Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch Thực Vật

thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các sản phẩm trên cơ sở Điều khoản 113 của Hiệp ước về Liên minh Châu Âu. Thuế này có thể đánh vào hàng hóa ngay khi thông báo. Trước khi xuất khẩu, tất cả các nhà xuất khẩu nên thể hiện quan điểm của mình là chấp nhận mức thuế như vậy hay đòi hỏi phía EU phải tiếp tục điều tra. Thuế chống bán phá giá đặc biệt thích hợp trong khu vực công nghệ cao [12].

- Thuế tiêu thụ:

Thuế tiêu thụ là thuế áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào dung lượng và áp dụng phổ biến đối với các sản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đương đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu khoáng sản được sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại “Thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều đó nhấn mạnh rằng thuế tiêu thụ không được hài hòa ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một số sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nước thành viên EU [12].

- Thuế giá trị gia tăng (VAT):

Tất cả các sản phẩm bán ở EU đều là đối tượng chịu thuế VAT. Nhìn chung mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù, mục tiêu ban đầu là hài hòa thuế quan, các miền thuế đã được thu hẹp nhưng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn tại giữa các nước thành viên EU [12].

3.2. Hàng rào phi thuế quan

3.2.1. Các rào cản kỹ thuật

- Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: nhãn CE (Eropean Conformity):

Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối với các nhà sản xuất nhằm đảm bảo đưa ra những sản phẩm an toàn tại thị trường EU. Nhãn CE

được coi là một giấy thông hành của nhà sản xuất lưu thông nhiều sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có hiệu điện thế thấp, đồ chơi, các thiết bị an toàn cá nhân, các thiết bị y tế..trên thị trường EU. Tuy nhiên nhãn CE không áp dụng cho tất cả các hàng hóa công nghiệp, nó không áp dụng cho các sản phẩm trang trí nội thất, quần áo và các sản phẩm da. Nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu về luật định và có thể được áp dụng về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, nhưng nhãn CE không bảo đảm về chất lượng sản phẩm [24].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP (the Hazard Analysis Critical Control Point System):

Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu vào EU bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh hết sức chặt chẽ. Các doanh nghiệp này phải áp dụng hệ thống HACCP- Hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu, như là một yêu cầu bắt buộc khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến với các nguyên tắc cơ bản: xác định tất cả các nguy cơ có thể xẩy ra cho sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm; xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (Critical Control Point), các giai đoạn có thể kiểm soát được trong chu kỳ sống của sản phẩm; xác định những biên độ tiêu chuẩn cao nhất có thể cho phép mỗi điểm kiểm soát tới hạn; thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát kiểm nghiệm hoặc quan sát cho Điểm kiểm soát tới hạn, bao gồm 1 lịch trình theo thời gian; thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động chính xác cho mỗi Điểm kiểm soát tới hạn; đưa ra một tiến trình xác nhận, bao gồm các kiểm nghiệm và tiến trình khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả và hiệu quả của hệ thống HACCP [27].

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 4

- Tiêu chuẩn môi trường:

Các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói. Người tiêu dùng yêu cầu

các sản phẩm mang tính môi trường. Do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết. Việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU là một trong những yếu tố quyết định thành công tại thị trường EU.

Các vấn đề nhạy cảm là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kim loại nặng, của các chất gây ô nhiễm, sử dụng hóa chất, gỗ rừng nhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước, không khí và việc sử dụng cạn kiệt các tài nguyên không thể tái tạo.

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001. Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO14001 có thể trở thành một yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnh tranh trong nhiều khu vực [12].

- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng:

Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardisation-ISO) phát triển và chấp nhận seri ISO 9000 nhằm cung cấp một cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng. Các nhà sản xuất xem chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho đối tác. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cần phải có 1 người quản lý chịu trách nhiệm cho các chính sách về quản lý chất lượng. Các tiêu chuẩn ISO 9000:9001 và 9002 là quan trọng nhất:

ISO 9000: Hướng dẫn cho việc lựa chọn và sử dụng hệ thống chất lượng; không đề cập đến sự tuân thủ những đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.

ISO 9001: Mô hình bảo đảm chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

ISO 9002: Mô hình bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

ISO 9003: Mô hình bảo đảm chất lượng trong kiểm tra và kiểm định cuối cùng.

ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất lượng.

Phiên bản ISO 9001 mới thay thế cho các phiên bản cũ của ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Các nội dung tiêu chẩn thay đổi bao gồm: phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường; dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn trong khu vực tư nhân và công cộng; có thể áp dụng đều nhau trong các lãnh vực sản xuất, dịch vụ và phần mềm [8].


- Tiêu chuẩn lao động:

Ủy ban Châu Âu có quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn này và sẽ đình chỉ hoạt động của các nhà sản xuất nội địa nếu phát hiện ra những doanh nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức (ví dụ như: lao động trẻ em, lao động tù nhân...) và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong hiệp ước Geneva ngày 25/09/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105 [12].

3.2.2. Giấp phép nhập khẩu

Đối với một số loại hàng hóa, EU áp dụng biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng như: Sản phẩm văn hóa (bao gồm khảo cổ học, sản phẩm điêu khắc..), các mặt hàng nông sản (rượu, sữa, lúa mỳ, thịt, gạo), kim loại. Giấy phép nhập khẩu có thể được yêu cầu đối với hàng nhạy

cảm và hàng chiến lược, trong đó có hàng dệt (theo quy tắc của Hiệp định MFA), các sản phẩm thép, than đá và ngũ cốc, vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp mà không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lượng sản phảm giảm theo Hiệp định MFA và là đối tượng của hạn ngạch nhập khẩu, thì nhà xuất khẩu phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu để nhà nhập khẩu xin được giấy phép xuất khẩu [8].

3.2.3. Hạn ngạch

Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định MFA (Hiệp định hàng dệt may). Theo như mô tả ở trên thì Hiệp định MFA (Hiệp định hàng dệt may) đang tiến hành hủy bỏ dần hạn ngạch [11].

3.2.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Các quy định về kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với việc sản xuất các sản phẩm tươi như hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận kiểm dịch phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo sức khỏe. Sản phẩm phải được giám định bởi cơ quan giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để bảo đảm rằng không bị côn trùng và bệnh tật [11].

3.2.5. Lệnh cấm

EU còn áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số mặt hàng. EU áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn hoặc chỉ cho phép nhập khẩu khi đáp ứng những điều kiện nhất định đối với những mặt hàng nguy hiểm như: các sản phẩm hóa chất độc hại, các chất phế thải. Một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU do ảnh hưởng đến an ninh và sức khỏe của cộng đồng như một số tân dược, thuốc trừ sâu, thực phẩm, sản phẩm điện, giống cây trồng, vật nuôi

ngoại lai, các nông sản, thủy sản có dư lượng kháng sinh, lượng chất độc vượt quá mức cho phép…[8]

Qua những thông tin ở trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Liên minh Châu Âu (EU) và thị trường EU. Những đặc điểm về thị trường: thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng, chính sách thương mại chung.. cũng như là những rào cản thương mại mà EU đặt ra sẽ là những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường khó tính này. Từ những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra được những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi thâm nhập vào thị trường EU và từ đó từng bước xây dựng những bước đi cụ thể để tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường, đối tác thương mại quan trọng bậc nhất thế giới này.

CHƯƠNG II‌

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO

THỊ TRƯỜNG EU


I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU

Việt Nam có quan hệ thương mại với các nước thành viên EU từ rất sớm, nhưng mãi đến ngày 22/10/1990, Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tiếp theo đó năm 1992, Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác ngành Dệt may và đến năm 1995, Việt Nam và EC đã chính thức ký Hiệp định khung hợp tác Việt Nam- EU. Hiệp định đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên.

1. Thỏa thuận thương mại song phương

1.1. Hiệp định buôn bán hàng dệt may

Hiệp định về hàng dệt may được ký tắt vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực trong vòng 5 năm, bắt đầu từ tháng 11/1993 cho phép hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Các lần sửa đổi sau đó là vào năm 1995, năm 1997, năm 2000 và năm 2003 đã mở rộng hạn ngạch hàng dệt may cho Việt Nam. Hiệp định Dệt may và Tiếp cận thị trường năm 2003 là lần sửa đổi gần đây nhất đối với hiệp định năm 1992 và bao gồm những điều khoản rộng rãi hơn về tiếp cận thị trường phi hàng dệt, bao gồm cả dịch vụ.

Tháng 12 năm 2004, EU đồng ý ngừng áp hạn ngạch lên hàng dệt may Việt Nam qua hiệp định “thu hoạch sớm” có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2005. Đây là bước tiến quan trọng đưa Việt Nam ngang tầm với các thành viên WTO như Trung Quốc. Hiệp định này tiếp theo việc kết thúc đàm phán tiếp cận thị trường song phương trong khuôn khổ gia nhập WTO của Việt Nam.

Đổi lại, Việt Nam đồng ý chính thức hóa cam kết không phân biệt đối xử với các công ty của EU và một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm.

Hiệp định hàng dệt may Việt Nam-EU đã mở ra một thị trường rộng lớn cho ngành dệt may Việt Nam, đưa mặt hàng dệt may đứng lên thứ hai trong mười mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam.

1.2. Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU

Sau nhiều năm chuẩn bị và đàm phán, ngày 31/5/1995, Việt Nam và EU đã ký tắt và ngày 17/7/1995 ký chính thức “Hiệp định hợp tác giữa Cộng đồng Châu Âu và Cộng hòa XHCN Việt Nam” tại Brucxen (Bỉ) tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đây là một hiệp định khung dài hạn gồm 21 điều khoản, 3 phụ lục quy định những nguyên tắc trong quan hệ hai bên nhằm tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, thương mại hai chiều. Hiệp định có giá trị trong vòng 5 năm và nghiễm nhiên được gia hạn thêm hàng năm nếu một trong các bên ký kết không tuyên bố hủy bỏ nó trước khi hết hạn 6 tháng.

Nội dung của Hiệp định bao gồm rất nhiều lĩnh vực, trong đó điều khoản về thương mại có ghi: Việt Nam- EU sẽ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc về thương mại phù hợp với các điều khoản về hiệp định chung về thương mại và thuế quan. Các bên cam kết phát triển, đa dạng hóa trao đổi thương mại đến mức cao nhất có thể được. Các bên cam kết thực hiện chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trường của nhau. Hai bên sẽ dành cho nhau điều kiện thuận lợi về xuất nhập khẩu hàng hóa và tiến tới loại bỏ hàng rào thương mại giữa hai bên đặc biệt là hàng rào phi thuế quan [4].

2. Thương mại Việt Nam- EU

Trải qua 15 năm, quan hệ Việt Nam- EU không ngừng phát triển. Năm 1990, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước chỉ đạt có hơn 300 triệu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí