Các Tiêu Chí Đánh Giá Tính Ổn Định Và Chất Lượng Tăng Trưởng Xuất Khẩu

Xuất khẩu bền vững là sự duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường (Hồ Trung Thanh 2009).

Trước hết, tính bền vững của hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ thấp đến cao. Trong nhiều giai đoạn khác nhau, mức độ và yêu cầu của tính bền vững được đặt ra khác nhau. Trong nhiều trường hợp phải chấp nhận sự đánh đổi giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là cần xây dựng một chiến lược phát triển để cân bằng các mục tiêu xuất khẩu bền vững (XKBV) trong dài hạn.

Tiếp đến, tính bền vững của hoạt động xuất khẩu được xem xét trên khía cạnh đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, chất lượng tăng trưởng ngày càng được nâng cao trên cơ sở tăng giá trị gia tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế lớn… Một sự tăng trưởng không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến động, khủng hoảng do cơ cấu không hợp lý, sức cạnh tranh yếu kém… thì không thể coi là XKBV.

XKBV phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa giữa ba mục tiêu: kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác, sử dụng và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; hoặc xuất khẩu chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người đặc biệt là trong việc khai thác tài nguyên thì cũng không thể coi là XKBV.

Như vậy, XKBV phải là một quá trình lâu dài và là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và các mục tiêu của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường.

Một vấn đề khác cũng cần được xem xét tới khi nghiên cứu XKBV là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu của một nước trên bình diện quốc tế. Xét về mặt bản chất, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Do đó XKBV của một nước cần tính đến sự bền vững chung của thế giới. Và ngược lại, chính sự bền vững trong tất cả lĩnh vực trên thế giới cũng là một trong những điều kiện để phát triển XKBV của một quốc gia.

2. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững

2.1. Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu

i- Tiêu chí đầu tiên để đánh giá tính bền vững xuất khẩu là quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong mối tương quan so sánh với KNXK của khu vực hoặc thế giới.

ii- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ các ngành, sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên, lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao dựa trên cơ sở sử dụng các nhân tố làm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên không tái tạo (Hồ Trung Thanh 2009).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

iii- Việc đảm bảo tính ổn định của hoạt động xuất khẩu như một cơ cấu thị trường hợp lý, năng lực cạnh tranh của mọi thành phần kinh tế ngày càng được nâng cao cũng là một trong những tiêu chí xác định chất lượng xuất khẩu.

iv- Một tiêu chí khác thể hiện chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là mức độ gia tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Giá trị gia tăng đó bao gồm: giá trị gia tăng trực tiếp và giá trị gia tăng gián tiếp. Giá trị gia tăng trực tiếp tức là giá trị do chính hoạt động kinh doanh đó tạo nên. Giá trị gia tăng gián tiếp là những giá trị gia tăng thu được từ các hoạt động kinh doanh khác hoặc hoạt động kinh tế khác do ảnh hưởng lan truyền mà hoạt động kinh doanh đó sinh ra (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.162). Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả KT-XH của hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

v- Ngoài ra, tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn được thể hiện qua một số yếu tố khác như chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, hạ tầng cơ sở, hệ thống phân phối… (Hồ Trung Thanh 2009).

2.2. Các tiêu chí về kinh tế

Nội dung bền vững về kinh tế của hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở sự đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế và đóng góp của xuất khẩu vào ổn định kinh tế vĩ mô.

i- Trước tiên là tiêu chí: tăng trưởng xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng GDP thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu trong tăng trưởng GDP trong một thời gian nhất định được duy trì ổn định và ngày càng nâng cao.

ii- Tỷ lệ đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào việc cân đối cán cân thương mại để thể hiện sự lành mạnh của hoạt động ngoại thương của một nước cũng là một tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế của hoạt động xuất khẩu.

iii- Ngoài ra, có thể xem xét tính bền vững về kinh tế của hoạt động xuất khẩu dựa vào việc xem xét sự ổn định trong việc đóng góp của tăng trưởng xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ, giảm bớt căng thẳng về nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu qua thời gian… (Hồ Trung Thanh 2009).

2.3. Các tiêu chí về xã hội

i- Tiêu chí đầu tiên đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu về mặt xã hội là mức độ gia tăng việc làm từ mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể thấy được qua tỷ lệ thu hút lao động, tạo ra việc làm và mở rộng xuất khẩu.

ii- Tiếp đến là mức độ cải thiện thu nhập của người lao động từ hoạt động xuất khẩu thông qua chỉ tiêu đo lường thu nhập người lao động cũng như vấn đề chia sẻ lợi ích thu được từ xuất khẩu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu bền vững.

iii- Một tiêu chí về xã hội khác cần được xem xét tới là phát triển xuất khẩu có đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản lý, tay nghề của người lao động hay không.

iv- Ngoài ra, tính bền vững của hoạt động xuất khẩu về mặt xã hội cũng có thể được đánh giá thông qua tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, chính sách hỗ trợ, trợ cấp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động….

2.4. Các tiêu chí về môi trường

Trước hết, mục tiêu bảo vệ môi trường trong khái niệm XKBV có thể được hiểu như sau:

Thứ nhất, mở rộng xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm và tiết kiệm năng lượng.

Thứ hai, hạn chế ô nhiễm, chất thải bằng việc áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại để vừa nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, tạo lập các cơ chế để các các chi phí ô nhiễm, thuế môi trường được chấp nhận từ phía nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng hàng xuất khẩu.

Căn cứ vào những nội dung trên, có thể đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá tính bền vững môi trường của hoạt động xuất khẩu, cụ thể là:

i- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

ii- Tình hình sử dụng hóa chất cũng như mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ cải thiện thành phần môi trường đất, nước, không khí… tại các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.

iii- Một tiêu chí khác có thể dùng để đánh giá tình bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu đó là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào nguồn kinh phí bảo vệ môi trường.

iv- Tỷ lệ các doanh nghiệp có các chứng chỉ môi trường chẳng hạn tiêu chuẩn ISO 14000, OSH-18000…

v- Thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ môi trường của từng ngành, từng cấp quản lý có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, lao động… (Hồ Trung Thanh 2009).

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững của một quốc gia trên đây, trong khuôn khổ của khóa luận sẽ tập trung phân tích các tiêu chí của xuất khẩu bền vững dưới góc độ của ngành kinh tế, mặt hàng mà cụ thể là hàng da giầy xuất khẩu của Việt Nam như sơ đồ dưới đây.

Duy trì tốc độ tăng trưởng XK cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng XK không ngừng được

Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường

Chất lượng tăng trưởng

XK

Quy mô, tốc độ tăng

trưởng XK

KINH TẾ

XÃ HỘI

MÔI TRƯỜNG

- Việc làm và thu nhập tạo ra do mở rộng XK

- Chất lượng và

trình

động

độ

lao

- Đảm bảo các tiêu chuẩn xã hội

- Cải thiện điều

kiện lao động

Sơ đồ 1: Xuất khẩu bền vững theo ngành, theo mặt hàng


XUẤT KHẨU BỀN VỮNG



- Tổng kim ngạch XK

- Tốc độ tăng trưởng XK

- Cơ cấu hàng XK

- Giá trị gia tăng của hàng XK

- Khả năng cạnh tranh của hàng XK

- Đóng góp vào kim ngạch XK cả nước

- Tăng nguồn thu ngoại tệ

- Sự cân đối giữa XK và NK

- Duy trì và cải thiện đa dạng sinh học

- Tình hình sử dụng hóa chất và công tác xử lý phế thải

- Khả năng đáp ứng các

tiêu chuẩn về

(Nguồn: Hồ Trung Thanh 2009 và tổng hợp của tác giả)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN‌‌

BỀN VỮNG


I. TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU DA GIẦY

1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Năm 2008, Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế về da giầy. Ngành da giầy Việt Nam luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, chỉ đứng sau ngành dầu khí và dệt may. Biểu đồ dưới đây miêu tả cụ thể chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam giai đoạn 2001-2009.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: tỷ USD


Nguồn Tổng cục Thống kê 2008 Hiệp hội Da Giầy Việt Nam 2008c và 2009b Qua 1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c và 2009b)

Qua biểu đồ trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu da giầy liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2001-2008. Quy mô xuất khẩu da giầy của Việt Nam đã tăng từ

1.559 tỷ USD năm 2001 lên tới 4.767 tỷ USD năm 2008, tức là sau 8 năm, kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam đã tăng trên 3 lần. Với quy mô như vậy, da giầy Việt Nam đã tăng thị phần xuất khẩu của mình lên 14% trong tổng xuất khẩu da giầy thế giới (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2009b).

Biểu đồ 2: So sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giầy của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: %


Nguồn Tổng cục Thống kê 2008 Tổng cục Hải quan Trung Quốc 2010 Hiệp hội Da 2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008, Tổng cục Hải quan Trung Quốc 2010, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c và 2010)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 2001-2009 của da giầy Việt Nam đạt trên 13%, chỉ sau Trung Quốc (16,7%). Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giầy của Việt Nam so với Trung Quốc trong giai đoạn này tương đối ổn định. Điều này cho thấy, hàng da giầy xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng cùng nhịp với thị trường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của xuất khẩu da giầy Việt Nam từ năm 2006 trở về trước là giầy dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) khi nhập khẩu vào EU – thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi Trung Quốc vẫn phải chịu mức thuế cao. Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng tiềm ẩn bất ổn tăng trưởng khi các yếu tố thuận lợi không còn nữa và da giầy xuất khẩu vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Một ví dụ điển hình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022