Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 4

“Giá em đủ mạnh mẽ để nói cùng anh Về tận cùng em, tận cùng nỗi nhớ…

Sương phủ trắng mặt hồ như nỗi nhớ về anh đêm nay”

(Sương phủ trắng mặt hồ - Bình Nguyên Trang)

Một trong muôn vàn xúc cảm của tình yêu là nỗi nhớ. Nếu yêu là vị ngọt của mật ong thì nhớ chính là hương thơm của giọt mật ấy. Nỗi nhớ tỏa lan, thấm sâu vào từng mạch máu của đôi lứa yêu nhau. Nhớ nhung như sợi dây kết nối hai trái tim, khiến người ta luôn hướng về nhau dù có đi tận góc bể, chân trời.

Tình yêu là hoài nghi:

“Tình rất thật mà ta luôn sợ mất”

(Đồng dao cho một hoài nghi – Bình Nguyên Trang) Rồi cũng có khi hai người yêu nhau nhưng cô gái vẫn cảm thấy đôi lúc cô đơn,

muốn được quan tâm nhiều hơn nữa:

“Chỉ muốn nói rằng người đừng có vô tâm Vì từ lâu đã thầm thương trộm nhớ

Muốn được cùng người qua những ngày mưa đổ Cả ngày nắng lên, cả ngày gió yên bình”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

(Chỉ muốn cùng người ngắm hết những bình minh – Lai Ka)

Tuổi tác chưa bao giờ là giới hạn của tình yêu. Ai bảo chỉ những cô gái, chàng trai tuổi trăng tròn hay tuổi 20 căng tràn sức trẻ mới biết yêu? Những phụ nữ 30 vẫn “thèm” yêu nhiều lắm:

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 4

“Tuổi ba mươi như ly café đắng không đường Thèm một chút nồng nàn của ngày đã cũ

Thèm một bản nhạc du dương của thời thiếu nữ Những ngọt ngào thương nhớ đã đi qua”

(Tuổi ba mươi – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Người ta nói “Trai ba mươi tuổi đương xoan/ Gái ba mươi tuổi đã toan về già”. Có phải chính người phụ nữ cũng nghĩ về mình như vậy nên mới thấy mình như “ly café đắng không đường”? Người phụ nữ bước sang tuổi ba mươi dù thanh xuân đã

có chút phai nhạt nhưng khao khát yêu chưa bao giờ lụi tắt. Họ vẫn thèm “một bản nhạc du dương của thời thiếu nữ”, thèm “những ngọt ngào” đã qua. Tuổi trẻ đẹp nhất, tình yêu thời ấy cũng đáng nhớ nhất để khi đi qua người ta cứ mãi hoài niệm.

Những thiếu phụ cô đơn cũng luôn mong có một người ở bên, quan tâm, chăm

sóc:


“Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng

(Thiếu phụ và con đường - Vi Thùy Linh) Quả thực, khi được yêu người ta thay đổi, người ta hạnh phúc:

“Sau nụ hôn cả vùng trời biến mất Phía trước em một chân trời khác Khi anh ôm em thật lạ kì

Trong em có điều gì như vừa ruồng bỏ”

(Từ lúc anh đến và nhìn em - Bình Nguyên Trang) “Anh” đến mang theo hơi ấm của tình yêu, xóa đi mùa đông băng giá, nụ hôn

của “anh” làm tan biến mọi nỗi đau. Cuộc đời “em” tươi đẹp hơn từ giây phút ấy. Đó là sự diệu kì của tình yêu.

Cùng với sắc hồng, vườn hoa của khát khao tình yêu hạnh phúc còn ngập tràn sắc tím của sự dâng hiến, hy sinh, thủy chung, trọn vẹn. Trong trái tim người phụ nữ những khao khát cũng thật công bằng, muốn nhận nhiều và cũng muốn cho đi rất nhiều. Cho đi chính là nền tảng để nhận lại, khi nhận được người ta sẽ muốn cho đi. Tất cả tạo thành một vòng tuần hoàn nối tiếp nhau. Người phụ nữ yêu hết mình:

“Em sẵn sàng chết vì anh, nhưng không phải là cái chết đau đớn

Em dâng anh thế giới nhỏ của mình”

(Không thanh thản – Vi Thùy Linh)

Tình yêu chỉ thực sự trọn vẹn, viên mãn khi hai trái tim yêu hết mình, khi mọi cánh cửa của mê cung bí mật trong tâm hồn hé mở, thế giới của người này cũng sẽ là của người kia, hai người hòa quyện vào nhau, đan cài vào nhau. “Em” muốn nói ra tất cả lòng mình:

“Em muốn nổ khối chữ trong mình Thành lời: Em yêu anh!”

(Em - bí mật – Vi Thùy Linh)

Nơi ẩn chứa sức mạnh bí ẩn, có sức công phá mãnh liệt nhất có lẽ là trái tim đang yêu của phụ nữ. Tâm hồn phụ nữ muôn đời nguyện cho đi:

“Nơi đây em đã hết lòng trao về anh tất cả

Em bênh vực trái tim mình dù không phân biệt được vui buồn thật giả Chỉ biết cho mà không nhận bao giờ”

(Đừng dập tắt ngọn lửa trong tim người đàn bà – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu được. Khát khao tình yêu và hạnh phúc luôn cuộn chảy trong tâm hồn phụ nữ có khi âm thầm, có khi mãnh liệt. Thi ca là người bạn tri kỉ để phụ nữ trút bầu tâm sự về nỗi lòng, khát vọng yêu đương.

2.2. Khát khao tính dục

Theo Từ điển tiếng Việt: “Tính dục là đòi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao” [14, 999]. Đào Duy Anh đã truy từ nguồn gốc Hán Việt của từ tính dục và đưa ra định nghĩa: “Tính dục ở trong tính người, tình dục ở trong trai gái” [1, 706].

Như vậy, tính dục là một yếu tố thuộc về bản năng, sinh lí của con người. Bên cạnh đó tính dục còn gắn với phẩm chất, nhân cách, những yếu tố bên trong hoạt động tâm lí của con người và được thể hiện ra bên ngoài thông qua các hành động. Con người luôn tồn tại hai phần, phần Con và phần Người. Tính dục thuộc về phần Con nhưng cũng hàm chứa phần Người trong đó. Tính dục là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống. Khát khao tính dục tuy thầm kín nhưng đầy mãnh liệt.

Văn học đề cập đến tính dục không chỉ đơn thuần như một hoạt động sinh lí của con người mà còn mang những ý nhĩa xã hội nhất định. Đây chính là biểu hiện của sự giải phóng bản năng, tự do trong tư duy, tự do trong sáng tác, cởi trói trong quan niệm, “các bạn nữ thời toàn cầu hóa quyết tháo tung cương ngựa non và kỉ cương cũ toan ràng buộc chúng, cho chúng mặc sức tung vó, hí vang. Không còn kiêng nể gì nữa, sex hay không sex, bản năng hay không bản năng, truyền thống với định kiến xã

hội: bất chấp tất! Họ thể hiện mình, phơi bày cái tôi chủ quan của mình, không che giấu. Không cần qua trung gian ẩn dụ hay nhờ cậy sự đánh tráo của ngôn ngữ để gợi mà trực tiếp, đẩy tới, nâng cao, phóng đại. Từ tâm tình, thái độ hay cả hành cử của thân xác trong sinh hoạt dục tính” [4, 96].

Các nhà thơ nữ đương đại có những vần thơ tràn đầy khát khao như thế. Qua khảo sát, dục tính trong thơ nữ có thể phân ra làm hai cấp độ: cấp độ thấp đó là sự mong muốn được gần gũi, ở bên người mình yêu, có những hành động ôm hôn ngọt ngào, lãng mạn; ở cấp độ cao là khát khao thân xác, mong muốn được giải phóng thân thể, được giao hòa về thể xác một cách mãnh liệt.

Có ai yêu mà không mong gần gũi? Có thể nói, khao khát dục tính có một phần bắt nguồn từ tình yêu. Không chỉ có người đàn ông mới nhiều khao khát, đàn bà cũng đầy ham muốn:

“Những đôi môi cuống quýt vội vã nồng nàn đau đớn

Những đôi môi ngậm tiếng thở gấp gáp, dặt dìu mộng du trong đêm”

(Song mã – Vi Thùy Linh)

Ôm hôn là một hành động lãng mạn, ngọt ngào của hai người yêu hoặc là đơn giản là có xúc cảm với nhau. Có ai đó đã nói rằng, phụ nữ không bao giờ chạm môi với người mà mình không yêu nhưng đàn ông sẵn sàng lên giường với người mà họ không thích. Điều đó đã cho thấy thiên hướng tình cảm rất khác giữa nam và nữ. Từ đó, có thể nhận ra một điều, phụ nữ sống chân thành hơn đàn ông (xét về góc độ nào đó). Phụ nữ đậm sâu hơn đàn ông rất nhiều nên thường đau đớn khi tình yêu tan vỡ. Có nhiều khi họ muốn thốt ra thành lời:

“Anh ơi!

Hãy gì chặt em hãy hôn em, vượt qua khắc nghiệt Chỉ có đôi mắt anh đôi môi anh ủ lửa

Chỉ có đôi mắt anh đôi môi anh cháy ở môi em Mặc thời gian”

(Ở lại – Vi Thùy Linh)

Nụ hôn mang đến hơi ấm, sức sống cho “em”, mong anh hãy đặt cả trái tim vào nụ hôn, hãy “mặc thời gian”. Khi hai người hôn nhau, thời gian như ngừng trôi, không còn lạnh lẽo, đau khổ, chỉ thấy nồng nàn của “đôi môi anh cháy ở môi em”, chỉ thấy ngọt ngào trong tim. Điều ấy chỉ những ai thực sự trải qua mới cảm nhận được. Vì thế người phụ nữ luôn khao khát. Hình ảnh của “em” hiện lên là một người phụ nữ đã trưởng thành, muốn được cùng anh “vượt qua khắc nghiệt”. Không những thế:

“Em muốn nghe anh, nhưng không phải đôi môi ghé qua ống nói Hãy hôn em, chẳng cần lời!”

(Khi em tựa cửa – Vi Thùy Linh)

Hãy khiến:

“Chiếc hôn đầu của anh còn âm giai môi em”

(Pari đang yêu – Vi Thùy Linh)

Nụ hôn đầu mãi đọng trên môi, có thể chỉ là chạm nhẹ, chỉ là khoảnh khắc nhưng chẳng thể nào phai. Ai đó nói rằng, với phụ nữ tình nào cũng là tình đầu, nên nụ hôn nào có lẽ cũng đều sâu đậm như lần đầu được hôn.

Khát khao dục tính đi đến đỉnh cao mãnh liệt ở mong muốn giao hòa thân xác. Các nữ sĩ không ngại ngần đưa vào thơ mình những từ ngữ thể hiện “chuyện riêng tư” một cách trần trụi, những hình ảnh thân thể được phô bày:

“Câu tụng niệm đứt quãng – hổn hển lời tình Tiếng mò – tiếc nấc

Hôn nhau tràn tràn

Ta tu suốt đời dưới gốc cây Bồ đề - Anh”

(Dưới cây bồ đề - Vi Thùy Linh)

Chỉ với vài từ gợi tả, thi sĩ đã vẽ lên một bức tranh sống động về chuyện lứa đôi, chồng vợ. Hai người đang ở bên nhau, trao cho nhau cả tâm hồn, thể xác. Mỗi cử động là một sự “đứt quãng”, “hổn hển” trong hơi thở, là “tiếng nấc” của khoái lạc. Đặt điều này sánh ngang với việc tu hành là sáng tạo táo bạo của Vi Thùy Linh. Đó phải chăng là sự bùng phá, cuồng nhiệt đến độ “ngông cuồng” của người phụ nữ? “Tiếng mò” là khi các nhà sư đang tụng niệm nơi thanh tịnh thì ngay đó là “tiếng nấc” của ân ái. Với những người theo đạo Phật thì tu hành là niềm khoái lạc, ăn chay,

diệt dục là sung sướng thì với phụ nữ đời thường, ân ái với người họ yêu là thăng hoa tột đỉnh, cũng linh thiêng, đáng kính trọng như người ta tu hành vậy. Nhu cầu thể xác mang tính bản năng đầy tươi đẹp được Vi Thùy Linh nâng lên một tầm cao mới thiêng liêng, để rồi người phụ nữ nguyện “tu suốt đời dưới gốc cây Bồ đề - Anh”.

Người phụ nữ nào chẳng khát khao khao thân xác. Với những vần thơ cuồng nộ, Vi Thùy Linh tiếp tục thể hiện điều đó bằng hình ảnh “lá thư và ổ khóa”:

“Hãy siết chặt em và để hằn dấu viết, hãy nhập vào em hãy khóa và “đánh mất chìa khóa” trong em”

(Lá thư và ổ khóa – Vi Thùy Linh) Khát khao ấy bùng cháy vào mỗi đêm:

“Bởi vì trong đêm

Em bùng lên nỗi nhớ, khát khao và cả những điều thầm kín nhất

Và lần cởi từng chiếc cúc

Áo đổ lên trời cùng dòng tóc Anh duy nhất

Em dang tay đón anh Như thập tự lửa”

(Tiếng đêm – Vi Thùy Linh)

Tình yêu và kháo khao thân xác kéo con người đến với nhau, rời xa cả tín ngưỡng, nhà thờ. Tình yêu, khát khao trần thế mới là đẹp nhất, đáng tận hưởng nhất:

“Chúng mình hôn nhau giữa nhà thờ màu xám Khi mũ áo của Cha rơi xuống

Em ôm chặt anh không phải bằng sức lực con chiên

Chúng mình bước nhẹ trong tiếng chuông đêm, trong âm hưởng thánh ca, trong tiếng thở

Bỏ nhà thờ và kinh và những lời cầu nguyện Anh thuộc về em

Trên thân thể em, cánh tay anh thập tự…”

(Thánh ca – Vi Thùy Linh)

Có một truyền thuyết về người con gái chỉ yêu một lần duy nhất trong đời, nhưng nàng yêu bằng một tình yêu mãnh liệt nhất thế gian. Nàng quyết đi tìm tình yêu đích thực của đời mình, qua bao cạm bẫy và ngang trái của đời thường, vượt lên trên mọi nỗi đau khổ khôn tả, nàng đã chiến thắng cả đức Chúa Trời để giành lại người mình yêu. Người con gái đó chính là Meggie, nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Nhân vật “em” ở những dòng thơ trên, phần nào mang bóng hình của Meggie. Nhưng có lẽ “em” hạnh phúc hơn, vì cha Ralph de Bricassart thuộc về “nhà thờ và những lời cầu nguyện” còn “anh thuộc về em”.

Phụ nữ không phải lúc nào cũng có được ước muốn một cách dễ dàng, có khi phải vẫy vùng, phải chạy trốn khỏi những “nhà tù” vô hình để được “hoan lạc”:

“Âm nhạc từ đâu vọng tới

Đưa nàng trốn khỏi nhà tù thân phận

Đêm nay những người đàn bà trở về Như thoát xác

Khỏa thân nguyên sơ nỗi buồn”

(Những người đàn bà trở về - Bình Nguyên Trang) Phải vượt thoát sự “nô lệ giới tính”:

“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động”

(Bản đồ tình yêu – Vi Thùy Linh)

Cuộc đời phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, buồn tủi, một trong số đó là việc không được thỏa mãn ham muốn bản năng. Chỉ khi được “thoát xác”, “khỏa thân” khỏi “nhà tù thân phận”, khi được chủ động, tự do với ngọn lửa bỏng cháy nơi cơ thể mình, phụ nữ mới có được hạnh phúc.

Khát khao tính dục là khát khao chung của loài người, mang tính bản năng và là yếu tố quan trọng để duy trì, phát triển nòi giống. Mac từng nói, con người có hai hình thức sản xuất chính, một là sản xuất của cải vật chất, hai là sản xuất ra con người. Thiếu khát khao này chẳng phải rất nguy hiểm hay sao? Những người phụ nữ khao

khát vì họ bị kìm kẹp, nhiều khi bị thụ động, bị lệ thuộc vào người đàn ông; vì đó là một phần của cuộc sống, tình yêu chưa được thỏa mãn. Việc dám thể hiện những khao khát thầm kín ấy qua những vần thơ vốn mềm mại, quả thực là một điều táo bạo, biểu hiện của tiếng nói nữ quyền, của sự thay đổi trong quan niệm sáng tác của các nữ sĩ.

2.3. Khát khao thiên chức

Thiên chức là chức vụ trời ban. Người phụ nữ sinh ra được trời ban cho hai chức vụ cao cả đó là làm vợ và làm mẹ. Thiên chức làm vợ, làm mẹ là chức vụ đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ đòi hỏi trí tuệ và sự hy sinh rất lớn của người phụ nữ. Khát khao thiên chức mang tính bản năng. Người phụ nữ khi đến tuổi trưởng thành sẽ mong muốn được làm vợ, làm mẹ, được lấy chồng, sinh con và chăm sóc cho gia đình của mình. Khát khao này hiện lên trong thơ của các nữ sĩ.

Trước hết, với vai trò làm vợ, người phụ nữ có trách nhiệm quan tâm chăm sóc gia đình, hiểu mọi sở thích, công việc của chồng, là người “nâng khăn, sửa áo”, là hậu phương vững chắc, đồng thời cũng là bạn đồng hành của chồng trong sự nghiệp. Ta từng nghe nói “đằng sau sự thành đạt của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ”. Quả thật, người vợ có ảnh hưởng to lớn đến người chồng. Có một người vợ tốt, tâm lí, yêu thương chồng sẽ khiến chồng thành đạt hơn. Người phụ nữ nào cũng mong muốn hoàn thiện mình để trở thành người vợ như thế. Người vợ mong muốn được ở bên chồng không phải một ngày hay một năm mà là cả một đời, cùng nhau trải qua bao thăng trầm, cùng bên nhau lúc về già:

“Rồi em sẽ giữ chặt bàn tay luống cuống của anh, khi anh cạo đi những sợi râu bạc”

(Rêu – Vi Thùy Linh)

Câu thơ trên gợi lên một hình ảnh thật đáng yêu khi hai vợ chồng đã già ngồi bên nhau giúp nhau làm những công việc mà hồi trẻ có thể tự làm. Hình ảnh “những sợi râu bạc” cứ khiến ta nghĩ đến câu chúc của mọi người dành cho cô dâu chú rể trong lễ thành hôn – chúc đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc, sống với nhau đến đầu bạc răng long. Không phải cặp đôi nào cũng đi được cùng nhau đến cuối đời. Cái nắm

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí