)”.
Qua phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, trao đổi với nghệ sĩ làm Sắp đặt, có thể nhận thấy ý kiến đa chiều về vấn đề tiếp cận, khai thác YTTT để xây dựng tác phẩm Sắp đặt. Mỗi nghệ sĩ làm Sắp đặt đều có lý do riêng, tìm thấy thuận lợi riêng khi khai thác YTTT để thực hiện tác phẩm. Nhìn chung, họ tìm thấy ở YTTT vẻ đẹp dung dị, chất liệu gần gũi, thân thiện, giàu ý nghĩa bản địa, dễ hiểu, dễ cảm nhận, tạo được ấn tượng thị giác và thông điệp nghệ thuật trong hình thức biểu hiện mới dễ được công chúng đón nhận. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao “chất liệu” truyền thống xuất hiện nhiều trong NTSĐVN giai đoạn này? Câu trả lời có thể là một biến số, tùy thuộc vào từng trường hợp, từng nghệ sĩ cụ thể. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận hiện tượng này ở góc độ tâm lý học. Trong đó, khách thể sáng tạo và tâm lý của chủ thể sáng tạo là những nhân tố quan trọng chi phối hiện tượng này. Trong NTSĐVN có YTTT giai đoạn này, thì các hiện vật thủ công - chất liệu bản địa, các yếu tố thẩm mỹ thị giác bắt nguồn từ truyền thống ...đều thuộc khách thể sáng tạo. Nói cách khác, hiện vật thủ công - chất liệu bản địa, di sản truyền thống là “chất liệu”, khách thể sáng tạo sẵn mà nghệ sĩ Việt Nam ưa dùng để xây dựng tác phẩm sắp đặt. Ngoài ra, bối cảnh xã hội cũng được xem là nhân tố khách thể sáng tạo. Xã hội văn hóa nông nghiệp của người Việt đã sản sinh ra nhiều sản phẩm thủ công - chất liệu bản địa, nhiều di sản vật thể và phi vật thể, trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, và phân bố khắp mọi vùng miền. Mật độ dày đặc của di sản, sự phổ biến của đồ thủ công - chất liệu bản địa mang đậm văn hóa, tri thức truyền thống, vì thế đã tự nhiên ảnh hưởng tới tâm lý của chủ thể sáng tạo.
Vậy, hiên tượng nghệ sĩ Việt Nam ưa thích sử dụng hiện vật thủ công - chất liệu bản địa để xây dựng tác phẩm Sắp đặt là do chủ định hay vô thức? Nhìn từ góc độ phân tâm học, theo quan điểm của Sigmund Frued, hữu thức là kết quả của quá trình bắt nguồn từ vô thức qua trung gian tiềm thức hay còn gọi là tiền ý thức (dấp dính giữa vô thức và hữu thức). Trong mỗi con người, vô thức thuộc bản năng tự nhiên luôn chiếm phần nhiều, nó được hình thành từ nguồn gốc “di truyền bản năng bẩm sinh... còn có sự tác động từ bên ngoài xã hội”. Như vây, bên cạnh cấu tạo sinh học mang tính di truyền của dân tộc, ngoại giới là tác nhân chi phối tới nhân sinh quan của nghệ sĩ Việt Nam, hình thành tâm lý sáng tạo của họ gắn liền với môi trường văn hóa bản địa phong phú nơi họ sinh sống, trải nghiệm. Nhà tâm lý hoc Gustuve Le Bon cũng từng chỉ ra rằng: “mỗi dân tộc đều có một cấu tạo tinh thần cố định như tính chất giải phẫu học của nó”, nó được xem như một thứ gien di truyền, ẩn sâu trong huyết thống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Ông cũng chỉ rõ “vô thức tập thể” hình thành nên tâm lý đám đông, nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình của nó”. Nhận xét về hướng đi mới trong nghệ thuật biểu đạt thị giác đương đại, đặc biệt trong nghệ thuật Sắp đặt, lấy truyền thống làm “chất liệu”, nguồn lực sáng tác, tác giả IoIa Lenzi lý giải: “chính các hoạt động cá nhân, trải khắp trên nền văn hóa cổ xưa và địa phương tính của Đông Nam Á được du nhập vào nghệ thuật đương đại bằng các con đường khác nhau và là nguồn lực bên cạnh các nguồn lực khác phục vụ đổi mới hoạt động sáng tạo” [87, tr.95]. Như vậy, có thể khẳng định bối cảnh văn hóa xã hội, nguồn gốc dân tộc là nhân tố quan trọng hình thành tâm lý sáng tạo của nghệ sĩ Việt Nam, ưa thích sử dụng “nguồn lực sẵn có” để xây dựng tác phẩm Sắp đặt, mang đậm giá trị truyền thống bản địa.
Bên cạnh những quan điểm đồng thuận khi nhìn nhận về truyền thống, thì cũng có những ý kiến đa chiều, thậm chí trái chiều đáng quan tâm, bàn luận. Xuất phát từ quan điểm cá nhân, có ý kiến của chuyên gia cho rằng:
“Nghệ thuật Sắp đặt đương đại Việt Nam, thì chẳng có gì liên quan đến YTTT cả. Có chăng chỉ là ít vật liệu… Bản thân các nghệ sĩ làm Sắp đặt đương đại muốn cắt đứt với tất cả thói quen cũ, không muốn liên quan gì đến quá khứ…”. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn cho thấy, số lượng lớn tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn này có YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Song, khách quan mà nhìn nhận, cũng có một số ít nghệ sĩ không quan tâm đến truyền thống, thậm chí họ muốn đoạn tuyệt với truyền thống như ý kiến của chuyên gia đã đề cập. Trong sáng tác nghệ thuật nói chung, tiếp cận, khai thác YTTT để xây dựng tác phẩm cũng chỉ là một trong muôn vàn sự lựa chọn của nghệ sĩ. YTTT trở nên có giá trị hay trở thành gánh nặng đối với sáng tạo nghệ thuật đương đại, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh… của nghệ sĩ. YTTT chỉ là khách thể sáng tạo, nên nó vừa là tiềm năng sẵn có vừa là thách thức với chủ thể sáng tạo. Việc NTSĐVN cắt đứt với truyền thống, quá khứ là điều không thể, bởi hầu hết nghệ sĩ Việt Nam được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu văn hóa truyền thống, tinh thần truyền thống ẩn chứa trong tiềm thức, trong tâm hồn và đời sống của mỗi con người. Khẳng định vấn đề này, ý kiến của tác giả Nguyễn Quân cho rằng: “Không thể “cắt đứt” với nó được! Nghệ sĩ, nghệ thuật luôn đối thoại, sống với truyền thống bản địa như ai cũng sống với quá khứ và quê hương”.
Tác động tích cực đến nhận thức xã hội
Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 đã tạo nên những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng thị giác mạnh, phản ánh đa dạng biểu hiện lịch sử, văn hóa tín ngưỡng trong đời sống đương đại, tác động tích cực tới nhận thức xã hội. Với đặc trưng tự do, cởi mở của Nghệ thuật Sắp đặt, các nghệ sĩ Việt Nam giai đoạn này đã nhanh chóng tạo ra các tác phẩm nhằm đáp ứng kịp thời quá trình thay đổi của xã hội, đồng thời ở chiều ngược lại, nó góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, nói như tác giả IoIa Lenzi: “tác phẩm của họ đòi hỏi xã hội phải biến cải” [87, tr.94].
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Xung Đột Giữa Truyền Thống Với Hiện Đại
- Đa Dạng Biểu Đạt Qua Hình Thức Và Chủ Đề Tác Phẩm
- Luận Bàn Về Vai Trò, Giá Trị Và Xu Hướng Tiếp Cận Truyền Thống
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 19
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 20
- Phỏng Vấn Chuyên Gia Và Trao Đổi Với Nghệ Sĩ 161
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Đối với người thưởng thức, các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này tác động trực tiếp tới thói quen thưởng thức nghệ thuật, chuyển từ lối thưởng thức thụ động đối với nghệ thuật truyền thống sang thưởng thức chủ động, tự do tương tác khi thưởng thức Nghệ thuật Sắp đặt; tác động tích cực tới năng lực tiếp nhận thông điệp, giá trị thẩm mỹ mới của tác phẩm thông qua sự biểu hiện vẻ đẹp gần gũi và các giá trị văn hóa nghệ thuật của YTTT. Đồng thời, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT còn tác động đến nhận thức của công chúng về những giá trị truyền thống thông qua hình thức biểu hiện mới, từ đó lan tỏa tình yêu, sự trân trọng và lối ứng xử phù hợp đối với di sản trong đời sống đương đại. Qua đó, hình thành tự nhiên ý thức bảo tồn, lưu giữ, kế thừa, khơi gợi sáng tạo truyền thống mà họ đang là chủ thể sở hữu. Các tác phẩm Sắp đặt có YTTT đã đưa nghệ thuật đến gần công chúng hơn, trở thành “diễn đàn” tự do để công chúng có thể công khai bày tỏ thái độ, quan điểm của mình hay chất vấn xã hội đương đại.
Đối với chủ thể sáng tạo, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT tác động tích cực trở lại đối với nghệ sĩ, khơi gợi nguồn sáng tạo từ nền tảng truyền thống. Nó tác động trực tiếp đến quá trình sáng tạo, xây dựng tác phẩm Sắp đặt, sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các hiện vật truyền thống và những gợi ý từ truyền thống. Đồng thời, tác động đến tư duy sáng tạo và trách nhiệm của người nghệ sĩ về vai trò và giá trị của truyền thống bởi khả năng chuyển tải nhanh tín hiệu, thông điệp và sự nhận diện độc đáo của nó, sự kế thừa sáng tạo truyền thống trong xã hội đương đại. Nhận định chung về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á, tác giả IoIa Lenzi cho rằng: “trong vòng mấy thập kỷ qua các nghệ sĩ Đông Nam Á đã tìm lại được giá trị trong di sản văn hóa bản địa, khi họ có những hướng đi táo bạo” [87, tr.93].
Đối với sự phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT thúc đẩy, tác động trở lại đối với sự phát triển của một số ngành nghề thủ công truyền thống. Một mặt, thông qua việc trực tiếp tiêu thụ
hiện vật, đồ thủ công để xây dựng tác phẩm; mặt khác tác phẩm Sắp đặt có YTTT như một kênh thông tin tôn vinh truyền thống, quảng bá ấn tượng tới công chúng ở trong nước và quốc tế. Qua đó, nhiều sản phẩm truyền thống được biết đến rộng rãi hơn, một số ngành nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một được phục hồi, phát triển trở lại. Ví dụ điển hình là làng Thanh Tiên chuyên làm hoa giấy thủ công (để thờ cúng), đã phát triển trở lại và được nhiều du khách ở trong nước và quốc tế biết đến thông qua dự án nghệ thuật, trưng bày các tác phẩm Sắp đặt sử dụng trực tiếp thuyền gỗ, hoa giấy ngay trên sông Hương, gần làng. Công chúng có thể trực tiếp xem người dân ở đây làm hoa giấy, gặp gỡ họ để trò chuyện, trao đổi về nghề thủ công truyền thống này trong suốt thời gian diễn ra Festival, Huế.
Truyền thống là bệ đỡ cho sáng tạo nghệ thuật
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Nghệ thuật Sắp đặt đã trở thành ngôn ngữ nghệ thuật phổ biến, việc trở về truyền thống để khai thác xây dựng tác phẩm đã trở thành một xu hướng nổi bật đối với một số nghệ sĩ và quốc gia ở châu Á. Nhận xét về hiện tượng này, tác giả IoIa Lenzi viết: “ngay khi mới xuất hiện, nghệ thuật đương đại Đông Nam Á đã có một đặc điểm nổi bật là nó quan tâm tới văn hóa truyền thống một cách có phê phán” [87, tr.93].
Ở Việt Nam, cách thức trở về truyền thống để khai thác vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị văn hóa nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng từ di sản vật thể và di sản phi vật thể đã trở thành một xu hướng rõ rệt. Hầu hết các tác phẩm Sắp đặt của tác giả Đặng Thị Khuê, Chu Lượng, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Minh Thành, Phan Thảo Nguyên cho thấy rõ xu hướng, ý thức trở về truyền thống nhằm tìm kiếm sự khác biệt và đa dạng biểu đạt trong sáng tác Nghệ thuật Sắp đặt của họ, thời kỳ giao lưu, hội nhập quốc tế. Bộc bạch về nguyên cớ sử dụng đồ mã, hiện vật mỹ thuật, đồ thủ công mang thẩm mỹ truyền thống trong Sắp đặt của mình, tác giả Đặng Thị Khuê tâm sự: “Tôi đến với Nghệ thuật Sắp đặt từ khi chưa biết đến tên gọi của nó...Có sở thích sử dụng nhiều chất
liệu, nhiều hình thức và thể loại cùng lúc trong một tác phẩm..., ảnh hưởng từ nghệ thuật bản địa”. Tác giả Chu Lượng thì tràn đầy lòng tự hào, tự tin và hảo sảng, khẳng định: “Con đường trở về gần nhất, hạnh phúc nhất, say đắm nhất, chính là sự đơn sơ, thuần khiết Cội nguồn” [58, tr.43].
Có thể khẳng định YTTT trong NTSĐVN đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của Nghệ thuật Sắp đặt, cả hình thức thẩm mỹ lẫn nội dung ý nghĩa. YTTT luôn mang sẵn trong mình những giá trị tinh thần và ký hiệu ẩn dụ về ý nghĩa gắn liền với văn hóa, quan niệm và lịch sử dân tộc, đã được thời gian sàng lọc một cách khách quan. Do đó, việc sử dụng YTTT, ở chừng mực nào đó là sử dụng những kinh nghiệm, chiêm nghiệm cổ xưa làm bệ đỡ để nghệ sĩ có thể nương vào đó mà sáng tạo. Đó là một lợi thế. Tuy nhiên, để kết hợp được YTTT với hiện đại, đòi hỏi người sử dụng YTTT phải có sự thấu hiểu về nó nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật mong muốn. Bàn về truyền thống và hiện đại, nói như tác giả Vũ Khiêu khẳng định: “hiện đại không bao giờ cắt đứt với truyền thống”, truyền thống là vốn tinh thần, một lợi thế lớn, sẵn có đối với sáng tạo nghệ thuật đương đại, nhờ nghệ thuật đương đại mà truyền thống tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, truyền thống luôn là nền tảng, là bệ đỡ, khơi gợi nguồn sáng tạo cho hiện tại và tương lai, nhưng ngược lại nó cũng có thể trở thành gánh nặng nếu như chủ thể sáng tạo không đủ khả năng và bản lĩnh vượt thoát khỏi nó, quá lệ thuộc vào nó, mà mất đi cá tính sáng tạo. Vấn đề này đã được tác giả Kraevskaia Natalia nhận định:
Nhìn chung, Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam gây hiệu quả mạnh về thị giác nhưng vẫn còn xây dựng trên chức năng tham chiếu, không có nội dung ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Họa sĩ hay thích chọn một đề tài hoặc chủ đề làm “ý tưởng” để minh họa, điều đó sẽ biến tác phẩm của họ thành một thứ mô phỏng để
minh họa một tình huống thực hoặc ấn định các sự kiện ngẫu nhiên hay bình thường [106, tr.62].
Tuy nhiên, đây chỉ là một quan điểm cá nhân, nếu nhìn nhận ở khía cạnh mà thẩm mỹ tạo hình, trang trí tạo nghĩa trong chủ đề tác phẩm Sắp đặt, thì “điểm yếu” - thiên nhiều về trang trí này lại đồng thời là điểm mạnh, tạo nên một sắc thái riêng biệt của NTSĐVN.
Khai thác, sử dụng YTTT trong Nghệ thuật Sắp đặt, không chỉ làm giàu truyền thống, tạo ra một hướng đi mở cho nghệ thuật phản ánh cuộc sống đương đại, mà còn tạo ra những ký hiệu độc đáo, góp phần nhận diện văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế. Hơn nữa, YTTT khi sử dụng hiệu quả còn góp phần tích cực tác động trở lại sự phát triển xã hội. Nó có thể góp phần làm cải biến xã hội, nâng cao nhận thức về việc ứng xử phù hợp với di sản, đồng thời nó có thể thúc đẩy các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển. Tuy nhiên, lấy truyền thống làm bệ đỡ để xây dựng tác phẩm cũng có những mặt hạn chế nhất định. Đây cũng chính là thách thức đối với bản lĩnh nghệ sĩ và vốn trải nghiệm cuộc sống của người thưởng thức. Truyền thống có trở thành bệ đỡ, ký hiệu nhận diện hay trở thành gánh nặng, sự kìm hãm, hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của chủ thể sáng tạo.
Liên hệ với Nghệ thuật Sắp đặt trong khu vực châu Á cho thấy, trở về truyền thống để tìm sự khác biệt cho Nghệ thuật Sắp đặt đã trở thành xu hướng mang tính quốc tế, gắn liền với mệnh đề: “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. Thậm chí, truyền thống trở thành bệ đỡ nền tảng, phương châm gắn liền với chiến lược phát triển nghệ thuật của một số nước. Điển hình là Học viện thể nghiệm nghệ thuật đương đại CAFA của Trung Quốc, đã có chủ trương khai thác truyền thống làm bệ đỡ cho những thể nghiệm nghệ thuật mới, “lấy nền tảng bối cảnh văn hóa nghệ thuật đương đại đa nguyên trên toàn cảnh quốc tế đồng thời lấy bề dày truyền thống thâm hậu của Trung Quốc làm bệ đỡ khoa thể nghệ thuật thử nghiệm” [81, tr.54]. Các tác phẩm của một số nghệ sĩ Trung Quốc cũng khai thác rất tốt các YTTT, tiêu biểu như tác phẩm
Sắp đặt Thiên Thư, Điểu, Quỷ gõ tường của Từ Băng (Xu Bing); Hạt hướng dương, Ghế, Đập vỡ bình cổ thời Hán, Colour của Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei); Nối dài Vạn lý trường thành 10.000 m của Sài Quốc Cường (Cai Go Qiang). Các tác phẩm Sắp đặt này đã rất thành công trong việc khai thác YTTT của họ, tiếp cận di sản vật thể như đồ thủ công, đồ gốm sứ, nghệ thuật cắt giấy, kiến trúc truyền thống, ký tự cổ; đồng thời tiếp cận di sản phi vật thể như biểu tượng rồng truyền thống, ký ức lịch sử dân tộc, không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa để xây dựng tác phẩm, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Truyền thống cũng được các nghệ sĩ Nhật Bản chú trọng khai thác nhằm tạo ra sự khác biệt với tên triển lãm nghệ thuật đương đại, đã trở thành phương châm sáng tác. Nghệ sĩ tại một số quốc gia ở châu Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines… cũng có xu hướng trở về truyền thống để tìm đến sự biểu hiện và những giá trị khác biệt khi xây dựng tác phẩm Sắp đặt của họ.Trong khu vực châu Á, Việt Nam và Trung Quốc không chỉ gần địa lý mà còn có văn hóa tương đồng, chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo. Nhiều tác phẩm Sắp đặt của các nghệ sĩ Trung Quốc lấy hình tượng, biểu tượng truyền thống của họ để thể hiện tác phẩm. Các hình tượng, biểu tượng như rồng, phượng, Vạn Lý Trường Thành, Hán tự...đem lại sự độc đáo, riêng biệt, ẩn dụ nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Đặc biệt là chủ đề phản biện xã hội đã được một số nghệ sĩ thể hiện vô cùng ấn tượng, làm nên tên tuổi nghệ sĩ và đưa Nghệ thuật Sắp đặt của họ có vị thế đáng kể trong phả hệ nghệ thuật đương đại thế giới. Trong đó, tiêu biểu là các tác phẩm Sắp đặt Sách trời, Điểu, Quỷ gõ tường, Phượng hoàng của tác giả Từ Băng (Xu Bing); Đánh rơi chiếc bình cổ thời Hán, Colours, Hạt hướng dương, Ghế của tác giả Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei); Nối dài Vạn Lý Trường Thành 10.000 m của tác giả Sài Quốc Cường (Cai Guo Qiang); Tiểu hồng nhan của tác giả Lã Thắng Trung (Li Sheng Zhong)... Có thể thấy, các tác phẩm Sắp đặt của Việt Nam và của Trung Quốc có một số điểm tương đồng đó là đều chú trọng khai thác các