Đa Dạng Biểu Đạt Qua Hình Thức Và Chủ Đề Tác Phẩm


[66, tr.40]. Mối quan hệ giữa tổ hợp đồ vật, hình tượng với bối cảnh đương đại cũng thể hiện rõ trong cụm tác phẩm Sắp đặt Ngóng 1, 2, 3 (2010) (H.4.1.11, tr.208), của tác giả Trần Văn Thức, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’épace, Hà Nội. Những bức tượng được tạo hình cực thực, miêu tả những bà mẹ áo nâu, khăn mỏ quạ tiêu biểu cho tầng lớp lao động của nông thôn xưa, người ngồi trên sập cổ, người đang trên giường buông màn, người đang cúi bám vào cửa kính với vẻ lạc lõng nhìn ra phố Tràng tiền tấp nập người xe. Sử dụng ngôn ngữ điêu khắc kết hợp với hiện vật truyền thống và khai thác không gian bối cảnh, tác phẩm Ngóng đã tạo dựng một không gian đối lập giữa truyền thống với hiện đại, giữa thế hệ cũ và mới, giữa phương Đông và phương Tây, giữa dân tộc và toàn cầu, gợi cho người xem nhiều liên tưởng trong tính xung đột mạnh mẽ. Tác phẩm Sắp Du cư trong thành phố (2011) của Nguyễn Hồng Phương có tính xung đột thông qua mối quan hệ giữa tổ hợp đồ vật với bối cảnh, tạo ấn tượng mạnh. Tổ hợp hiện vật kết hợp với không gian bối cảnh đã tạo nên ký hiệu ẩn dụ, ám chỉ về các vấn đề xã hội trong đời sống đương đại, về tầng lớp nghèo khó, nhà cửa, đất đai. Tổ hợp hiện vật được đặt trong khuôn viên với nhiều tòa nhà hiện đại ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ. Những chiếc ghế sofa màu sắc sặc sỡ, ẩn dụ về sự hiện diện của văn hóa phương Tây và cuộc sống khá giả của tầng lớp xã hội đương đại, đối lập là hình ảnh túp lều xập xệ, tạm bợ của tầng lớp ngư dân nghèo khổ. Tác phẩm này gợi cho người xem liên tưởng tới các vấn đề xã hội, dấy lên trong họ vô số câu hỏi đại loại như: Thân phận người dân xóm chài? Khoảng cách giàu nghèo? Vấn đề bình đẳng? Chất lượng cuộc sống ?.. Tác phẩm không phải là câu trả lời mà đã khơi gợi cho người xem nhiều nghi vấn, suy ngẫm. Đánh giá về tác phẩm Sắp đặt Du cư trong thành phố, họa sĩ Lê Anh Vân cho rằng: “xã hội đang chạy đua kinh tế, không ít người thờ ơ hoặc bàng quan trước vấn đề của cuộc sống. Du cư


trong thành phố gắn liền với thực tại, mang đậm tính xã hội, nên nó có thái độ thức tỉnh xã hội một cách mạnh mẽ”.

Mối quan hệ đối lập giữa quan niệm cũ - mới tạo nên tính xung đột: Bối cảnh toàn cầu hóa đã thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ về nhiều lĩnh vực, tạo nên sự thay đổi nhận thức, vị trí của người dân trong xã hội, nhiều giá trị văn hóa thay đổi, hình thành một lối sống mới trong thế hệ trẻ ở Việt Nam. Trong khi, thế hệ cao tuổi dường như vẫn giữ nguyên quan niệm cũ, những thói quen đã hình thành lâu đời gắn liền với đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đặc biệt, những định kiến trong xã hội thời xưa đã hằn sâu trong tâm thức của thế hệ cao tuổi, những chuyển biến xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho diễn biến tâm lý đôi khi không theo kịp, trở nên mâu thuẫn, xung đột. Vấn đề mới nảy sinh trong xã hội của người Việt đã được một số nghệ sĩ khai thác, tạo cho tác phẩm Sắp đặt có họ có tính xung đột mạnh mẽ, thông qua hình thức và chủ đề tác phẩm nhằm “thị giác hóa” cái thuộc về trừu tượng, vô hình. Điển hình cho mối quan hệ đối lập giữa góc khuất tâm lý, quan niệm cũ - mới là các tác phẩm Sắp đặt Barrie 1 của Đặng Thị Khuê, Những bà mẹ quê của Phạm Văn Quý, Trên bờ sông Hồng (2001) của Trần Lương. Nhìn chung, các tác phẩm này đã phản ánh sâu sắc những khía cạnh quan niệm, tư tưởng diễn biến ngay trong tâm lý con người, thân phận và giữa những định kiến xưa cũ đối với phụ nữ nông thôn thời xưa và những tư duy cởi mở, tư tưởng bình đẳng của xã hội thời nay mà họ từng nếm trải. Nếu tác phẩm Sắp đặt Barrie I là sự mâu thuẫn giằng xé trong tâm lý phụ nữ với định kiến xưa cũ trở thành rào cản vô hình mà chính người phụ nữ không dám vứt bỏ hoặc bước qua; thì tác phẩm Sắp đặt Những bà mẹ quê lại đề cập đến sự cam chịu của những người phụ nữ nơi thôn quê, từng là nạn nhân của sự gia trưởng, bạo hành, của quan niệm trọng nam khinh nữ thời xưa và những thay đổi tiến bộ thời nay. Tác phẩm Sắp đặt Những bà mẹ quê đã tăng được sức nặng đáng kể cho ý tưởng, chủ đề của tác phẩm với nhưng dòng chữ viết tay do chính chủ nhân


của những chiếc đòn gánh ghi lại tâm tư, mơ ước và những câu chuyện trái ngang chưa từng được kể. Tác phẩm Bên bờ Sông Hồng lại phản ánh sự đối lập của chất lượng sống, vấn đề xã hội giữa những giai tầng trong đời sống đương đại, khoảng cách đối lập giàu nghèo ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhận xét về tác phẩm Sắp đặt này tác giả Kraevskaia Natalia cho rằng: “vấn đề xã hội được đề cập gián tiếp...bản thân việc lựa chọn địa điểm cũng nói đến những vấn đề của người nghèo, những người dân không nhà, cư trú bất hợp pháp trong khu ổ chuột của thành phố lớn” [106, tr.61]. Trong tác phẩm Sắp đặt Fortress temple (2015) (H.4.3.3, tr.221) của tác giả Bùi Công Khánh, sử dụng ngôn ngữ hội họa và điêu khắc với chất liệu bản địa, những chiếc bình gốm Bát Tràng cỡ lớn được vẽ dưới men hình tượng kiến trúc cổ kính như chùa, tháp, Ngọ môn cùng với những phương tiện, vũ khí tối tân như máy bay, xe tăng, tàu chiến xe kẽ giữa phong cảnh hữu tình, theo lối ẩn dụ và siêu thực. Những hình ảnh đối lập như đã nêu, tạo ra sự xung đột mạnh mẽ, từ cách thức tạo hình cho đến bối cảnh mà nghệ sĩ tạo dựng. Những câu chuyện đằng sau tranh vẽ trên gốm đã tích hợp những giá trị và điển lệ cổ xưa, phản ánh vấn đề mang tính thời sự của dân tộc. Bình luận về tác phẩm này, tác giả Trần Hoàng Ngân cho rằng: “Những chiếc bình hoa của Bùi Công Khánh có thể tạm gọi là di sản của tương lai. Ở đó, những giá trị truyền thống không bị lãng quên mà được thời đại hóa để tiếp tục tồn tại” [71, tr.34].

Như vậy, các tác phẩm Sắp đặt có YTTT giai đoạn này mang đặc điểm nổi bật là tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại trong hình thức và chủ đề tác phẩm. Mối quan hệ giữa tác phẩm Sắp đặt và sự phản biện xã hội nảy sinh từ đời sống cộng đồng, bối cảnh địa phương. Tính xung đột trong tác phẩm Sắp đặt được hình thành chủ yếu từ các mối quan hệ như: mối quan hệ đối lập giữa tổ hợp đồ vật; mối quan hệ đối lập giữa đồ vật với bối cảnh; mối quan hệ đối lập giữa quan niệm cũ - mới. Các mối quan hệ này trong tác phẩm được biểu hiện thông qua thủ pháp, tạo hình, bố cục, bối cảnh, quan


niệm nảy sinh mâu thuẫn trong đời sống đương đại, tạo nên ấn tượng thị giác mạnh, đa nghĩa và đặc điểm nghệ thuật riêng biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

3.2. Giá trị nghệ thuật

Có thể nói, tác phẩm nghệ thuật sẽ thực sự trở nên có giá trị khi nó kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật hiện đại với ý tưởng cá tính và tinh hoa truyền thống vùng miền. NTSĐVN giai đoạn này đã khẳng định được giá trị nghệ thuật độc đáo của mình trong sự hòa quyện giữa YTTT với cách biểu đạt hiện đại qua hình thức và chủ đề tác phẩm.

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 16

3.2.1. Đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm

YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 đã góp phần làm đa dạng biểu đạt giá trị văn hóa nghệ thuật qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Đó là kết quả của sự hòa quyện giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, giữa truyền thống với hiện đại. Tác giả Vũ Khiêu cho rằng: “truyền thống phải chứng minh lý do tồn tại ở chỗ nó thích hợp với hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại. Hiện đại là sự nối tiếp của truyền thống trong thời kỳ mới, là điều kiện và cơ sở để bảo tồn và đổi mới truyền thống” [47, tr.1]. YTTT là nhân tố hợp lý được kế thừa làm tiền đề cho sự kết hợp, phát triển cái mới đáp ứng thay đổi của xã hội.

Qua những phân tích các tác phẩm Sắp đặt ở chương 2 cho thấy, biểu hiện của YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này đã tạo cho tác phẩm những đặc điểm và giá trị nghệ thuật riêng biệt, góp phần làm đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm.

YTTT biểu đạt qua hình thức sử dụng trực tiếp hiện vật thủ công, chất liệu bản địa. Cách thức khai thác này được thấy khá phổ biến trong các tác phẩm Sắp đặt của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Điểm ưu việt của cách thức này là phát huy được những thứ sẵn có, hàm chứa trong nó giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với tư duy, tâm thức của người Việt. Hình khối tự thân của hiện vật, màu sắc, chất liệu bản địa với vẻ đẹp tạo hình, trang trí dân


gian... là những lợi thế lớn khi khai thác những yếu tố này để xây dựng tác phẩm, góp phần làm đa dạng biểu đạt giá trị văn hóa nghệ thuật cho hình thức và chủ đề tác phẩm. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu cho cách thức biểu đạt này như: Ký tự, Những gương mặt cuộc đời, Thuyền hoa giấy, Thông điệp gửi cõi vĩnh hằng, Nghi trượng, Giọt sương Jrai...

YTTT biểu đạt qua hình thức sử dụng họa tiết, màu sắc truyền thống. Cách thức khai thác này cũng khá phổ biến, được nhiều nghệ sĩ sử dụng khi xây dựng tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này. Các họa tiết dân gian trang trí đình làng, trang trí kiến trúc truyền thống của dân tộc thiểu số, họa tiết trong các tranh dân gian, vốn cổ truyền thống, màu sắc theo quan niệm âm dương ngũ hành...thường xuất hiện với vai trò làm đẹp cho hình thức và thể hiện ý tưởng, chủ đề của tác phẩm. Cách thức này có thế mạnh là dễ gây ấn tượng thị giác với vẻ đẹp gần gũi, thân quen nên công chúng dễ tiếp nhận. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu cho cách thức tiếp cận này như: Chuyện của Đình, Hành trình lịch sử, Những áng mây xưa,...

YTTT biểu đạt qua hình thức “tiếm đoạt” không gian di sản. Cách thức khai thác, “tiếm đoạt” không gian di sản nhằm tạo nghĩa cho tác phẩm cũng xuất hiện trong một số tác phẩm Sắp đặt của nghệ sĩ Việt Nam giai đoạn này. Bản thân di sản đã mang sẵn vẻ đẹp cổ kính với không gian hàm chứa nhiều giá trị như: tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử,... nên khi tác phẩm tiếm đoạt được không gian này, tác phẩm sẽ trở nên đa nghĩa hơn, giàu ý niệm hơn. Tác phẩm Sắp đặt Không gian nghệ thuật (1997) của tác giả Nguyễn Văn Tiến - Trần Anh Quân được xem là tác phẩm tiên phong cho cách thức khai thác không gian di sản ở Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể đến một số tác phẩm khác như: Ẩn náu, Quảng trường thi ca... Mặc dù, số lượng di sản ở Việt Nam vô cùng phong phú, một tiềm năng lớn mà các nghệ sĩ có thể khai thác để xây dựng tác phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng tác phẩm Sắp đặt khai thác không gian di sản ở Việt Nam giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn.


YTTT biểu đạt qua khai thác nội dung, chủ đề văn hóa tín ngưỡng truyền thống, truyền thuyết, câu chuyện gắn liền với lịch sử dân tộc Việt. Bên cạnh việc khai thác các yếu tố tạo hình, trang trí, không gian di sản, chất liệu bản địa để xây dựng tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này, một số tác phẩm đã đi sâu vào khai thác nội dung, chủ đề truyền thống, những câu chuyện găn liền với lịch sử dân tộc, tạo cho nội dung tác phẩm phong phú, đa dạng. Cách thức khai thác này được nhiều nghệ sĩ ưa thích, tạo thành hướng sáng tạo riêng. Một số nghệ sĩ đã định danh với hướng sáng tạo này như: Đặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Hậu Yên Thế, Phan Thảo Nguyên. Nội dung tác phẩm Sắp đặt được hình thành từ việc khai thác chủ đề truyền thống nên có nhiều thuận lợi trong việc chuyển tải thông điệp nghệ thuật tới công chúng, họ nhận thấy sự gần gũi, dễ cảm nhận bởi chủ đề, câu chuyện biểu đạt trong tác phẩm gắn liền với đời sống dân gian, tâm thức của cộng đồng. Đưa ra quan điểm về sử dụng YTTT để xây dựng tác phẩm Sắp đặt, nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh cho rằng: “tôi tìm thấy sự thoả mái trong lòng và thấy công chúng dễ dàng đón nhận trong một hình thức mới”.

YTTT biểu đạt qua hình thức học tập tinh thần nghệ thuật từ vốn cổ truyền thống để xây dựng tác phẩm Sắp đặt. Cách thức biểu đạt này là sự kết hợp giữa lối tiếp cận trực tiếp và gián tiếp, “sử dụng nghệ thuật như một biểu trưng, một môi trường để tương tác, qua đó biến đổi, lồng ghép, in dấu những quan điểm cá nhân về con người, về xã hội đương đại” [87, tr.223]. Cách thức biểu đạt này đỏi hỏi năng lực sáng tạo, tri thức, trải nghiệm cuộc sống trên nhiều phương diện của cá nhân nghệ sĩ. Đây là cách thức mà hầu hết các loại hình nghệ thuật đều ít nhiều hướng tới. Từ lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, văn học cho tới lĩnh vực tạo hình đều quan tâm, chịu ảnh hưởng từ tinh thần nghệ thuật truyền thống. Trong Nghệ thuật Sắp đặt, bên cạnh những cách thức khai thác trực tiếp YTTT như đã nêu trên, một số tác phẩm chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc học tập, sáng tạo theo gợi ý từ vốn cổ truyền


thống. Cách thức này có thể nhận thấy trên nhiều phương diện, từ kỹ thuật, thủ pháp nghệ thuật, lối bố cục,...cho đến tinh thần thẩm mỹ, tổ chức không gian nghệ thuật. Điểm nổi bật của cách thức này là tạo ra tác phẩm mang đậm dấu ấn cá tính của chủ thể sáng tạo, mà vẫn phảng phất mối quan hệ với tinh thần truyền thống. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu như: Tên tôi là..., Những bàn tay, Những con mắt nguyên thủy, Đối diện, Specula. Ngày và đêm, Một tâm hồn...

Tóm lại, YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này đã góp phần làm đa dạng biểu đạt giá trị văn hóa nghệ thuật qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Trong đó, cách thức biểu đạt YTTT nổi bật trong NTSĐVN như: trực tiếp sử dụng hiện vật, di sản, họa tiết, màu sắc, không gian như là thứ sẵn có để biểu đạt trong tác phẩm; sử dụng gián tiếp, học tập từ truyền thống, coi truyền thống, di sản như là một kinh nghiệm cổ xưa, một mạch nguồn khơi gợi sáng tạo để biểu đạt tác phẩm mang dấu ấn cá tính, riêng biệt; kết hợp lối khai thác trực tiếp và gián tiếp nhằm biến đổi, lồng ghép thái độ, cảm xúc cá nhân để biểu đạt tác phẩm. Tuy nhiên, cách thức biểu đạt nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định. Sử dụng trực tiếp hiện vật, họa tiết truyền thống, chất liệu bản địa có sẵn dễ tạo cho nghệ sĩ tâm lý ỉ lại, thiếu cá tính sáng tạo, dễ bị trùng lặp ý tưởng. Ngược lại, cách biểu hiện thông qua tiếp cận trực tiếp cộng gián tiếp, học tập tinh thần truyền thống để xây dựng tác phẩm, sẽ tạo được dấu ấn cá nhân, đòi hỏi nỗ lực rất lớn, trải nghiệm, chiêm nghiệm đa diện từ cuộc sống xã hội. Bên cạnh việc YTTT góp phần đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm, thì nó còn góp phần mở rộng ranh giới thẩm mỹ.

3.2.2. Mở rộng ranh giới thẩm mỹ

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này, không chỉ dừng lại ở thẩm mỹ truyền thống, mà hơn thế nó đã khẳng định được lý do tồn tại của nó trong đời sống đương đại, mở rộng ranh giới thẩm mỹ. Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT trong giai đoạn này đã


thiết lập một thẩm mỹ mới, thoát khỏi thẩm mỹ khoa học, duy lý phương Tây để mở rộng ranh giới thẩm mỹ “thị giác hóa cảm nhận nội tâm của con người” [117, tr.15] hay như nhận định của tác giả Đặng Thị Khuê: “thẩm mỹ ngày nay ngày càng quan tâm đến cái không nhìn thấy được và nhấn mạnh đến sự giao cảm và chiêm nghiệm ở người xem, nguyên tắc ấy rất phù hợp tự nhiên với lối diễn đạt mang tính tượng trưng ẩn dụ vốn rất phổ biến trong truyền thống thẩm mỹ Việt Nam”, trả lời phỏng vấn trong Triển lãm “Bình Đẳng là gì?” năm 2008, Trường ĐHMTVN, Nxb. Mỹ thuật.

Là một trong loại hình nghệ thuật đương đại có nguồn gốc phương Tây được tiếp nhận vào Việt Nam, NTSĐVN giai đoạn này không ngừng mở rộng ranh giới thẩm mỹ thông qua sự kết hợp YTTT sẵn có với cách thức biểu đạt mới. Đặc trưng của Nghệ thuật mang tính cởi mở, tự do nên mọi thứ đều có thể trở thành thành phần, chất liệu xây dựng tác phẩm. Nghệ sĩ có quyền quyết định bất cứ hiện vật nào, vô giới hạn, kể cả đồ phế liệu, rác thải trở thành nghệ thuật. Ranh giới thẩm mỹ không còn đóng khung trong bề mặt tranh, tượng, trang trí kiến trúc truyền thống theo quan niệm dân gian hay những chuẩn tắc, công thức nghiêm ngặt của thẩm mỹ khoa học duy lý, mà mở rộng lãnh địa “tiếng nói của những đồ vật” với khái niệm mơ hồ, đa nghĩa, “có những họa sĩ đã tạo được mối liên hệ giữa những giá trị truyền thống, nguyên lý triết học phương Đông và khái niệm luận phương Tây” [106, tr.62]. Cái đẹp thị giác không còn là hạng mục ưu tiên như thường thấy trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, mà ý tưởng, ý niệm được đặc biệt chú trọng. Nó xóa nhòa ranh giới của nhiều loại hình, loại thể, khái niệm nghệ thuật cũng vì thế mà trở nên mờ nhạt, khó có thể phân định rành mạch. YTTT với tư cách là yếu tố nội sinh đã được nhiều nghệ sĩ khai thác để xây dựng tác phẩm Sắp đặt. NTSĐVN giai đoạn này đã chứng kiến rất nhiều tác phẩm được kiến tạo từ sự kết hợp, pha trộn ngôn ngữ của Điêu khắc, Đồ họa, Kiến trúc, cũng như các yếu tố trang trí, hiện vật thủ công, không gian di sản, chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024