liệu bản địa...tạo nên một thẩm mỹ mới lạ mang tính ý niệm, siêu hình, trừu tượng. Những hiện vật thông thường mang chức năng gia dụng, tín ngưỡng trong cuộc sống hoặc gắn liền với lĩnh vực sân khấu, trang trí kiến trúc...đã thoát khỏi ranh giới vốn có để trở thành “chất liệu” xây dựng tác phẩm Sắp đặt, với chức năng và thông điệp mới trong đời sống nghệ thuật đương đại. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu sử dụng trực tiếp các hiện vật thủ công, ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống như: Ký tự, Ký ức 1, Những gương mặt cuộc đời, Đồng lúa, Vạc và Xổm, Forttress temple...
Sáng tạo nghệ thuật là tìm đến giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn trong sự biểu hiện khác biệt. Mỗi dân tộc đều gắn liền với nền văn hóa và truyền thống khác nhau. NTSĐVN giai đoạn này đã trở về truyền thống dân tộc để khai thác và mở rộng ranh giới thẩm mỹ vừa mang sắc thái bản địa (nội sinh) vừa chứa đựng đặc trưng thẩm mỹ phương Đông và cả những phẩm chất mới được bổ sung, tiếp nhận từ bên ngoài (ngoại sinh) trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ của hình khối, lối bố cục, không gian, màu sắc truyền thống, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho hình thức NTSĐVN, thì bản thân YTTT hàm chứa sẵn trong nó ý nghĩa lịch sử, văn hóa bản địa. Yếu tố tạo hình, trang trí truyền thống vốn chỉ xuất hiện phổ biến trong các loại hình nghệ thuật như Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc và gắn liền với đồ thủ công phục vụ tín ngưỡng, đồ gia dụng trong đời sống cộng đồng, đã trở thành thành phần, chất liệu kiến tạo Nghệ thuật Sắp đặt. Điều này cho thấy rõ giá trị của YTTT góp phần mở rộng ranh giới thẩm mỹ qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 khẳng định rõ giá trị mở rộng ranh giới thẩm mỹ trong sự kết hợp hòa quyện giữa truyền thống với hiện đại. Đồng thời khẳng định lý do tồn tại của truyền thống trong đời sống đương đại, nói như học giả Thomas Morus (1478
-1535), tác giả cuốn tiểu thuyết giả tưởng Utopia, cho rằng: “truyền thống không phải là gìn giữ đống tro tàn, mà là chuyển tiếp ngọn lửa” [132].
Tuy nhiên, các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT, quá chú trọng đến hình thức “duy mỹ”, “mang tính minh họa” cho ý tưởng, chủ đề như tác giả Kraevskaia Natalia đã chỉ ra, là những hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện trong quá trình phát triển của NTSĐVN giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, YTTT đã trở thành nhân tố quan trọng kiến tạo NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, góp phần mở rộng ranh giới thẩm mỹ, hướng tới thẩm mỹ thị giác hóa cảm nhận nội tâm của con người, quan tâm đến cái vô hình với sự giao cảm và chiêm nghiệm ở người xem. Quá trình phát triển của NTSĐVN giai đoạn này, YTTT hòa quyện với hiện đại đã không chỉ làm đa dạng biểu đạt, mở rộng ranh giới thẩm mỹ mà còn góp phần định vị NTSĐVN trong đời sống xã hội và dòng chảy nghệ thuật đương đại đầy biến động.
3.2.3. Định vị Nghệ thuật Sắp đặt
Định vị Nghệ thuật Sắp đặt trong trường hợp này được hiểu là xác định vị trí của NTSĐVN trong đời sống xã hội của người Việt và vị trí cuả nó trong lịch sử nghệ thuật đương đại.
Đối với lịch sử nghệ thuật đương đại, các tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt có YTTT đã khẳng định được vị trí của mình, từng bước được thể chế chính thức công nhận. Hầu hết trong các cuộc Triển lớn mang tính chất quốc gia như Festival Mỹ thuật trẻ, Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam...trong các cuộc Festival tổ chức tại Huế, Triển lãm Biennale tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, đều có sự tham gia của các tác phẩm Sắp đặt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình Nghệ thuật Sắp đặt, cách thức quản lý, cách thức tổ chức nghệ thuật cũng từng bước thay đổi phù hợp, đồng hành với sự phát triển của thực tiễn. Cụ thể là, các Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ, Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2010 đã chính thức có hạng mục giải thưởng cho tác phẩm Sắp đặt. Điều thay đổi đáng ghi nhận trong cách thức tổ chức (2015) là đã thành lập Hội đồng Nghệ thuật Sắp đặt để bình xét giải thưởng cho loại hình nghệ thuật này, thay vì chỉ có Hội đồng bình chọn chung như trước đó. Như vậy,
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 14
- Tính Xung Đột Giữa Truyền Thống Với Hiện Đại
- Đa Dạng Biểu Đạt Qua Hình Thức Và Chủ Đề Tác Phẩm
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 18
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 19
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 20
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Nghệ thuật Sắp đặt từ chỗ phát triển tự phát giai đoạn đầu, đã từng bước được thể chế công nhận, khẳng định vị trí của nó ngang bằng các loại hình nghệ thuật truyền thống vốn có. Hơn nữa, đội ngũ nghệ sĩ làm Sắp đặt cũng từng bước chuyên nghiệp hơn, khẳng định được phong cách, hướng đi riêng như Đặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Minh Thành, Trần Hậu Yên Thế, Lê Thừa Tiến, Đinh Khắc Thịnh, Bùi Công Khánh, Oanh Phi Phi, Phan Thảo Nguyên, ... đóng góp vào thành công chung của NTSĐVN trong lịch sử nghệ thuật đương đại.
Đối với đời sống xã hội đương đại, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT đã và đang từng có chỗ đứng trong lòng công chúng. Hơn nữa, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT đã khẳng định là phương tiện nghệ thuật nổi trội trong việc phản chiếu những thay đổi, biến động của xã hội đương đại, so với các loại hình nghệ thuật truyền thống vốn có. Các tác phẩm này đã đưa nghệ thuật đến gần công chúng hơn, lan tỏa giá trị truyền thống thông qua cách thức biểu hiện mới, vẫy gọi sự tương tác của công chúng tham gia một cách tự do, bình đẳng. Các tác phẩm Sắp đặt có YTTT trở thành một kênh giải trí bình dân, người tham dự có thể tiếp nhận thông tin, tri thức qua hình thức và chủ đề tác phẩm một cách tự nhiên, tự nguyện trong quá trình tham dự “cuộc chơi”. Nhận định về khía cạnh này, tác giả Trần Hoàng Ngân cho rằng: “thông qua các tác phẩm nghệ thuật, di sản được tôn vinh và góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng để những giá trị truyền thống của ông cha để lại không bị mai một, quên lãng” [71, tr.29]. Hơn nữa, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT tạo cho công chúng “dễ tiếp nhận” (nói như nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh) qua cách thức biểu hiện mới. Qua đó, công chúng từ chỗ yêu nghệ thuật, yêu di sản truyền thống, hiểu nó đến chỗ trân trọng, ứng xử phù hợp với nghệ thuật và di sản trong đời sống đương đại, mà họ đang là chủ thể sống.
Có thể khẳng định rằng, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT với sự phát triển và những thành tựu đạt được, được thể chế chính thức công nhận, công chúng
ủng hộ, đã định vị Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam trong lịch sử nghệ thuật đương đại và đời sống xã hội. YTTT được xem là cây cầu kết nối với hiện đại, là sự hòa quyện giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh nhằm biểu đạt giá trị truyền thống trong cách thức biểu hiện mới. Tác giả Vũ Khiêu khẳng định: “hiện đại không bao giờ cắt đứt với truyền thống”, có chung quan điểm này, tác giả Nguyễn Quân khẳng định: “Nghệ sĩ, nghệ thuật luôn đối thoại, sống với truyền thống bản địa như ai cũng sống với quá khứ và quê hương”, truyền thống là vốn tinh thần, một lợi thế lớn, sẵn có đối với sáng tạo nghệ thuật đương đại, thông qua nghệ thuật Sắp đặt, YTTT tiếp tục được kế thừa, tồn tại và phát triển, tạo lập một vị thế mới cho NTSĐVN, đáp ứng những thay đổi của bối cảnh văn hóa xã hội đầy ồn ào, biến động.
Như vậy, bên cạnh giá trị góp phần đa dạng biểu hiện, mở rộng ranh giới thẩm mỹ, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT giai đoạn này còn góp phần định vị Nghệ thuật Sắp đặt trong nghệ thuật đương đại Việt Nam và hội nhập vào dòng chảy nghệ thuật quốc tế. Các tác phẩm Sắp đặt có YTTT khẳng định thành tựu, vai trò và vị thế của nó bình đẳng với các loại hình nghệ thuật truyền thống. YTTT trong tác phẩm Sắp đặt không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho hình thức mà còn chuyển tải hiệu quả thông điệp qua chủ đề của tác phẩm, phản ánh kịp thời, cập nhật, trực diện đời sống đương đại mà các loại hình nghệ thuật truyền thống trước đây khó có thể thực hiện. Đánh giá về điểm nổi trội của Nghệ thuật Sắp đặt, tác giả IoIa Lenzi cho rằng: “NTSĐ tiến hành đối thoại với người xem cả về hình thức lẫn ý tưởng do nó có thể lắp ghép dễ dàng các ký hiệu khác nhau nên nó trở thành diễn đàn để vạch trần phê phán các mâu thuẫn nảy sinh từ người dân trong các cảnh huống đối nghịch” [87, tr.100]. Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này đã tạo nên đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật, khẳng định vị thế và sự khác biệt so với Nghệ thuật Sắp đặt ở khu vực và thế giới.
3.3. Luận bàn về vai trò, giá trị và xu hướng tiếp cận truyền thống
Cách tiếp cận di sản trong NTSĐVN
Có thể nhận thấy YTTT như một mạch ngầm chảy suốt chiều dài lịch sử dân tộc, có đào thải và tiếp nhận, tích hợp và tiếp biến trong quá trình tồn tại, phát triển. YTTT được thiết lập từ cuộc sống của cộng đồng, tạo nên di sản vật thể và phi vật thể, từ tranh, tượng, kiến trúc, vật dụng cụ thể cho tới sản phẩm tinh thần, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc. Do vậy, YTTT là dấu vết lịch sử văn hóa, thẩm mỹ, tinh thần và tư tưởng của dân tộc, không chỉ biểu hiện khả năng sáng tạo, mà còn thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan và thái độ của con người trước cuộc sống. Lịch sử nhân loại, suy cho cùng là lịch sử của sự sáng tạo có kế thừa, lĩnh vực khoa học và nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật này. Cách tiếp cận truyền thống để xây dựng các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018, có thể khái quát trong hai dạng sau: Tiếp cận di sản vật thể; Tiếp cận di sản phi vật thể.
Tiếp cận di sản vật thể: khai thác, sử dụng trực tiếp hiện vật, họa tiết, màu sắc truyền thống, không gian kiến trúc cổ để xây dựng tác phẩm Sắp đặt. Cách tiếp cận này khá phổ biến trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này. Nổi bật là các tác phẩm Sắp đặt như: Ký tự, Trở về, Những gương mặt cuộc đời, Giọt sương Jrai, Vòng quay cuộc đời, Đồng đội, Hối tụ, Phượt. Tuy nhiên, cách tiếp cận nào cũng có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Đối với các tác phẩm Sắp đặt sử dụng trực tiếp các hiện vật truyền thống thì mặt thuận lợi dễ dàng nhận thấy là hiện vật có sẵn dễ dàng tìm kiếm, chất liệu rẻ tiền; các hiện vật, đồ thủ công, họa tiết, màu sắc đã mang sẵn ký hiệu, giá trị văn hóa nghệ thuật, giá trị lịch sử, tín ngưỡng truyền thống. Do đó, khi sử dụng các hiện vật truyền thống để xây dựng tác phẩm Sắp đặt không chỉ tạo cho công chúng cảm thấy gần gũi, dễ tiếp nhận mà còn giúp cho công chúng hiểu hơn về những giá trị nghệ thuật, tư tưởng văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng truyền thống thông qua biểu hiện mới trong Nghệ thuật Sắp đặt. Từ việc mở rộng hiểu biết về truyền thống, công chúng sẽ cảm thấy yêu thích, trân trọng di sản hơn. Cách tiếp cận di sản vật thể, khai thác, sử
dụng trực tiếp hiện vật truyền thống để tạo dựng tác phẩm Sắp đặt, tạo cơ hội cho truyền thống khẳng định vai trò mới của nó trong đời sống đương đại.
Song, cách tiếp cận di sản vật thể, khai thác, sử dụng hiện vật, họa tiết, màu sắc truyền thống, kiến trúc cổ để xây dựng tác phẩm Sắp đặt cũng có những hạn chế, thách thức lớn đối với người sáng tác. Hiện vật truyền thống có sẵn, dễ khiến cho nghệ sĩ nảy sinh tâm lý ỉ lại, thiếu sáng tạo. Đồng thời, sử dụng những hiện vật truyền thống có sẵn cũng dễ dẫn đến việc trùng lặp hình thức thể hiện và ý tưởng nghệ thuật. Hơn nữa, hiện vật truyền thống có sẵn, đồ thủ công dân gian thường được làm từ những vật liệu tự nhiên, có độ bền vững kém, đặc biệt khi phải thực hiện ở ngoài trời hoặc trong điều kiện không khí ẩm thấp, cũng là thách thức đối với nghệ sĩ.
Tiếp cận di sản phi vật thể: khai thác tinh thần thẩm mỹ, lối bố cục, tư tưởng văn hóa tín ngưỡng, tích chuyện cổ, ca dao, tục ngữ, triết lý dân gian từ gợi ý truyền thống để xây tạo dựng tác phẩm Sắp đặt. Cách tiếp cận này đòi hỏi nhiều khả năng sáng tạo từ phía nghệ sĩ, YTTT chỉ là những gợi ý, khơi nguồn sáng tạo. Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này khai thác khá hiệu quả các tích chuyện cổ, truyền thuyết lịch sử hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những gợi ý của văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh đó, một số tác phẩm Sắp đặt điển hình, chịu ảnh hưởng tích cực từ gợi ý truyền thống như: Những bàn tay, Những con mắt nguyên thủy. Các tác phẩm Sắp đặt này chịu ảnh hưởng gián tiếp từ gợi ý tạo hình và tư tưởng nghệ thuật của bức tượng Thiên thủ thiên nhãn truyền thống.
Một số tác phẩm Sắp đặt chịu ảnh hưởng của lối bố cục phân lớp không gian trong kiến trúc truyền thống và quan niệm triết lý âm dương, tam tài trong dân gian, tạo cho các tác phẩm có hình thức phong phú, nội dung sâu sắc. Điển hình là các tác phẩm Sắp đặt như: Một tâm hồn, Chuyện của đình, Ngày và đêm, Đất và nước, Ký tự. Các tác phẩm Sắp đặt này đã mang lại một ấn tượng thị giác mạnh, biểu đạt hiệu quả những thứ thuộc về tinh thần, trừu
tượng và triết lý nhân sinh quan, vũ trụ quan của người phương Đông. Không gian tác phẩm mang tính ý niệm gắn liền với triết lý âm dương ngũ hành mang ký hiệu ẩn dụ thông qua cách thức phân chia, bố cục không gian trong tác phẩm Sắp đặt.
Một số tác phẩm Sắp đặt tiếp cận di sản phi vật thể thông qua việc khai thác, gợi ý từ tích chuyện cổ, truyền thuyết lịch sử, văn hóa tín ngưỡng để xây dựng tác phẩm. Các tác phẩm tiêu biểu cho loại này có thể kể đến như: Chuyện của chàng Rít, Huyền sử, Rằm tháng bảy, Nhân gian, Nguyện cầu, Cầu mưa, Việt Nam cuộc chiến tranh hóa thạch, Chén và đũa 1945.
Các tác phẩm Sắp đặt này đã khai thác những yếu tố văn hóa tín ngưỡng, sự kiện lịch sử, làm nổi bật chủ đề truyền thống mang đậm tinh thần gắn liền với câu chuyện của dân tộc và những quan niệm tín ngưỡng sâu đậm trong đời sống tín ngưỡng dân gian của cộng đồng.
Nhìn chung, cách tiếp cận di sản phi vật thể để xây dựng tác phẩm Sắp đặt được khai thác khá phổ biến và hiệu quả. Cách tiếp cận này đòi hỏi khả năng sáng tạo cao từ phía chủ thể sáng tạo. Cũng vì thế mà cách tiếp cận này phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng tác phẩm, tổ chức không gian, bắt nguồn từ gợi ý từ tinh thần truyền thống. Nói cách khác, lối tiếp cận này đòi hỏi nghệ sĩ tạo ra hình thức biểu hiện hoàn toàn mới từ gợi ý của chủ đề truyền thống.
Ngoài ra, cũng có một số tác phẩm Sắp đặt kết hợp kết hợp cách tiếp cận di sản vật thể và không gian di sản để thực hiện tác phẩm. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm Sắp đặt loại này không nhiều và chưa thật nổi bật. Song, khách quan mà nói, đây là một tiềm năng lớn với vô số di sản văn hóa, lịch sử, không gian kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng phân bố khắp ba miền mà Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam có thể tiếp cận, khai thác. Một số tác phẩm Sắp đặt Việt Nam đã kết hợp cách tiếp cận này, có thể kể đến như: Không gian nghệ thuật, Ẩn náu, Quảng trường thi ca. Nhìn chung, các tác phẩm Sắp đặt này đã
khai thác kiến trúc cổ và “tiếm đoạt” được không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa cho tác phẩm, bước đầu khai mở một hướng tiếp cận đầy tiềm năng.
Cách tiếp cận này, đòi hỏi ở người nghệ sĩ khả năng tổ chức không gian tốt, vốn kiến thức phong phú về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng gắn liền với không gian kiến trúc, bối cảnh muốn tiếm đoạt để xây dựng tác phẩm.
Bên cạnh hai xu hướng tiếp cận di sản nêu trên, các nghệ sĩ Việt Nam đã chú trọng khai thác chất liệu bản địa truyền thống để xây dựng tác phẩm, tạo nên một thẩm mỹ dung dị, độc đáo. Trong lĩnh vực nghệ thuật, chất liệu được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả phần vật chất và phần tinh thần. Ví dụ chất liệu (vật chất, lý tính) sơn dầu, sơn mài trong hội họa; chất liệu (tinh thần, trừu tượng) dân ca, dân gian trong âm nhạc, chẳng hạn. Đối với Nghệ thuật Sắp đặt, chất liệu cũng mang thông điệp cho tác phẩm. Chất liệu cũng phản ánh khá rõ sự phát triển và đời sống văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng, kinh tế, xã hội. Đối với các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây, Mỹ thì đa số là chất liệu nhân tạo, sản phẩm công nghiệp được sử dụng để xây dựng tác phẩm Sắp đặt. Ngược lại, Việt Nam là đất nước nông nghiệp gắn liền với các ngành nghề thủ công, nhiều sản phẩm truyền thống được làm từ chất liệu bản địa, tự nhiên. Tuy cùng sử dụng chất liệu truyền thống để xây dựng tác phẩm, song mỗi tác phẩm lại có một cách tiếp cận, khai thác biểu hiện khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng biểu hiện. Từ việc sử dụng nguyên mẫu hiện vật truyền thống, chất liệu bản địa như trong các tác phẩm Sắp đặt Trở về, ký ức 1, Những gương mặt cuộc đời, Một tâm hồn, Đồng lúa, Rằm tháng bảy; sử dụng truyền thống trên cơ sở gợi ý, tạo hình biến dạng tiêu biểu như các tác phẩm Sắp đặt Những cái túi, Đối diện, Những con mắt nguyên thủy; khai thác hoa văn, màu sắc trang trí truyền thống như: Chuyện của đình, Hành trình lịch sử, Vòng quay cuộc đời, Những áng mây xưa, Sông Tô; khai thác các tích cổ, ký ức, truyền thuyết lịch sử, văn hóa của dân tộc làm chủ đề sáng tác như: Chuyện của chàng Rít; Huyền sử, Những con số