Xuất Khẩu Hàng Da Giầy Và Vai Trò Của Xuất Khẩu Hàng Da Giầy Trong Nền Kinh Tế

Sản xuất mang nặng tính thủ công, còn thấp kém về chất lượng và sản phẩm nên chỉ được tiêu dùng nội địa (Nguyễn Hữu Khải 2008).

Từ năm 1987 đến trước năm 1992, ngành da giầy Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công mũ giầy cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Trong một thời gian dài, hầu hết các máy móc thiết bị của ngành đều lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân còn yếu kém, sản phẩm làm ra không phù hợp, thông tin về thị trường nước ngoài hầu như không có hoặc rất mơ hồ. Vậy nên, sau khi khối Liên Xô và các nước Đông Âu biến động, có tới 2/3 số nhà máy phải đóng cửa, gần 12.000 công nhân mất việc làm (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005).

Từ năm 1993, với lợi thế về giá nhân công và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ, Việt Nam đã đón nhận làn sóng di chuyển sản xuất giầy dép từ các nước công nghiệp mới (NIC). Thông qua liên doanh liên kết, ngành đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến đầu năm 1997, toàn ngành đã có 100 doanh nghiệp sản xuất, cả nước đã có một mạng lưới sản xuất da giầy chủ yếu là để xuất khẩu với năng lực sản xuất là 220 triệu đôi (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Châu Á đã tác động sâu sắc tới ngành da giầy Việt Nam, sản xuất bị chững lại, vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực (Nguyễn Hữu Khải 2008). Bắt đầu từ năm 2000 cho đến nay, mặc dù phải đối phó với những khó khăn thách thức để vượt qua sức ép thị trường và các rào cản nhưng ngành da giầy nước ta đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp tích cực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Đến hết năm 2005, toàn ngành có 410 doanh nghiệp hoạt động, trong đó số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất (49%), đa số các doanh nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn hộ gia đình và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tập trung chủ yếu tại các làng nghề (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005).

2. Xuất khẩu hàng da giầy và vai trò của xuất khẩu hàng da giầy trong nền kinh tế

Gia công xuất khẩu cho đến nay vẫn là phương thức chủ yếu trong ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù phương thức gia công đã bộc lộ nhiều điểm yếu, nhưng hiện nay ngành chưa có những dự án đầu tư lớn, có tính đột phá, làm thay đổi căn bản cơ cấu ngành, vì thế sự phát triển của toàn ngành vẫn phụ thuộc vào phương thức này. Có tới trên 90% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành là có được từ các đơn hàng gia công (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn, song thực tế mới chỉ có “vỏ” mà chưa có “ruột”. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ tồn tại nhờ vào gia công xuất khẩu; toàn ngành thiếu đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, thiếu những trung tâm thiết kế mẫu phục vụ cho sự phát triển lâu dài mà phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài về thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu, mẫu mã và đầu ra (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Bên cạnh những nhược điểm, khó khăn vẫn chưa khắc phục được, xuất khẩu da giầy đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, góp phần tạo việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ… Thứ nhất, xuất khẩu da giầy góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong những năm qua, sản xuất da giầy xuất khẩu đã kéo theo hàng loạt các ngành khác như kéo như ngành chăn nuôi lấy da, ngành cao su, hóa chất, dệt, sản xuất phụ liệu… Thông qua đó dần dần nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu.

Thứ hai, xuất khẩu da giầy góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định nhờ vào việc có được một mạng lưới thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam có được vị trí trên thị trường da giầy thế giới mà còn tạo tiền đề cho việc chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng da giầy thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển, có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ ba, xuất khẩu da giầy làm tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

như bất cứ một ngành sản xuất hàng hóa nào khác, sản xuất da giầy xuất khẩu cũng tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất mở rộng.

Thứ tư, thông qua xuất khẩu, da giầy Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu khác về giá cả, chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh ấy, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Sản xuất da giầy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, khi đó, muốn đứng vững buộc các doanh nghiệp phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu (về vệ sinh an toàn lao động, môi trường… ), nghiên cứu thị trường để đánh bật đối thủ cạnh tranh.

Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2010 - 3

Thứ năm, một vai trò không thể không nhắc tới của xuất khẩu da giầy đó là sản xuất da giầy thu hút hàng vạn lao động vào làm việc và có thu nhập thường xuyên. Cụ thể, hiện nay ngành có trên 60 vạn lao động, đời sống công nhân viên tương đối ổn định, thu nhập ngày càng được nâng cao.

Thứ sáu, xuất khẩu da giầy là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Hiện nay, sản phẩm da giầy Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành da giầy được coi là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên, có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng, tạo nguồn thu ngoại tệ và có khả năng giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, không đòi hỏi nhiều vốn nên phù hợp với nguồn tài chính của Việt Nam (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Một số khái niệm

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Mỗi quốc gia, tùy theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự

lựa chọn ấy theo ba con đường: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.24).

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.21).

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Nhìn dưới góc độ này, tính bền vững được thể hiện qua sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

1.2. Phát triển kinh tế

Nếu như bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế thì phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.22). Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục… (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.23).

Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất của xã hội trong quá trình phát triển.

1.3. Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) đã có mặt trên đầu đề của rất nhiều tạp chí về môi trường từ những năm 80 của thế kỷ trước khi mà tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được một tốc độ khá cao và người ta bắt đầu lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai của con người. Thuật ngữ PTBV xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" (Nguyễn Thế Chinh 2003).

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." Có thể coi đây là định nghĩa đầu tiên được dùng chính thức và hiện vẫn được sử dụng trong các văn bản của chương trình Liên Hợp Quốc (Nguyễn Thế Chinh 2003, tr.43).

Hình 1: Mô hình phát triển bền vững của Jacob và Saddler (1990)


KINH TẾ

XÃ HỘI

A

Phát triển

bền vững

B

C

MÔI TRƯỜNG

PTBV ≈ A∩B∩C


(Nguồn: Nguyễn Thế Chinh 2003, tr.44)

Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Năm 2002, tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.23).

Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu như sau: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường” (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.220).

Theo đó, Việt Nam cũng đã xây dựng được mô hình phát triển bền vững đó là: phát triển bền vững là vấn đề cốt lõi, trung tâm của sự phối hợp một cách hài hòa cả ba mặt tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2006, tr.44).

Hình 2: Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam


Bảo vệ

môi trường

Tăng trưởng

kinh tế

Công bằng

xã hội

Phát triển bền vững


(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2006)

Có thể nói, mô hình phát triển bền vững của Việt Nam là một sự cụ thể hóa phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

2. Nội dung của phát triển bền vững

Xét một cách khái quát, phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện ba nhóm mục tiêu lớn: kinh tế, xã hội, môi trường.

Bền vững về kinh tế: ở điểm này đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; có cơ cấu hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội (KT–XH) làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.221). Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống bị phá hủy. Ngoài ra, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh

còn dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá hủy hệ sinh thái… Vì thế, phải luôn lấy hiệu quả KT-XH là tiêu chí để xem xét tính bền vững về kinh tế của một quốc gia.

Bền vững về xã hội: phát triển về kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội và con người trong đó cần chú trọng vào việc phát triển công bằng; xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người, tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống đảm bảo. Bền vững về xã hội lý giải một điều rằng, liệu một xã hội có thể được coi là phát triển bình thường, nếu dân số giảm sút? Nếu đảo chính, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cướp đi sinh mạng và mọi thành quả của lao động? Để tránh được các tai biến xã hội nói trên, phát triển phải mang tính nhân văn. Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng thụ từ quá trình này (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.222).

Bền vững về môi trường: môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng của nó, đó là: là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người (Nguyễn Thế Chinh 2003). Vì thế, đòi hỏi loài người cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép để môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Xã hội phát triển bền vững là một xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.222).

IV. XUẤT KHẨU BỀN VỮNG

1. Khái niệm xuất khẩu bền vững

Đảm bảo PTBV của nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí