Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU CƠ HỘI 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU_CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hà Lớp : Anh 4

Khóa 43

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Duy Liên


Hà Nội, Tháng 06/2008

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU 4

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 4

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU 4

1.1. GIỚI THIỆU VỀ EU 4

1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP 5

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 7

2.1. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 7

2.2. ỦY BAN CHÂU ÂU 7

2.3. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU 7

2.4. TOÀ ÁN CHÂU ÂU 8

II. THỊ TRƯỜNG EU 8

1. THƯƠNG MẠI EU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 8

2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU 11

2.1. TẬP QUÁN, THỊ HIẾU TIÊU DÙNG, KÊNH PHÂN PHỐI VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA EU 12

2.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU 15

3. CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA EU 17

3.1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN 17

3.2. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 19

CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƯỜNG EU 25

I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 25

1. THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG 25

1.1. HIỆP ĐỊNH BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY 25

1.2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM-EU 26

2. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- EU 26

2.1. XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU 27

2.2. NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ EU 34

II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU 36

1. NHỮNG CƠ HỘI 36

1.1. TIỀM NĂNG THƯƠNG MẠI CỦA EU 36

1.2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ EU NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP 38

1.3. EU LÀ MỘT THỊ TRƯỜNG THỐNG NHẤT VỚI 27 QUỐC GIA THÀNH VIÊN 42

1.4. EU CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SANG CHÂU Á 44

1.5. LỢI THẾ CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO 45

2. NHỮNG THÁCH THỨC 47

2.1. CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 47

2.2. ÁP LỰC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 52

2.3. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ THƯƠNG HIỆU CỦA HÀNG HÓA 55

2.4. THÁCH THỨC TỪ VIỆC GIA NHẬP WTO 58

2.5. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CHÍNH BẢN THÂN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC.. 62 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG 62

EU TRONG THỜI GIAN TỚI 62

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62

1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 62

2. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 63

II. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU 64

1. KINH NGHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƯỜNG EU 64

1.1. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TRUNG QUỐC 64

1.2. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA NHẬT BẢN 66

2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU 68

2.1. TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG EU, NẮM BẮT NHU CẦU, THỊ HIẾU VÀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG, TÌM HIỂU HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC RÀO CẢN MÀ EU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 68

2.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 71

2.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH CHO HÀNG HÓA THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG KHÂU SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 74

2.4. PHỐI HỢP VỚI CÁC HIỆP HỘI, NGÀNH HÀNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỊ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 75

2.5. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU 79

2.6. ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU 81

2.7. TÌM NGUỒN TÍN DỤNG HỖ TRỢ NHẬP KHẨU ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 81

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 82

1. TIẾP TỤC COI EU LÀ THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG EU THÔNG QUA VIỆC ĐÀM PHÁN, KÍ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG 82

2. HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 84

3. HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU 86

4. THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, GẮN NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ TỪ EU VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU 89

5. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VÀ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU MỚI MÀ THỊ TRƯỜNG EU ĐANG CÓ NHU CẦU LỚN 90

6. CÓ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU. 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

DANH MỤC BẢNG BIỂU


1. Danh mục các bảng


Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của EU với các thị trường chủ yếu 9

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu một số nhóm hàng chủ yếu của EU27 .. 10 Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU qua các năm 27

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2001-2007) 27

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 28

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 29

Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu chính từ EU 35

Bảng 8: Nhập khẩu của Việt Nam từ một số thị trường chính của EU 35

Bảng 9: Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng vào EU đến năm 2010 64


2. Danh mục các biểu đồ


Biểu đồ 1: Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và thị trường chính của Việt Nam .. 30 Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU 31

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 32

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương quan trọng của nền kinh tế mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vị trí và vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xuất nhập khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân.

Những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng. Một trong những nguyên nhân để có được những thành tựu như ngày hôm nay của xuất khẩu Việt Nam đó là việc định hướng thị trường mục tiêu đúng đắn, biết khai thác những thế mạnh xuất khẩu của mình. Những thị trường mục tiêu mà xuất khẩu Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi đáng ghi nhận đó là thị trường Hoa Kỳ, thị trường Liên minh Châu Âu (EU), thị trường Nhật Bản...

Hiện nay, thị trường EU đang được coi là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam. Là một thị trường phát triển, với 27 quốc gia thành viên, EU đã trở thành một liên minh kinh tế chính trị lớn nhất trên toàn thế giới, là nơi hội tụ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Không thể phủ nhận rằng EU là một đối tác thương mại quan trọng của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Là một khu vực kinh tế chung, thống nhất, có quy mô rộng lớn, nhu cầu và sức mua ổn định, EU đã mở ra một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng được những cơ hội lớn do thị trường EU đem lại sẽ góp phần nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường thế giới, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi thâm nhập vào thị trường này. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để phá vỡ những rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU đang là một bài toán cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đề tài: “Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU_Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” sẽ đi sâu vào việc phân tích những đặc điểm của thị trường EU, nêu ra những thành tựu, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như thị trường Châu Âu (EU), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi thâm nhập vào thị trường EU và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU qua các năm từ năm 2001 đến nay.

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa luận còn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022