Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 2

8. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 3 chương chính:

Chương 1: Khái quát vấn đề ý thức phái tính trong thơ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

Chương 2: Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại – Nhìn từ góc độ nội dung

Chương 3: Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại – Nhìn từ góc độ nghệ thuật

NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI‌

1.1. Khái niệm ý thức phái tính

Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex). Theo John J Macionis trong cuốn Xã hội học: “Giống phái ám chỉ sự phân chia con người thành những nhóm sinh học gồm nam và nữ” [13, 384]. Phái tính có thể hiểu là giới tính (sex) chỉ ra sự khác biệt về sinh lí giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống cái. Từ góc độ sinh học, ta biết một đứa trẻ được sinh ra do sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. Trứng của người mẹ mang một nhiễm sắc thể quy định giới tính duy nhất là X, tinh trùng của người bố có hai loại (mang nhiễm sắc thể giới tính X và Y). Sự kết hợp của tinh trùng và trứng sẽ tạo nên cặp nhiễm sắc thể XX (con gái), và XY (con trai). Các cặp nhiễm sắc thể này là sự quy định về giới tính - nguồn gốc của phái tính. Khi đứa trẻ đến tuổi dậy thì những biểu hiện về giới tính sẽ dần xuất hiện, nam nữ phân biệt rò ràng hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Phái tính còn là sự ý thức của chính chủ thể. Đó là sự tự ý thức về bản thân mình, về giới tính của mình. Điều này bị ảnh hưởng, chi phối bởi xã hội, môi trường sống, các điều kiện về kinh tế, chính trị, đặc biệt là giáo dục. Những điều đó làm cho mỗi người ý thức rò hơn về mình. Và ý thức về giới cũng từ đó hình thành và phát triển theo thời gian.

Ở ý thức cao hơn, phái tính còn chứa đựng cả những yếu tố trội để xác định quyền bình đẳng giới. Trong các lĩnh vực khác nhau, người ta khẳng định quyền bình đẳng giới theo những cách khác nhau. Đối với văn chương nghệ thuật, tác phẩm chính là nơi để tác giả thể hiện tiếng nói về giới của mình.

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 2

Ý thức, theo triết học Mac-Lênin, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh vào bộ óc con người thông qua quá trình lao động, trải nghiệm, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, là một hiện tượng xã hội. Như vậy, ý thức phái tính là quá trình con người tự nhận thức về giới của mình, từ đó xác lập quyền bình đẳng giới.

Trong mối quan hệ với giới tính, khái niệm phái tính mang nội hàm rộng hơn, bao quát hơn, xét về một góc độ nào đó, nó gần với khái niệm “giới” của xã hội học. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm phái tính thường được gắn liền với ý thức nữ quyền.

Nhìn chung vấn đề ý thức phái tính được xác lập từ bình diện cá nhân, sau đó nâng lên thành ý thức nữ quyền của toàn thể giới nữ. Trong thơ ca Việt Nam đương đại, vấn đề ý thức phái tính ngày càng nổi rò như một dòng chảy mạnh mẽ, ấn tượng trong các sáng tác của các nhà thơ nữ.

1.2. Ý thức phái tính trong thơ ca Việt Nam truyền thống

1.2.1. Ý thức phái tính trong ca dao

Ca dao là những lời ca đa sắc xuất phát từ đáy lòng sâu thẳm, từ đời sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người bình dân trong xã hội xưa. Trong bao nhiêu khắc khoải, than thân, trách thận, vui buồn của những lời ca dao ấy, ta thấy hiện lên ý thức về phái tính của người phụ nữ. Những người phụ xưa đã mượn lời ca mộc mạc, bình dị để nói lên ý thức về thân phận mình, những ước mong, khát vọng của mình.

Trước hết, ta thấy hiện lên trong ca dao là sự tự ý thức về thân phận của những người phụ nữ. Họ ý thức được giá trị, nhan sắc, nhân phẩm của mình, đồng thời họ cũng ý thức rò ràng rằng, phận mình bị lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến, vào những hủ tục, vào cha mẹ, vào những người đàn ông. Lễ giáo phong kiến với những quy định ngặt nghèo buộc người phụ nữ phải tuân theo. Phụ nữ không được tự quyết định hạnh phúc của mình. Vì thế những lời ca than thân cứ ai oán bao đời:

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

Hay:

“Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”

Mỗi lần hai tiếng “thân em” được thốt lên là mỗi lần nỗi đau thân phận nhói lên trong trái tim những người phụ nữ. Họ ý thức được mình có nhan sắc “như tấm lụa đào” mềm mại, tươi trẻ tuổi xuân; có nhân phẩm, vẻ đẹp cốt cách bên trong “ruột trong thì trắng”, “ngọt bùi”; có sự tươi mát, trong sáng như “giếng giữa đàng”… Nhưng dù thế, thân phận họ vẫn là thân phận phụ thuộc. Hạnh phúc của họ chênh vênh, vô định, giống như “tấm lụa đào” kia “phất phơ giữa chợ” chẳng biết rồi sẽ “vào tay ai”. Cuộc đời họ may ra thì được sung sướng như giếng được “người khôn rửa mặt”, nếu gặp phải “người phàm rửa chân” chắc cũng âm thầm chịu đựng bế tắc mà thôi.

Tiếng nói thân phận còn hiện lên ở những lời ca nói về việc bị ép duyên, người phụ nữ lấy chồng phải theo ý mẹ cha:

“Mẹ em tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”

Lấy chồng là chuyện cả đời. Hôn nhân chỉ hạnh phúc khi hai bên đến với nhau vì tình yêu, vì sự thấu hiểu lẫn nhau, có ước nguyện sống cùng nhau. Nhưng cuộc hôn nhân hiện lên trong bài ca dao trên, rò ràng là một cuộc hôn nhân sắp đặt, hôn nhân trên cơ sở của tiền bạc, vật chất. Vậy liệu rằng người con gái được gả đi có hạnh phúc không? Tiền bạc, của cải liệu có mang lại cho họ một cuộc sống gia đình trọn vẹn không? Lịch sử đã trả lời rất rò ràng về điều đó. Hơn nữa, cũng chính số phận phụ thuộc mà người phụ nữ trong ca dao đôi khi phải rơi vào kiếp chung chồng:

“Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ Con thơ tay ẵm tay bồng

Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông”

Người phụ nữ phải chịu cảnh chung chồng bao tủi khổ, tình cảm phải sẻ chia, phải một mình chăm lo con cái. Nhưng đau đớn hơn cả là kiếp làm lẽ. Chẳng ai có thể thấu hết những đau đớn, tủi nhục của kiếp lẽ mọn bằng chính người phụ nữ mang phận vợ lẽ. Họ chỉ còn biết dùng ca dao để tỏ bày nỗi lòng mình:

“Thân em làm lẽ chẳng nề

Đâu như chánh thất mà lê lên giường Tối tối chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò”

Và còn:


“Thân em làm lẽ vô duyên

Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời Ai ơi ở vậy cho rồi

Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta”

Quả thực, tình yêu là không thể san sẻ. Hạnh phúc vợ chồng chẳng thể có người thứ ba xen vào. Chế độ đa thê xưa đã làm bao người phụ nữ phải đau khổ một đời.

Người phụ nữ trong ca dao không chỉ ý thức về thân phận mình mà còn lên tiếng đấu tranh. Tuy sự đấu tranh của họ chưa đủ mạnh mẽ, sự phản kháng còn yếu ớt nhưng đó thực sự là điều đáng quý, đáng trân trọng. Những người phụ nữ nhắn nhủ nhau:


Hay:

“Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”


“Chồng con là cái nợ nần

Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”

Cùng với việc tự ý thức về phận mình và đấu tranh cho hạnh phúc, những người phụ nữ còn gửi gắm vào ca dao bao sự khát khao: khát khao tình yêu, khát vọng được sống tự chủ, bình quyền. Những khát khao này là hệ quả tất yếu của sự ý thức và đấu tranh ở trên.

1.2.2. Ý thức phái tính trong thơ Hồ Xuân Hương

Xuân Diệu đã từng viết: “Trong văn học Việt Nam có một nhà thơ kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến xưa. Tên người ấy là Hồ Xuân Hương. “Ví đây đổi phận làm trai được”, thực sự là nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế độ cũ. Hương ngát của mùa xuân; tên đẹp của nàng không sai chút nào cả; một cái tên kì diệu, sừng sững trong làng thơ Việt Nam xưa nay” [18, 91].

Thật vậy, Hồ Xuân Hương thực sự là nữ thi sĩ độc đáo của thời đại phong kiến. Đó là thời đại nhiều hủ tục lạc hậu, phụ nữ bị coi thường, không được học hành, không có tiếng nói, bị lệ thuộc vào đủ điều như “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”… Tất cả đã khiến họ quẩn quanh, bế tắc, bao khát khao bị vùi chôn đi. Hồ Xuân Hương không chấp nhận sống cuộc đời bị kìm kẹp ấy mà có ý thức rò ràng về phận mình, có những khát khao và phản kháng mãnh liệt. Đó chính là ý thức phái tính được thể hiện cụ thể qua những vần thơ sắc sảo, đặc biệt là mảng thơ Nôm.

Thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện được ý thức phái tính của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Trước hết, đó là sự ý thức, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, nhân phẩm của người phụ nữ. Bà sớm nhận thức được vẻ đẹp của mình và của giới mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

(Bánh trôi nước)

Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh trọn vẹn về người phụ nữ với cả vẻ đẹp ngoại hình và nhân cách. Người phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn”, đó là vẻ đẹp đầy đặn, làn da trắng quyến rũ. Người phụ nữ ấy lại có cả “tấm lòng son” vững bền dù cuộc đời nhiều chìm nổi.

Ở một bài thơ khác, Xuân Hương cũng cho ta thấy người thiếu nữ hiện lên thật quyến rũ:

Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.”

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Chỉ với hai câu thơ, Hồ Xuân Hương đã làm hiện lên trước mắt ta là thân thể người con gái thanh tân, tươi mới. “Đôi gò Bồng đảo”, “một lạch Đào nguyên” kia đều còn trinh nguyên, đều rất đẹp. Bức tranh này làm ta liên tưởng đến bức tranh của Nguyễn Du miêu tả cảnh Thúy Kiều tắm:

“Buồng the phải buổi thong dong Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa Rò ràng trong ngọc, trắng ngà

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nhưng nếu Nguyễn Du còn phải bày biện ra một buổi tắm, ở đó thân thể Thúy Kiều hiện lên sau bức mành, thì Xuân Hương không cần che đậy gì hết. Bà tả vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ giữa ban ngày, vào một buổi trưa hè gió mát và “Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”.

Xuân Hương còn ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ ở nhiều bài thơ khác. Đặc biệt bà sẵn sàng phô bày những nét thanh tân trên cơ thể người thiếu nữ vì theo quan niệm của bà, cơ thể người phụ nữ chính là cái đẹp. Không dừng lại ở đó, những vần thơ của Xuân Hương còn cho thấy sự ý thức về những nỗi khổ của người phụ nữ xưa từ đó lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên người phụ nữ, coi thường phụ nữ.

Trong xã hội cũ, con người phải chịu bao nỗi khổ, mà khổ nhất vẫn là người phụ nữ. Nguyễn Du, một nhà thơ nam viết về số phận người phụ nữ đã hơn một lần thốt lên rằng:

“Đau đớn thay phận đàn bà”

Văn chiêu hồn, Nguyễn Du kêu lên:

“Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”

Trong Truyện Kiều, tiếng lòng đau nhói lại vang lên lần nữa:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Bản thân Hồ Xuân Hương là một phụ nữ, cuộc đời đã phải chịu biết bao thiệt thòi, cay đắng. Hơn ai hết, bà ý thức một cách rò ràng về nỗi khổ của những người phụ nữ và lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ trước những oan nghiệt của số phận. Hồ Xuân Hương đã đay nghiến kiếp chung chồng:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)

Hình tượng thơ gợi đến chuyện chăn gối, hạnh phúc lứa đôi. “Kẻ đắp chăn bông” ấm bao nhiêu thì kẻ “nằm suông nhà ngoài” lạnh bấy nhiêu. Cái lạnh ở đây không còn là cái lạnh của thể xác nữa mà đã trở thành nỗi lạnh của tinh thần, “lạnh lùng”. Hồ Xuân Hương đã lên án chế độ đa thê trong xã hội phong kiến “chém cha cái kiếp lấy chồng chung”.

Không chỉ khổ ở việc chung chồng, người phụ nữ còn khổ ở sự “dở dang”: “Cả nể cho nên sự dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang”

(Không chồng mà chửa)

Bài thơ nói về người phụ nữ không có chồng nhưng lại có thai. Bào thai ấy là kết quả tưởng như ngọt ngào của tình yêu, nhưng thực ra lại hết sức cay đắng bởi chàng trai đã phủi bỏ trách nhiệm, đã “quất ngựa truy phong” để lại cô gái một mình mang tủi khổ. Cái thai của cô không được xã hội phong kiến chấp nhận. Miệng đời cay nghiệt, thế gian khôn cùng trút lên cô bao khinh thị, xem thường, ghét bỏ. Xuân Hương đứng về phía cô gái ấy, lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ:

“Quản bao miệng thế lời chênh lệch

Không có nhưng mà có mới ngoan” [18, 24]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022