ấy, con ấy thành ra rơm rác, rởm, không Việt Nam tý nào. Hai luận điểm ngược nhau về yếu tố truyền thống nêu trên đều sai vì câu hỏi sai!
NCS: Trong một số tác phẩm Sắp đặt giai đoạn trước và loạt tranh sơn dầu sáng tác gần đây của ông có sử dụng khá nhiều YTTT, hiện vật thủ công, tranh dân gian…để xây dựng tác phẩm. Vậy ông tìm thấy điều gì ở sự kết hợp này? Liên hệ với NTSĐVN, khai thác yếu tố truyền thống (vật thể và phi vật thể), chất liệu bản địa để xây dựng tác phẩm Sắp đặt, theo ông sẽ có những lợi thế nào đáng kể?
NQ: Tôi vẽ rất nhiều “yếu tố truyền thống” trong tranh từ thập kỷ 1970 đến nay. Tôi đã dùng hàng ngàn con lợn đất Đồng Xuân, hàng trăm cái quạt giấy làng Truồi, thớt gỗ me Gò Vấp, đá rải đường, dao phát và cái liềm Nam Bộ, cây tre ngà, mảnh đồ sứ, đũa tre gỗ...để làm một số tác phẩm Sắp đặt. Sau tôi có dùng nhiều tranh cúng mã Làng Sình ,Chợ lớn... xé dán vào tranh sơn dầu… Tôi thấy nếu các thứ đó tự nhiên cần thiết cho bức tranh cụ thể thì tranh đẹp = thành công. Nếu nó không thực là một sự cần thiết mà gắn ghép vào, dựa dẫm vào thì bức tranh cụ thể đó xấu = thất bại. Như thế, tại tôi chứ các “YTTT” không liên quan tới chất lượng tác phẩm. Do đó, phát huy sử dụng hay cắt đứt hủy bỏ các “YTTT” không có công tội gì với Nghệ thuật Sắp đặt và nghệ thuật nói chung, mọi nơi cũng như Việt Nam. Có thể là tại hiện tình cụ thể của nghệ thuật ta 1990 > 2020 là có một làn sóng lạm phát “YTTT” nên người ta mới phải bàn tới hiện tượng này chăng?
NCS: Theo ông NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, có thành tựu nào nổi bật không?
NQ: Nhìn chung, các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam chưa thành công lắm, chưa có tác giả làm Sắp đặt mà ta nhớ được tên nên không thể nêu ý gì về “Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”. Mà nó có vẻ cũng đang tàn dần hoặc tan biến vào các dự án nghệ thuật thực địa cộng đồng và du lịch ?!
NCS: Nhận định của ông như thế nào về vai trò, vị thế của YTTT trong nghệ thuật đương đại nói chung, NTSĐVN nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu, hội nhập quốc tế?
NQ: Vì contemporary art (nghệ thuật đương đại) muốn tác phẩm có tính địa phương và vì Nghệ thuật Sắp đặt dùng nhiều đồ vật có sẵn trên một địa hình cụ thể nên khắp thế giới các nghệ sĩ làm Sắp đặt ưa dùng các yếu tố, vật phẩm truyền thống, địa phương. Các nghệ sĩ Việt cũng vậy từ bu gà, gạo thóc, tre pheo, hàng mã, guốc gỗ, lụa, vải, chày cối, gùi, thổ cẩm…, đến bàn ghế, tượng Phật, tượng Mẫu, rối nước, xiêm áo, ngai thờ cung đình, dao, búa, liềm, rơm rạ…vv.
NCS:Cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn, chúc ông luôn tràn đầy năng lượng sáng tạo!
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 19
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 20
- Phỏng Vấn Chuyên Gia Và Trao Đổi Với Nghệ Sĩ 161
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 23
- Biểu Hiện Yếu Tố Truyền Thống Qua Tạo Hình
- Biểu Hiện Yếu Tố Truyền Thống Qua Trang Trí
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
PV3:Cuộc phỏng vấn giữa NCS với nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế (THYT):
Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1995, chuyên ngành Hội họa, tốt nghiệp Cao học Học viện Mỹ thuật TW Bắc Kinh chuyên ngành Sơn dầu năm 2004, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam năm 2016. Ông là tác giả của một số công trình về nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam và sáng tác nhiều tác phẩm mang tính ý niệm.
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 11 tháng 4 năm 2021. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
NCS:Theo ông, hiện vật thủ công truyền thống và chất liệu bản địa có vai trò như thế nào trong kiến tạo tác phẩm Sắp đặt ở Việt Nam?
THYT:Trong những điểm đặc sắc của Nghệ thuật Sắp đặt của các nước châu Á là sử dụng các hiện vật thủ công truyền thống, chất liệu bản địa để sáng tạo tác phẩm. Đó chính là khả năng khai thác tri thức truyền thống của các nghệ sĩ Đương đại. Như chúng ta đã biết, các chất liệu như sơn dầu là
chất liệu đặc trưng của hội họa, phương Tây đã đóng góp vô vàn tác phẩm mỹ thuật cho nhân loại. Bản thân chất liệu này cũng phản ánh văn hóa và phương thức tư duy của phương Tây.
Trong nghệ thuật tạo hình truyền thống, chất liệu thể hiện tương đối ít, chúng ta có thể đếm trên đầu ngón tay được như: màu nước, mực tàu, màu bột, sơn dầu, phấn màu, màu sáp... trong nghệ thuật hội hoạ; là thạch cao, đất sét, đá, gỗ, đồng, nhôm, bạc, vàng, thép không gỉ… trong nghệ thuật điêu khắc. Khi vượt ra ngoài khuôn khổ của của hội họa, Nghệ thuật Sắp đặt đã khám phá ra nhiều chất liệu mới, là kết quả của việc khai thác các tri thức truyền thống (Traditional Knowledge).
NCS:Vậy, ông có thể nói rõ hơn nội hàm của “tri thức truyền thống”?
THYT:Việc các nghệ sĩ châu Á dựa trên những tri thức truyền thống để kiến tạo tác phẩm đã mang đến tính chất địa phương riêng có cho tác phẩm. Vì những tri thức truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ, là dạng kiến thức cụ thể về một địa điểm, môi trường tự nhiên nhất định nào đó, nên nó dễ gợi nên nghĩa cảnh địa phương, gợi ý về nơi chốn của tác phẩm. Theo báo cáo của Nhóm Nghiên cứu của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU) về Khoa học và Tri thức Truyền thống mô tả kiến thức truyền thống là:
"một khối kiến thức, bí quyết, thực hành và cách thể hiện tích lũy được duy trì và phát triển bởi các dân tộc có lịch sử tương tác mở rộng với môi trường tự nhiên. Những cách hiểu, cách diễn giải và ý nghĩa phức tạp này là một phần và mảnh đất của một phức hợp văn hóa bao gồm ngôn ngữ, hệ thống đặt tên và phân loại, thực hành sử dụng tài nguyên, nghi lễ, tâm linh và thế giới quan”.
Quá trình hình thành tri thức truyền thống liên quan đến một tộc người cụ thể, mảnh đất cụ thể, nên rất tự nhiên, nó phản ánh lịch sử văn hóa của tộc người đó. Trong quá khứ, tất cả những sáng tạo nghệ thuật đều gắn bó mật thiết với tri thức truyền thống. Ví dụ như những pho tượng Mẫu được làm
bằng công nghệ tượng đất hay tượng gỗ phủ sơn, niềm tin tâm linh đã trộn lẫn vàng son, bùn đất, sơn then để tạo dựng nên hình hài pho tượng. Có những hành vi nghi lễ liên quan đến những điều cấm kị, những niềm tin thiêng liêng được một nhóm cộng đồng thừa nhận nó. Ví dụ như phép yểm tâm khi làm tượng thờ. Ví dụ như những chiếc lông gà trên ban thờ các gia đình người H`mong.
NCS:Vấn đề khai thác chất liệu bản địa, “tri thức truyền thống” của các nghệ sĩ làm Nghệ thuật Sắp đặt ở châu Á như thế nào?
THYT:Dựa vào tri thức truyền thống để tạo nên sự khác biệt trong nghệ thuật là kế sách thường được các nghệ sĩ châu Á thực hiện rất thành công. Katsura Funakoshi là nghệ sĩ đã sử dụng cách thức tạo tượng truyền thống điêu khắc gỗ của Nhật Bản để sáng tạo các pho tượng bán thân. Montien Boonma (1953 - 2000), người có tác phẩm giải quyết vấn đề bất ổn trong quá trình chuyển đổi, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Thái Lan. Tác phẩm của ông luôn mang hơi thở của văn hóa Thái Lan, của Phật giáo Thái Lan, những chất liệu quen thuộc của người Thái.
Đây cũng là một thao tác rất được các nghệ sĩ đương đại Trung Hoa ưa thích sử dụng. Năm 1999 một nghệ sỹ người Mỹ gốc Hoa Cai Guojiang (Sài Quốc Cường) đã đạt được huy chương vàng trong liên hoan nghệ thuật thường niên ở Venice. Cai Guojiang trình diễn cho mọi người xem cảnh các nghệ sỹ nặn lại quần thể tượng Thu thuế, một tác phẩm điêu khắc hoành tráng thời Cách mạng văn hoá (1965). Quần thể này là một tác phẩm kinh điển của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, gồm 114 nhân vật, 108 đạo cụ. Thay vì cho người xem được thưởng lãm một tác phẩm hoàn chỉnh, Cai cho khán giả được thấy lại một quá trình xây dựng tác phẩm. Ý tưởng này của Cai bắt nguồn từ hành vi xem nặn tò he trong nghệ thuật dân gian. Cai Guojiang cũng là nghệ sĩ đã rất thành công khi sử dụng thuốc súng để tạo tác phẩm. Không chỉ có CaiGuojiang, có rất nhiều nghệ sĩ đã vận dụng những tri thức truyền
thống để kiến tạo tác phẩm. Có thể kể ra những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng thế giới như: Ai Weiwei (Ngải Ngụy Ngụy), Xu Bing (Từ Băng), Lu Shengzhong (Lã Thắng Trung)…
NCS:Trân trọng cảm ơn ông, chúc ông có nhiều phát hiện mới!
PV4:Cuộc phỏng vấn giữa NCS với nhà nghiên cứu Mỹ thuật Vũ Huy Thông (VHT):
Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Vũ Huy Thông, sinh năm 1974, tại Nam Định. Tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật, ngành Lý luận và lịch sử Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hiện công tác tại Viện Mỹ thuật, tham gia sáng tác tranh, là tác giả của nhiều bài viết, tham luận, đề tài nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam.
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 15 tháng 4 năm 2021. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
NCS: Là nhà nghiên cứu mỹ thuật, có cơ hội theo dõi thường xuyên các hoạt động mỹ thuật đương đại ở Việt Nam, xin ông cho biết nhận xét chung về hoạt động Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam 10 năm trở lại đây so với giai đoạn trước đó?
VHT: NTSĐVN 10 năm trở lại đây có xu hướng chững lại so với khoảng thời gian từ 1995 tới 2010. Gần đây, Nghệ thuật Sắp đặt có những hình thức đơn giản hơn (ví dụ các tác phẩm đồ họa được trình bày theo hướng Sắp đặt, tuy nhiên đó thường là các sáng tạo về hình thức trưng bày chứ không có nội hàm về ý nghĩa, nội dung tư tưởng...). Các triển lãm quy mô lớn tầm quốc gia (Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc; các kỳ Festival Mỹ thuật trẻ) ngày càng ít sự tham gia của Nghệ thuật Sắp đặt, nếu có thì chúng thường khá “hiền lành”, không có những tác phẩm cầu kỳ về hình thức hoặc có nội dung có gây sự chú ý đặc biệt; Cá biệt có một số tác phẩm đáng chú ý: ví dụ The Vacan Chair (cái ghế trống, Hà Nội 2015) của nghệ sĩ Bàng Nhất Linh hoặc
Mơ một giấc mơ tương lai của Nguyễn Trần Ưu Đàm tại Viện Goethe Hà Nội 2017...
NCS: Theo ông, các tác phẩm Sắp đặt sử dụng hiện vật thủ công truyền thống, chất liệu bản địa để xây dựng tác phẩm có những thuận lợi và hạn chế nào đáng lưu ý?
VHT:Thuận lợi: có thể dễ hơn cho người xem Việt Nam tiếp cận tác phẩm (vì thân thuộc với đời sống văn hóa, ký ức thị giác...)
Hạn chế: dễ khiến nghệ sĩ bị khuôn định trong câu chuyện ý tưởng và chất liệu khi đề cập tới chủ đề truyền thống; dễ bị lặp lại các định kiến về văn hóa và ý nghĩa văn hóa.
NCS: Theo ông, NTSĐVN có mối liên hệ nào nổi bật với truyền thống không?
VHT:Mối liên hệ với truyền thống nên được hiểu rộng về nội hàm, nội dung tác phẩm, đương nhiên khi nghệ sĩ muốn đề cập với các vấn đề, câu chuyện ở Việt Nam, của người Việt Nam thì trong đó đã có sẵn các yếu tố truyền thống rồi (có thể hoàn toàn vô hình); vậy nên không thể nói về một mối liên hệ nổi bật nào đó theo nghĩa về sử dụng hay thao tác với chất liệu.
NCS: Vậy tính xung đột thể hiện trong chủ đề củaNTSĐVN, được ông nhìn nhận như thế nào?
VHT:Nghệ thuật Sắp đặt là loại hình nghệ thuật mới ở Việt Nam. Trong xã hội đương đại, nghệ sĩ tìm thấy sự tương phản mạnh mẽ các vấn đề xung đột văn hóa, quan niệm giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại... Vấn đề này được thể hiện trong NTSĐVN cũng là lẽ tự nhiên, là sự phản chiếu chân thực đời sống đương đại trước những thay đổi, biến động xã hội.
NCS: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế, theo ông truyền thống có trở thành bệ đỡ cho sáng tạo nghệ thuật đương đại không? Nhận định của ông về xu hướng phát triển NTSĐVN như thế nào?
VHT:Truyền thống (hiểu theo nghĩa rộng nhất) luôn là thành phần sẵn có của nghệ sĩ Việt, nó có là bệ đỡ hay không tùy thuộc vào mỗi nghệ sĩ, cách thức họ tư duy và thực hành nghệ thuật.
Xu hướng NTSĐVN sẽ theo những xu hướng chung, lớn của quốc tế.
NCS:Xin cảm ơn ông, chúc ông thành công trong cuộc sống!
Trao đổi vớinghệ sĩ
Thực hiện mục trao đổi này, NCS đã gặp gỡ 13 nghệ sĩ làm Sắp đặt ở Việt Nam để tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua hai câu hỏi: Tại sao ông/ bà lựa chọn sử dụng hiện vật thủ công, yếu tố truyền thốngtrong sáng tác Sắp đặt của mình? Khi sử dụng các yếu tố này để xây dựng tác phẩmSắp đặt, ông/ bà có thấy chúng bộc lộ hạn chế nào không?
Dưới đây là ý kiến của các nghệ sĩ:
NS. Lê Văn Sửu:Theo tôi, việc sử dụng YTTT thường phụ thuộc vào nội dung tác phẩm nghệ thuật, điểm ưu việt của chúng là chuyển tải thông điệp nhanh nhất, tạo sự nhận diện vùng văn hoá, nhận diện văn hoá dân tộc. Việc sử dụng YTTT có hạn chế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của cá nhân nghệ sĩ.
NS. Nguyễn Nghĩa Phương: Tôitìm thấy sự gần gũi của vẻ đẹp thị giác và bởi chúng mang tín hiệu tinh thần truyền thống, tạo cho Sắp đặt một sắc thái riêng biệt. Tôi cho rằng YTTT không có hạn chế khách quan nào cả.
NS. Nguyễn Thế Sơn: Vì tôi muốn đưa truyền thống đến gần cộng đồng hơn, muốn nó trở nên sinh động, hiện diện trong đời sống đương đại. Truyền thống được xem như một chất liệu để biểu đạt tư tưởng của người nghệ sĩ. Xác định truyền thống chỉ là chất liệu nên nó không có hạn chế. Hạn chế hay không là do người sử dụng nó.
NS. Oanh Phi Phi: Thường xuyên sử dụng tranh sơn mài, sơn ta truyền thống để xây dựng tác phẩm Sắp đặt, tôi thấy chúng rất độc đáo, hiệu quả trong khả năng biểu đạt ký ức. Tôi muốn sử dụng tranh sơn mài, sơn ta
truyền thống như một chất liệu của Nghệ thuật Sắp đặt. Tôi không thấy nó có hạn chế, mà chỉ thấy như một thách thức khi sử dụng.
NS. Đặng Thị Khuê: Truyền thống có giá trị nhận diện và kết nối, tôi tình cờ bắt gặp cái đương đại trong truyền thống. Tôi thích tự tay làm ra tác phẩm, bởi lẽ ở đó tôi được thực hành bí quyết nghề nghiệp trên cơ sở tiếp thu tinh thần truyền thống. Hạn chế ư? Hạn chế chỉ xuất hiện khi tôi không làm chủ được nó.
NS. Nguyễn Minh Thành: Tôi sử dụng yếu tố truyền thống trong các tác phẩm Sắp đặt của mình một cách tự nhiên bởi tôi cảm thấy gần gũi, phù hợp với sở trường của mình. Yếu tố truyền thống không có hạn chế khách quan, nhưng nó sẽ là gánh nặng nếu nghệ sĩ trở thành nô lệ của nó.
NS. Chu Lượng: Tôi thích sử dụng trực tiếp những con rối nước truyền thống làm Sắp đặt, bởi chúng mang tinh thần dân tộc sâu sắc của một nền văn minh lúa nước. Chúng nổi bật trong việc phản ánh vấn đề đương đại, câu chuyện lịch sử của dân tộc. Sử dụng đồ thủ công được làm từ vật liệu tự nhiên, không bền vững nên rất khó thi công với quy mô lớn và khó tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ngoài trời.
NS. Đinh Khắc Thịnh: Đơn giản là khi sử dụng yếu tố truyền thống trong các tác phẩm Sắp đặt của mình, tôi tìm thấy sự thoả mái trong lòng và thấy công chúng dễ dàng đón nhận trong một hình thức mới. Tôi chưa gặp phải khó khăn nào khi sử dụng chúng.
NS. Vương Văn Thạo: Tôi tìm đến những hình ảnh, biểu tượng truyền thống khi xây dựng tác phẩm nhằm tái hiện lại ký ức với thông điệp về sự bảo tồn, bảo lưu những giá trị truyền thống đang có nguy cơ mai một trong đời sống đương đại.
NS. Vũ Xuân Đông: Tôi muốn sử dụng YTTT trong tác phẩm Sắp đặt của mình, làm tái hiện lại những hình ảnh quá khứ trong bối cảnh hiện tại nhằm tôn vinh nét đẹp nghệ thuật của di sản và phản ánh những vấn nạn của