Giải Pháp Đổi Mới Cơ Chế Hoạt Động Xuất Khẩu

doanh nghiệp Việt Nam có thể phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước ASEAN để được hưởng mức thuế này. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có thể phấn đấu đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 3% kim ngạch nhập khẩu của nước này (xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 chỉ chiếm 2,8% kim ngạch nhập khẩu nước này). Ngoài các thị trường trọng điểm xuất khẩu dệt may nêu trên, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh đến các thị trường khác như: Canada, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thuỵ Sỹ, Anh... [24].

- Giày dép

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép đứng thứ 4 trên thế giới. Đây là ngành đạt kim ngạch xuất khẩu lớn. Với những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm, giày dép được xác định là mặt hàng có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị tạo mới của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung đầu tư vào khâu thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm… Xuất khẩu nhóm mặt hàng giày dép dự kiến sẽ đạt kim ngạhc 5,6 tỷ USD vào năm 2010, tăng bình quân 11,9%/năm [25].

Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, Eu, Canada, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Australia. Bên cạnh đó có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Inđônêxia, Maliaxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ…

Tuy nhiên, ngành giầy dép Việt Nam vẫn còn những vấn đề còn tồn đọng cần giải quyết như: gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, công tác thiết kế, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước chưa được đẩy mạnh.

- Điện tử và linh kiện máy tính

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta không ngừng tăng mạnh. Bộ Công Thương cho biết, năm 2008

xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Chúng ta phấn đấu đến 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008 – 2010 [24].

Theo đánh giá đây là mặt hàng có nhiều khă năng tạo sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lí do cơ bản sau:

- Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của tập đoàn Foxcon (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD)… và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaixia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự chuyển dịch từ Malaixia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaixia… giá thuê đất, giá nhân công tăng. Vì vậy, Việt Nam trở nên có lợi thế riêng. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.

- Thứ ba, về nhu cầu thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 12

Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kì. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slovakia.

- Sản phẩm gỗ

Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây, với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2007. Chúng ta phấn đấu năm 2010 xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ đạt kim ngạch 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 14,4%/năm [26].

Đây là mặt hàng có thị trường lớn, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu song khó khăn cơ bản vẫn là nguồn nguyên liệu nhập khẩu và khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn còn hạn chế. Do vậy, nếu có thể khắc phục được những hạn chế này, mặt hàng gỗ sẽ còn có thể gia tăng qui mô xuất khẩu cạnh tranh trong thời gian tới.

- Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN)

Theo đánh giá của Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, ngành này đã có bước phát triển tích cực trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%/ năm. Riêng 2 tháng đầu năm 2009 đạt 29 triệu USD. Hiện cả nước có khoảng 2.000 làng nghề, thu hút 1,4 triệu lao động và 1.000 doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ [26].

Mục tiêu của ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) là đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD vào năm 2010. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay chúng ta càng cần nhanh chóng tìm giải pháp cho viẹc duy trì và phát triển sản xuất hàng TCMN [26].


II. Đề xuất đối với Nhà nước

1. Giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lí hoạt động xuất khẩu là cần thiết và cần có sự tương thích với nền kinh tế mở và xu thế tự do hoá thương mại.

Về chủ thể quản lí: Chúng ta cần đổi mới bộ máy quản lí xuất khẩu cũng như hoạt động thương maị theo hướng gọn nhẹ và tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong đó. Năm 2007, Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp đã hợp nhất thành Bộ Công Thương. Đây là một sự chuyển biến đúng

đắn. Sáp nhập hai Bộ sẽ giúp cho công tác kế hoạch hoá và thực hiện các

chính sách phát triển thương mại đặc biệt là xuất khẩu theo sát và thống nhất với kế hoạch và chính sách. Trong thời gian tới Chính phủ cần xây dựng được chương trình hành động thống nhất giữa các bộ ngành quản lí liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn về các qui định, định hướng phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta nên phát huy chức năng của các Hiệp hội ngành hàng và xây dựng hiệp hội ngành hàng mới.

Về đối tượng quản lí: hiện nay, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã được mở rộng cho các thương nhân hợp pháp, họ được tự do kinh doanh tất cả những mặt hàng mà pháp luật không cấm (Nghị định 12/2006/NĐ - CP ngày 23/ 01/ 2006). Qua quá trình này chúng ta thấy, các doanh nghiệp tư nhân đang phải chịu thiệt thòi so với các doanh nghiệp Nhà nước vì các hợp đồng lớn, các hợp đồng trả nợ đều do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện. Môi trường cạnh tranh còn chưa thực sự bình đẳng. Do vậy, thời gian tới chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh một cách công bằng với các doanh nghiệp quốc doanh như tổ chức đấu thầu giành các hợp đồng lớn

Các công cụ quản lí xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng được những cam kết của Việt Nam với thế giới đồng thời có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Cần phải xác định thị trường trọng điểm, thị trường ưu tiên vì trong điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay kinh tế còn kém phát triển, thiếu vốn, qui mô sản xuất nhỏ… Các thị trường nên được chọn làm thị trường ưu tiên đó là: những thị trường có khả năng thanh toán cao, nhiều khả năng cung cấp yếu tố vật chất kỹ thuật cho CNH - HĐH đất nướcnhư Hoa Kì, Eu, Nhật Bản…


2. Các giải pháp phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng trong đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Chỉ có đầu tư vào xuất khẩu chúng ta mới có được cơ cấu xuất khẩu hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Chính sách về khoa học công nghệ cần dựa trên những đặc điểm chủ yếu của nước ta như: lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động rẻ, nguồn

nguyên liệu sản xuất tương đối lớn. Để phát triển xuất khẩu bằng khoa học công nghệ chúng ta cần chú ý những điểm như sau:

- Chúng ta cần hoàn thiện môi trường pháp lí cho việc phát triển khoa học công nghệ qua các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp hoạt động khoa học công nghệ và các qui định thi hành luật. Nhà nước cần sớm ban hành luật chuyển giao công nghệ theo đó đảm bảo nội dung đầy đủ, thông thoáng và có tính cởi mở (bởi khoa học công nghệ luôn biến đổi một cách nhanh chóng, nếu luật của chúng ta không theo kịp thì sẽ bị lạc hậu và không có ý nghĩa áp dụng). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần ban hành các luật bổ sung, hỗ trợ cho luật Sở hữu trí tuệ, luật Chuyển giao công nghệ như luật Thuế, luật Đầu tư, luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Hải quan…

Bên cạnh việc ban hành luật, Nhà nước cần nâng cao năng lực thực thi hành luật. Thực thi luật Sở hữu trí tuệ, luật Chuyển giao công nghệ trong điều kiện hiện nay còn chịu sự chi phối trực tiếp của các cam kết với WTO. Vì vậy Nhà nước nên sớm có qui định về thực thi sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các chế định trong giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (nguyên tắc đối xử quốc gia trong tố tụng, thẩm quyền của toà án dân sự và toà án kinh tế, các biện pháp khẩn cấp, tạm thời, tố tụng…) và cùng với các chế tài (khung hình phạt, mức phạt, biện pháp xử phạt…). Phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan thực thi như toà án nhân dân, thanh tra, uỷ ban nhân dân, quản lí thị trường, công an kinh tế, hải quan …

- Đồng thời chúng ta phải có đầu tư hợp lí một phần ngân sách cho hoạt động phát triển khoa học công nghệ. Đó là đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo và hoàn thiện công nghệ, mua sáng chế, thiết kế công nghệ tiên tiến và các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Nhà nước cần có biện pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn đầu tư tập trung cho hoạt động R & D. Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng bỏ ra chi phí đủ lớn để phát triển các công nghệ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Nhà nước cũng phải ban hành qui định xác lập quyền sở hữu các tài sản trí tuệ, quyền định đoạt các tài sản này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu (viện nghiên cứu,

trường đại học). Đây cũng là cơ sở để thị trường công nghệ ở Việt Nam ra đời, giúp các doanh nghiệp trao đổi, mua bán, tăng cường giúp các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, nâng cao tỉ lệ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi có những giải pháp hệ thống, đồng bộ và tổng thể, trong đó phải xác định được những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trọng điểm cần được ưu tiên thực hiện.

- Cần phải đào tạo nguồn nhân lực có cơ sở vững chắc từ những bậc học dưới. Cần có những đổi mới về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung và phương pháp dạy, học theo hướng gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mở rộng việc dạy và nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ, ngay từ cấp giáo dục phổ thông, hướng tới đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, phần lớn học sinh có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường hoặc theo học tiếp ở trình độ cao hơn bằng ngoại ngữ.

- Phát triển nguồn nhân lực có trọng điểm cần ưu tiên các nhóm nhân lực cốt yếu. Thứ nhất là đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp phải được đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức. Đồng thời họ phải là những người có lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra sự cải biến trong chất lượng giáo dục. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu thực tế của xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, hoạch định chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng, pháp lí… Đội ngũ này cần phải tinh thông nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng kiến thức và thực tiễn quốc tế nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và thực thi chính sách có tính khả thi cao. Như vậy, các chính sách mới ra đời mới có thể thích ứng với tình hình quốc tế không ngừng biến đổi, nhằm kịp thời làm tăng làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp nước ta trên trường quốc tế. Ngoài ra, đội ngũ doanh nhân và quản trị doanh nghiệp cũng cần được đào tạo một cách

bài bản và chuyên nghiệp. Đội ngũ này phải có bản lĩnh vững vàng, giỏi về nghiệp vụ quản lí, đồng thời am hiểu luật kinh doanh quốc tế để có thể giúp Việt Nam cạnh tranh được trên trường quốc tế mà không bị bất lợi. Cần phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ lãnh đạo, giám đốc điều hành (CEO), chuyên gia quản lí cho các doanh nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu của xu thế mới. Một đội ngũ không thể thiếu và cần được đào tạo đó là những đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật trình độ cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu áp dụng khoa học kĩ thuật máy móc hiện đại ngày nay của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Cuối cùng, để có được đội ngũ lao động, nguồn nhân lực tốt cho nền kinh tế thì yếu tố mở rộng hợp tác đào tạo quốc tế, đa dạng hoá phương thức kinh doanh liên kết với nước ngoài là không thể thiếu. Chúng ta nên mạnh dạn đầu tư thuê giảng viên giỏi cũng như những chuyên gia giỏi của nước ngoài. Điều này nhằm đào tạo nguồn nhân lực trong nước một cách có chất lượng cao hơn, khiến cho nguồn nhân lực nước ta không bị bỡ ngỡ với công nghệ hiện đại, xu hướng mới của nền kinh té thế giới, đặc biệt thông qua các nước phát triển đi trước.

4. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh các giải pháp vừa nêu thì giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu là giải pháp thiết thực và trực tiếp nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta. Để đẩy nhanh quá trình này các doanh nghiệp cần phải tham gia sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng chế biến, hàm lượng vốn và công nghệ cao. Các doanh nghiệp mới là người trực tiếp và thực sự thực hiện cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu được chia làm 2 nhóm chính:

- Nhóm giải pháp hỗ trợ tài chính

Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ thương mại đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng phải chú ý trong khuôn khổ của WTO cho phép. Các chính sách tài trợ thương mại có thể là Nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu, Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước (gồm cả doanh nghiệp vốn trong nước và

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với lãi suất ưu đãi. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế dưới hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp như thư tín dụng, bao thanh toán factoring, forfaiting. Khi gia nhập WTO chúng ta đã cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu phi nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp. Ngoại trừ bảo lưu 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp mà WTO dành cho các nước đang phát triển gồm xúc tiến thương mại và ưu đãi cước phí vận tải hàng xuất khẩu. Vì vậy Việt Nam cần tận dụng những hình thức hỗ trợ được phép, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả của quá trình xuất khẩu. Khi đồng nội tệ (VNĐ) mất giá so với đồng ngoại tệ, hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối so với hàng nội địa ở nước ngoài. Nhờ vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu, tăng đầu tư nước ngoài vào trong nước. Trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện chính sách phá giá hối đoái thành công, đó là Ấn Độ, Đài Loan…. Tuy nhiên Nhà nước cũng cần cân nhắc những bất lợi mà phá giá tiền tệ gây ra như uy tín quốc gia suy giảm, mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế.

Hiện nay, thuế xuất khẩu của Việt Nam đối với hầu hết các mặt hàng bằng 0, trừ những sản phẩm không qua chế biến. Thuế nhập khẩu đối với những hàng hoá là tư liệu sản xuất hàng xuất khẩu cùng có mức thuế suất rất thấp. Nhà nước cần liệt kê những mặt hàng thuộc diện chuyển đổi cơ cấu trong thời gian tới và đưa vào danh sách cần đặc biệt ưu tiên trong miễn, giảm và hoàn thuế.

- Nhóm giải pháp hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu phải được tiến hành cả ở doanh nghiệp và cả trên phương diện quốc gia. Trong đó, hoạt động xúc tiến ở cấp doanh nghiệp là các hoạt động như: quảng cáo bán hàng ra nước ngoài, cử cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hoá, thương nhân và chính sách nhập khẩu của nước ngoài, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài và ở các trung tâm thương mại quốc tế. Để thúc đẩy công tác xúc tiến của doanh nghiệp, Nhà nước cũng cần tham gia vào quá trình này. Nhà nước thiết lập mạng lưới xuất khẩu quốc gia, nâng cao năng lực hỗ trợ thương mại của hệ thống cơ quan đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022