Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 7

từ chỉ bộ phận cơ thể tạo nên khối hình đầy ám ảnh, có cả phần xác và phần hồn. Không những thế, Vi Thùy Linh còn sáng tạo ra những hình ảnh thơ mới mẻ như “lá thư và ổ khóa”, “song mã”, “những cặp chân khóa chặt nhau”…

Thơ nữ đương đại còn xuất hiện những hình ảnh về gia đình, vợ chồng, con cái gắn liền với khát khao gia đình hạnh phúc, khát khao làm vợ làm mẹ của người phụ nữ. Hai vợ chồng sống bên nhau sẽ đến lúc về già và hình ảnh “bộ râu của anh” xuất hiện:

“Anh có biết bộ râu của anh

Là lớp rêu đẹp nhất mà em thấy”

(Rêu – Vi Thùy Linh)

Và rồi tóc bạc:

“Ngoài kia trời đông như mái tóc chúng mình bạc trắng”

(Tình già – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Trong suốt quãng đời bên nhau, vợ chồng đã chăm sóc nhau, cùng nhau tạo nên những thiên thần. Những năm tháng ấy được lưu giữ lại bằng hình ảnh của người mẹ mang thai: “Không biết bao lần, mẹ đặt tay lên bụng, gọi con” (Những mặt trời đang phôi thai – Vi Thùy Linh), “những đứa bé tóc quăn đòi bú” (Vi Thùy Linh) hồn nhiên, đáng yêu. Hình ảnh các con lớn, học tập, vui đùa, “cười rũ rượi” (Lai Ka). Hai vợ chồng chăm sóc nhau, chăm sóc gia đình:

“Em sẽ đón anh mỗi chiều bằng canh ngọt cơm lành”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

(Mình bên nhau mãi được không anh? – Phạm Thị Ngọc Thanh)

“Anh quét nhà, em rửa bát

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 7

Con chúng mình nhí nhảnh hát ca”

(Mái ấm – Lai Ka)

Hình ảnh của đôi vợ chồng, của đứa con thơ hiện lên thật bình yên, hạnh phúc. Đó là những hình ảnh giản dị, đời thường đi vào thơ. Đọc, tưởng tưởng, ngẫm nghĩ về những hình ảnh ấy ta như thấy hiện lên trước mắt là những thước phim quay chậm về cuộc sống gia đình, có người vợ đảm đang, người chồng biết sẻ chia, những đứa

trẻ hồn nhiên vui đùa. Đó là bộ phim “Happy family” mà ai cũng muốn xem, muốn trở thành nhân vật chính.

Tất cả những hình ảnh trên góp phần thể hiện khát khao của bao người phụ nữ. Những nữ sĩ đương đại rất tinh tế và cũng đầy sáng tạo khi đưa những hình ảnh ngoài đời sống vào thơ ca. Việc sử dụng những hình ảnh vừa giản dị vừa tươi mới góp phần thể hiện khát khao yêu, khát khao thiên chức, khao hạnh phúc gia đình, khao khao thể xác. Khi điều đó được đáp ứng thì có lẽ người phụ nữ, một phần nào, đã có được sự bình đẳng, bình quyền.

3.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng của thơ. Các tài liệu lí luận đều chỉ ra rằng ngôn ngữ thơ mang những đặc điểm như tính hàm súc, đa nghĩa, tính nhạc, tính lạ hóa. Đối với ngôn ngữ trong thơ đương đại, có lẽ đã có những sự đổi khác. Việc sử dụng phổ biến thể thơ tự do, thậm chí có cả thơ văn xuôi thì tính cô đọng hàm súc trong thơ đã thay đổi, việc tự do về số câu, số chữ, vần nhịp cũng đã làm biến đổi tính nhạc trong thơ mà ta biết xưa nay. Ngôn ngữ thơ đương đại vẫn mang tính đa nghĩa và nhiều khi lạ hóa.

Các nữ sĩ đương đại đã sử dụng ngôn ngữ như một công cụ đắc lực nhằm thể hiện những khát khao phái tính trong thơ. Hiện lên rò nét trong thơ nữ đương đại là hai kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ sáng tạo, lạ hóa.

Ngôn ngữ đời thường là lối nói, từ ngữ của đời sống, sinh hoạt, đối thoại hàng ngày được đưa vào thơ. Những từ ngữ vẹn nguyên, đơn giản đi thẳng vào thơ không thông qua công đoạn gọt giũa, tô vẽ. Đó là những cụm từ “người đàn bà”, “người đàn ông”… cách gọi đời thường và dân dã:

“Như người đàn bà chờ đợi”

(Nữ tu – Vi Thùy Linh)

“Người đàn ông còng nắng vào nhà

Người đàn bà đem mưa ra ngoài đường đổ”

(Con đường của nắng – Ngô Thị Hạnh)

Sự xuất hiện dày đặc của câu “em yêu anh”, “anh yêu em”, những lời nói yêu thương rất thật ngoài cuộc đời mà đôi lứa yêu nhau thường nắm tay thủ thỉ. Các thi sĩ đã đưa vẹn nguyên lời nói yêu thương ấy vào thơ:

“Anh ơi! Em yêu anh…”

(Thánh giá – Vi Thùy Linh)

“Anh yêu em”

(Song mã – Vi Thùy Linh)

“Hình như em yêu anh quá mất rồi”

(Em thật lòng không muốn nhớ anh đâu – Lai Ka) Nhiều từ ngữ ngoài đời sống như “hổn hển”, “lao vào nhau” (Vi Thùy Linh),

“tiếng ho húng hắng”, “thả rông” (Ngô Thị Hạnh) cũng được tự do bước chân vào thơ.

Trong thơ nữ đương đại xuất hiện cả những đoạn hội thoại:

“Ngỡ ngàng tôi hỏi:

- Thật không?

- Cô ấy gọi tôi là anh, lúc chỉ có tôi Chúng tôi yêu nhau khi nàng 16 tuổi Tôi reo lên:

Hãy cưới đi chú ơi!”

(Những người sinh tháng tư – Vi Thùy Linh)

Đó là một cuộc hội thoại được thuật lại rất chân thực. Câu thơ phản ánh những sự kiện trong cuộc sống bằng chính ngôn ngữ của cuộc sống.

Thơ nữ đương đại được viết trong giai đoạn toàn cầu hóa, tiếng Anh gần như trở thành ngôn ngữ thứ hai của thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh được phổ cập rộng rãi, những từ ngữ tiếng Anh ngoài đời được đưa vào thơ. Thơ Vi Thùy Linh xuất hiện rất nhiều từ tiếng Anh: “Dimio”, “carmen”, “romance”, “chanel”, “ballet”… Sử dụng những từ tiếng Anh góp phần làm rò những điều mà tiếng Việt không diễn tả được trọn vẹn là cách thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của từ ngữ đời sống trong thơ.

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, các cây bút nữ còn lạ hóa, sáng tạo ngôn ngữ. “Một bộ phận những người cầm bút tỏ rò thái độ trân trọng, nâng niu, thậm chí đam mê, săn sóc kĩ lưỡng, tỉ mỉ đến từng con chữ. Trong tay họ, mỗi chữ có giá trị như một sinh mệnh. Họ nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ với chữ.” [16, 116]. Thơ nữ lạ hóa ngôn ngữ bằng cách tạo ra sự kết hợp từ mới lạ, tạo nên những cách diễn đạt mới, nghĩa mới cho từ ngữ, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Vi Thùy Linh tạo nên một nỗi nhớ mang sắc thái mới:

“Khoảng trống nhốt tôi vào nỗi nhớ anh miên viễn”

(Thánh giá – Vi Thùy Linh)

“Miên viễn” là sự sáng tạo của Vi Thùy Linh. Tính từ ấy có ý nghĩa thế nào chắc thi sĩ mới là người tỏ tường nhất. Đó có thể là sự lâu dài, vĩnh viễn, miên man… hòa quyện vào nhau. “Miên viễn” thực sự là một sắc độ nhớ lạ lẫm trong thơ ca và cả đời sống.

Vi Thùy Linh là một cây bút rất thích sáng tạo, có đam mê sáng tạo. Cô tạo ra rất nhiều sự kết hợp từ mới lạ để rồi từ đó những ý nghĩa mới được hình thành: “hũ thời gian”, “con thuyền tim”, “lửa héo”, “cởi mình”… Những từ ngữ ấy khiến ta suy nghĩ nhiều hơn, ta bị chìm vào dòng xoáy của sự khó khăn trong việc tìm ra ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Có lẽ đó cũng là một trong số những thành công của Vi Thùy Linh khi cô cầm bút và trở thành nhà thơ.

Ngoài Vi Thùy Linh, những nữ sĩ khác cũng có sự lạ hóa ngôn từ:

“Trời có mưa đâu mà hoàng hôn chợt vỡ

….

Tiếng vĩ cầm đau. Bật lên lời thương nhớ”

(Khi mình đi qua nhau – Phạm Thị Ngọc Thanh)

“Lửa tí tách cười”

(Dầu thông đỏ - Ngô Thị Hạnh)

Lạ hóa ngôn ngữ thể hiện được sự sáng tạo, cá tính, sự độc đáo, phong cách riêng của các nhà thơ. Trong thơ nữ có sự kết hợp hài hòa của ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ sáng tạo, lạ hóa. Mỗi kiểu ngôn ngữ có những giá trị riêng. Với việc thể

hiện một cách mãnh liệt những khát khao phái tính, hai loại ngôn ngữ ấy thực sự phù hợp cho các thi sĩ “cởi mình”.

3.4. Giọng điệu

“Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên bản sắc riêng của một cá nhân, một trường phái, một trào lưu, một giai đoạn văn học. Sự biến đổi của giọng điệu cho thấy sự biến đổi về chất của thơ ca giai đoạn này. Ngược lại, những thay đổi về chất đó tất yếu dẫn đến sự thay đổi về giọng điệu”[16, 136].“Lời nói, cách nói, thái độ về vấn đề đang nói sẽ quyết định giọng điệu người nói. Tương tự, giọng điệu sẽ cho thấy thái độ, tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của tác giả”[16, 137].

“Giọng thơ trước đổi mới về cơ bản là một giọng cao, giọng hát (hào hùng, ngợi ca, tin tưởng, phơi phới lạc quan; phân tích, hùng biện, giọng kêu gọi, cổ vũ…) gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn như một tất yếu. Giờ đây đã có sự hoán cải ngôi vị của các kiểu giọng điệu. Giọng trầm đã thay chỗ cho giọng cao, giọng nói thay chỗ cho giọng hát. Mà những sắc thái của nó cũng vô cùng phong phú. Nổi bật lên là các kiểu giọng: hoài nghi, chua xót; giọng chất vấn, phê phán; giọng chiêm nghiệm, triết lí; giọng trào lộng, giễu nhại…Thay đổi đó là nhu cầu tất yếu của thời đại”[16, 137]. Thơ nữ đương đại là một minh chứng rò ràng cho sự thay đổi của giọng điệu trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát, chúng tôi thấy hiện lên chủ yếu trong thơ là các giọng: hoài nghi, cô đơn; giọng triết lí, sâu sắc; đặc biệt vì là thơ của các nữ sĩ nên lời thơ tất yếu có sự ẩn hiện hương vị của giọng điệu ngọt ngào, nữ tính.

Thứ nhất, về giọng điệu hoài nghi, cô đơn. Điều này xuất phái từ tình cảnh, tâm trạng của các nữ sĩ, hoài nghi trước cuộc đời và cô đơn trong chính trái tim mình. Sự hoài nghi hiện lên ở những lời thơ là những câu hỏi hoặc mang sắc thái hỏi. Sự cô đơn hiện lên ở sự khao khát tình yêu, hạnh phúc, khao khát có ai đó quan tâm, yêu thương, che chở, sẻ chia. Vi Thùy Linh mang sự hoài nghi vào những câu hỏi trong tình yêu:

“Vì sao em yêu anh? Vì đâu em một mình?”

(Anh còn cho em)

Hai câu thơ là hai câu hỏi. Tình yêu chân chính là không tìm ra được lí do vì sao yêu. Nhân vật “em” mang trong tim một tình yêu như thế. Nhưng cô vẫn rất hoài nghi. Có lẽ câu trả lời đã nằm trong câu hỏi thứ hai “Vì đâu em một mình?”. Cô gái cô đơn trong chính tình yêu của mình. Yêu nhưng vẫn phải một mình. Không thể lí giải được nỗi đau ấy cô đâm ra nghi ngờ. Có phải tại vì yêu anh nên mới một mình? Tình yêu muôn đời phức tạp như thế. Nhưng con người vẫn muốn được yêu:

“Ta

Lúc nào cũng phá giới để yêu Thì có nên tu không?

Biết tu ở kiếp nào?”

(Dưới cây bồ đề)

Nhân vật “ta” đang nghi ngờ về việc “tu” của mình, bởi khát khao yêu mãnh liệt chẳng thể kìm nén, chẳng thể giũ bỏ. Người còn vương vấn bụi trần thì không đi tu được. Một người “lúc nào cũng phá giới để yêu” thì nên để cuộc đời tự do để sống và yêu thôi.

Phạm Thị Ngọc Thanh lại thể hiện sự hoài nghi trong cuộc sống gia đình:

“Thời của những người đàn bà bươn chải Cha là tầm gửi?”

(Người đàn bà gánh)

Trong cuộc sống hôn nhân có phải người phụ nữ đang chịu nhiều vất vả hơn, có phải “cha là tầm gửi?”, cha đang đẩy gánh nặng lên vai mẹ? Sự hoài nghi đã được hiện hình lên câu chữ.

Cùng với hoài nghi là nỗi cô đơn trong lòng được thể hiện ra bên ngoài. Tâm trạng cô đơn của người trẻ xuất phát từ nhiều nguyên do, một trong số đó là bị mất đi tình yêu:

“Cứ tưởng rằng đã thôi những đợi chờ

Nhưng giữa đoạn đường bơ vơ vẫn khát khao một bàn tay nắm”

(Cứ tưởng – Lai Ka)

Nhân vật trữ tình trong câu thơ trên có lẽ đã từng có một tình yêu nhưng giờ đây tất cả đã xa rồi. Đó có thể là một cô gái trẻ, mang trong lòng những vết thương, sự bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng giữa đường đời. Cô ấy chẳng thể dối lừa mình đã “thôi những đợi chờ” bởi cô “vẫn khát khao một bàn tay nắm”. Khát khao mà không có được nên nỗi cô đơn, buồn tủi cứ ngày một dày lên, bao trùm lấy cô.

Thứ hai về giọng triết lí sâu sắc trong thơ nữ. Các nữ sĩ có người đã ngoài ba mươi, có người còn rất trẻ nhưng những năm tháng sống và trải nghiệm đã cho họ nhiều bài học, thăng trầm có cả buồn vui, được mất đủ để thơ họ hiện lên một giọng điệu đầy triết lí. Với những trải nghiệm của mình, Bình Nguyên Trang nhận ra:

“Đi qua những ngày mưa Biết yêu hơn ngày nắng Đi qua những ngày nắng Biết cần nhau ngày buồn”

(Đi qua những ngày mưa)

Cuộc sống là một phức hợp hỗn tạp của nhiều điều, người ta chỉ biết yêu, biết trân trọng hơn những cái mình đang có khi nó bỗng vụt bay mất và rồi may thay nó trở lại. Cũng như ta sẽ yêu hơn những ngày nắng khi phải qua những ngày mưa vậy. Đó là quy luật rất đỗi tự nhiên, bởi lẽ mỗi ngày đều giống nhau thì đâu có gì đáng quan tâm. Mất đi cũng là cách để ta biết trân trọng hơn những gì ta đang có. Nhưng đừng để đến lúc mất rồi mới biết quý trọng, vì có những thứ mất đi là vĩnh viễn và cái còn lại trong ta chỉ là nuối tiếc mà thôi. Những vần thơ của Bình Nguyên Trang thật sự sâu sắc, ý nghĩa.

Phạm Thị Ngọc Thanh thì khuyên mọi người rằng:

“Chúng mình cứ cho đi đừng suy nghĩ Cứ cháy lên với tất cả chân thành”

(Hãy yêu từng giây phút)

Đó là một triết lí sống, triết lí yêu thật sự tích cực. Yêu là cho đi, sống là cống hiến. Hãy “cháy lên”, hãy sống hết mình, yêu hết mình một cách chân thành nhất rồi ta sẽ có được hạnh phúc. Ta chợt nhớ đến những lời ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.” Sống tận hiến và tận hưởng; chan hòa, sẻ chia; sống mạnh mẽ, hăng say là cuộc sống ý nghĩa mà ai cũng cần vươn tới.

Thứ ba về giọng điệu ngọt ngào, nữ tính trong thơ nữ đương đại. Các nữ sĩ rất cá tính, táo bạo, nhiều khi “cuồng loạn” nhưng ẩn sâu trong họ vẫn là sự ngọt ngào, bởi họ là vẫn phụ nữ, thơ họ vẫn chất chứa một sắc điệu nữ tính đi vào lòng người.

Lai Ka hiện lên trong thơ với giọng điệu vừa nữ tính vừa hết sức hồn nhiên:

“Để yên nào, em không đi, đừng kéo

Kẹo không ăn, thịt xiên… cũng chẳng thèm Đang giận lắm anh đừng hòng mua chuộc Đồ hâm này, em chỉ thích ăn kem.”

(Để yên nào để yên cho em giận)

Nhân vật “em” có thể là một phần của chính tác giả, trẻ trung, đang yêu, hờn giận, làm nũng người yêu. Cách thể hiện, lựa chọn câu từ của Lai Ka đã làm nổi bật được chất trẻ, chất hồn nhiên nữ tính của mình.

Phạm Thị Ngọc Thanh mang đến một giọng điệu nữ tính sâu sắc: “Ừ. Vốn dĩ cuộc đời nếu giản đơn thì không phải cuộc đời Nếu chỉ yêu mà đã được yêu thì còn ai viết bài ca cay đắng Nếu chỉ có cho đi là nhận về hạnh phúc

Thì làm gì có loài chim nào cất tiếng hót biệt ly.”

(Bước qua nỗi buồn)

Người đọc có thể cảm nhận được nỗi lòng của người phụ nữ từng trải, mang hơi thở của chất nữ đậm đà hiện lên qua những dòng thơ trên. Người đàn bà đi qua những bão tố cuộc đời không còn hồn nhiên như lúc trẻ, không còn mộng mơ về cuộc sống màu hồng. Sự sâu sắc từ chính con người thi nhân đã được thể hiện trọn vẹn trong thơ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022