Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 11


nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường các cấp. Muốn xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả thì trước hết đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải am hiểu pháp luật, nắm chắc pháp luật; đồng thời phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, huyện Tam Dương cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ quản lý về môi trường theo hướng công khai các điều kiện, tiêu chí tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng, phải ưu tiên tuyển dụng những cán bộ tuyển có bằng đại học chuyên ngành về lĩnh vực tài nguyên môi trường.

3.2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người trong việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Để nâng cao ý thức pháp luật của người dân về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì chính quyền địa phương cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học... cũng được nhiều bằng nhiều hình thức như: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài TH) các văn bản pháp luật về ô nhiễm môi trường; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường, ngày Đa dạng sinh học, Ngày Đất ngập nước, Ngày Môi trường thế giới và trao tặng Giải thưởng môi trường... Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu đầu tư xây dựng nội dung tuyên truyền với từng nhóm đối tượng, vùng miền, khu vực sinh sống. Ví dụ như tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường của người dân, doanh nghiệp tại huyện.

Việc tuyên truyền, giáo dục hướng tới hai đối tượng là người dân và doanh nghiệp tại huyện. Vị trí, vai trò trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương của hai chủ thể này là khác nhau


nên nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục khác nhau. Đối với người dân, nội dung chính cần tuyên truyền là quyền và nghĩa vụ của họ trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, người dân cần phải hiểu rõ các hành vi gây ô nhiễm môi trường để thực hiện tốt tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với doanh nghiệp, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức sẽ có tác dụng theo hai hướng:

+ Khi biết được các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính ô nhiễm môi trường, họ thường có thái độ cẩn trọng hơn khi sử dụng để tránh rơi vào trường hợp vi phạm.

+ Khi đã có hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, họ sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khắc phục những hậu quả đã gây ra cho môi trường. Nội dung tuyên truyền đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp nên chú trọng tới các hành vi bị coi là vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt...

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rất đa dạng có thể kể đến các hoạt động như dựa vào chương trình học tại các cơ sở giáo dục – đào tạo, phổ biến trên Đài Truyền hình, Truyền thanh của Trung ương và địa phương, thành lập các website, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, làm các băng zôn, khẩu hiệu...Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua mạng xã hội, qua việc thúc đẩy hoạt động của các hội đoàn, hoạt động tự quản cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

3.2.2.3. Công khai thông tin về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Công khai thông tin được coi là một công cụ hữu hiệu nhất trong đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Những thông tin cần

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 11


được công khai bao gồm: Những vụ vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; Quá trình, nội dung, trình tự xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đối với các vụ vi phạm đó... Hình thức công khai đa dạng: như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng xã hội, bảng tin ở khu dân cư, khu công nghiệp, công khai trong các bản báo cáo hoạt động hàng tháng, quý, năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Mục đích của hoạt động công khai thông tin là để nhân dân có thể tiếp cận thông tin về môi trường và nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Đồng thời công khai thông tin cũng tạo sự ép với những chủ thể vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và buộc họ phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ pháp lý. Tùy thuộc vào đặc thù của cơ quan, khu vực địa lý, lĩnh vực hoạt động mà việc công khai thông tin có thể giao cho các chủ thể khác nhau. Ví dụ: Việc công khai thông tin trong tổ dân phố, thôn, làng có thể giao cho Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn...; Trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có thể giao cho Ban quản lý các khu này thực hiện hiện nghĩa vụ công khai; Trong trường học có thể giao cho phòng Thanh tra & Pháp chế thực hiện việc công khai thông tin…

3.2.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Các tổ chức tự quản của nhân dân bao gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Việc phát huy vai trò của các tổ chức này góp phần tích cực trong đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần phối hợp với các tổ chức này để nhanh chóng phát hiện và xử phạt những hành vi vi phạm. Các tổ chức tự này có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm


môi trường. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức tự quản, cơ quan có thẩm quyền cũng cần hướng dẫn những nhiệm vụ mà họ cần phải thực hiện khi phối hợp với cơ quan trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng cần thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của các tổ chức tự quản này. Nguồn kinh phí này cần được xã hội hóa (Ví dụ: Tại nhiều địa phương, các tổ chức tự quản như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân tập thể... được chính quyền cho thuê đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp với giá ưu đãi để trồng trọt, chăn nuôi. Sản phẩm đầu ra của họ được chính quyền kêu gọi bà con mua ủng hộ).


Tiểu kết chương 3


Từ những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở trên cho thấy được muốn nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì biện pháp cơ bản quan trọng nhất là hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, ngoài ra cần có thêm biện pháp khác như: nhóm giải pháp về kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách, pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.


KẾT LUẬN


Trong những năm qua việc xử phạt vi phạm hành chính của nước ta nói chung và huyện Tam Dương nói riêng đã đạt những kết quả rất tích cực, nó đã góp phần quan trọng trong việc làm cho chính trị của đất nước ngày càng ổn định, kinh tế phát triển, đặc biệt là nhận về vai trò của môi trường đối với người dân ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên thì việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như hệ thống quy định, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường còn thiếu đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về ô nhiễm môi trường và xử phạt vi phạm hành chính về môi trường còn hạn chế; hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước chưa cao; chưa phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, mô hình tự quản trong cộng đồng bảo vệ dân cư còn ít; ô nhiễm môi trường có nguy cơ gia tăng ở các lĩnh vực nhất là các nguồn gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các bãi tập kết rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt,... tình trạng vi phạm pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, đang là thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển bền vững của như sức khỏe và đời sống nhân dân trong huyện.

Nguyên nhân của những bất cập và hạn chế trên là do một số cấp ủy chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nên chưa sâu sát trong việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả chưa cao; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp


trong công tác xử phạt vi phạm hành chính còn thấp; nguồn nhân lực đầu tư cho công tác xử phạt vi phạm hành chính chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; một số bộ phận cán bộ quản lý môi trường và xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường còn thiếu trách nhiệm, né tránh, thoái hóa; kết quả công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn thấp.

Việc xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, phòng, chống vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải dựa trên nhiều cơ sở và nhiều biện pháp khác nhau như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân; thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức là nhiệm vụ quản lý về môi trường và xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Báo cáo môi trường Quốc gia - Môi trường nông thôn, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo chuyên đề Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra ngành tài nguyên và môi trường, giải quyết vụ việc tồn đọng, kéo dài và các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao năm 2014, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 - chuyên đề: Môi trường đô thị, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011) Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

7. Chính phủ (2016) Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường.

8. Đinh Quỳnh Phượng (2011), Pháp luật về BVMT trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

9. Đinh Thị Quỳnh (2011), Pháp luật về BVMT ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10. Hoàng Phê (2011), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb, Đà Nẵng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023