Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 14

không giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt và triệt để thì hậu quả sẽ rất lớn, hàng Việt Nam sẽ bị mất uy tín trên nhiều thị trường chính.

Một số giải pháp chủ yếu là:


- Nghiêm cấm sử dụng các loại kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tất cả các khâu từ nhập khẩu, sản xuất cho đến lưu thông, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

- Các cơ quan Hải quan, Biên phòng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các cửa khẩu đối với loại hàng này.

- Các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

4. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng và cơ bản để xác định nhu cầu của khách hàng, quy mô và đặc tính của thị trường, mối tương quan giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, và hàng hoá. Từ đó, lựa chọn thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược marketing phù hợp (chính sách 4P). Hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang còn yếu. Doanh nghiệp của ta thu thập thông tin về thị trường nước ngoài chủ yếu thông qua Internet, các đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. Các nguồn tin này thường khá chung chung và khó xác định được tính chân thực của chúng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường bằng cách đầu tư cho hoạt động này, đào tạo một đội ngũ chuyên phụ trách về vấn đề này có khả năng và trình độ ngoại ngữ, nếu tốt hơn thì có thể thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài làm đầu mối cho nghiên cứu thị trường nước sở tại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chính sách xúc tiến xuất khẩu phù hợp. Khi doanh nghiệp đã có được sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường thì cần phải có hoạt động xúc tiến để khách hàng biết đến và sản phẩm được tiêu thụ. Tuỳ vào tính chất của sản phẩm và mức độ xuất hiện trên thị trường mà chúng ta có những chính sách xúc tiến khác nhau cho phù hợp. Doanh

nghiệp có thể tham gia xúc tiến xuất khẩu dưới nhiều hình thức như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện uỷ thác, công ty liên doanh... Nhưng trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp nên chú ý tới trưng bày sản phẩm tại các trung tâm thương mại của Việt Nam đặt tại nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm thương mại...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm quảng bá sản phẩm và khẳng định vị thế của hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.

Ở cấp doanh nghiệp (vi mô), hoạt động xúc tiến xuất khẩu gồm:

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 14


- Đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt xu thế thị trường, bám sát các thay đổi trong sản xuất và kinh doanh, tiến hành quảng cáo để bán hàng ra nước ngoài.

- Trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm.

- Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hoá, thương nhân và chính sách nhập khẩu của nước mua hàng.

- Chủ động lo tìm bạn hàng, thị trường, lo tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Đặc biệt chú trọng giữ “chữ tín” trong kinh doanh để duy trì chỗ đứng trên thị trường.

- Phối hợp với nhau trong việc đi tìm và quan hệ với bạn hàng.


- Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn.

KẾT LUẬN


Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, bị chi phối bởi cơ cấu của ngành kinh tế khác và nó được nghiên cứu dưới nhiều tiêu thức, quan điểm khác nhau. Trong điều kiện tự do hoá thương mại và bên cạnh đó cũng để chuẩn bị tiền đề đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi ngay từ bây giờ phải có định hướng chiến lược và chính sách đổi mới cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy, đổi mới cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sẽ đóng góp một phần lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung.

Đề tài “Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” đã cố gắng phân tích, luận giải các nội dung nhằm mục đích đổi mới cơ cấu để phát huy lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Từ lý luận, thực trạng và triển vọng về thị trường của Việt Nam trên con đường tự do hoá thương mại, đề tài đã chỉ ra những tồn tại, cơ hội, thách thức cần phải giải quyết trên con đường phát triển để tiến tới một nền kinh tế hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, ngày càng nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.

Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng thời gian chính thức trở thành thành viên của tổ chức này là mới (chỉ có 2 năm). Những gì tác động của WTO cũng như việc gia nhập tổ chức này đối với cải biến hàng xuất khẩu chưa đáng kể và cũng chưa có gì rõ rệt. Trong thời gian tới chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sẽ ngày càng theo hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa mong muốn và khả năng, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tế lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc không ít vào cách tiếp cận và giải quyết vấn đề đang đặt ra cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và sản xuất, xuất khẩu hàng hoá nói riêng của Việt Nam từ nay đến năm 2010. Hy vọng rằng, Việt Nam với những tiềm năng dồi dào sẵn có cả về đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động, với định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường, phát huy nội lực, chúng ta có trong

tay một lực lượng ngành hàng hùng hậu, đa dạng, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban nghiên cứu & dự báo thị trường- Viện nghiện cứu thương mại, Báo cáo tổng kết đánh giá 10 năm (2001 – 2010) thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu và xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu trong 10 năm iếp theo (2011 – 2020).

2. Bộ Công Thương, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 12 và cả năm 2008, các giải pháp cần triển khai thực hiện trong quí I, 2009.

4. Bộ Công Thương (2000), Chiến lược phát triển xuất khẩu thời kì 2001 – 2010

5. Bộ Công Thương (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010.

6. Bộ Công Thương (2008), Kế hoạch phát triển xuất khẩu 2008.

7. Bộ Công Thương , Báo cáo Thương mại (các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007).

8. TS. Trần Văn Hoà, TS. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – xã hội.

10. .PGS., TS. Đặng Thị Loan, GS. TSKH Lê Du Phong, PGS. TS. Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2006: Thành tựu và những vấn đề đặt ra, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, ThS. Đào Ngọc Tiến, ThS. Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. GS.,TS.Nguyễn Văn Thường, Gs. TSKH Lê Du Phong (2006), Tổng kết kinh tế Việt Nam2001 – 2005:Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Trung tâm thông tin Kinh tế - Thương mại, Bộ Công Thương (2008), Tạp chí Ngoại thương số 1,3,4+5 năm 2008.

14. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám Thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Lưu thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Văn kiện Đại hội Đảng IX, X.

17. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 2 (142) 2008.

18. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp, Tuần tin chiến lược, chính sách công nghiệp số 12/2007, chuyên đề: Công nghiệp phụ trợ.

19. Viện nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công thương, Tuần tin công nghiệp – Thương mại Việt Nam số 08 từ ngày 18/ 02/ 2008.

Các website

20.http://www.agro.gov.vn http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=13428

http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=12151http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=12688 21.http://ngoaithuong.vn

http://ngoaithuong.vn/news/tinchuyende/1202/1/print.html

http://ngoaithuong.vn/news/tinmoi/tinxuatnhapkhau/849_co_cau_thi_truong

_xuat_khau_nam_2009.html


22.http://www.gso.gov.vnhttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=7638http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=7636 23.http://www.tapchicongsan.org.vnhttp://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=51050908http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&news_ID=3 11049915

24.http://www.tinthuongmai.vn/

http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/2/ContentID/63479/Default.aspxhttp://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/111/ContentID/6 3409/Default.aspx

25.http://www.lefaso.org.vnhttp://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=18&itemid=1099 26.http://www.tinkinhte.com

http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/dien-tu-ban-dan/giai-phap-day-manh-xuat-khau-hang-dien-tu-va-linh-kien-may-tinh-den-nam- 2010/22320.136138.html

http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/tong-hop-thong-tin-du-bao-kinh-te-2009/kim-ngach-xuat-khau-ca-phe-nam-2009-se-giam/26477.s_33.1.html http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/tong-hop-thong-tin-du-bao-

kinh-te-2009/kim-ngach-xuat-khau-ca-phe-nam-2009-se- giam/26477.s_33.1.html

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022