Các Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dân Số

hiểm y tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp sai lệch, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định, vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế [19, Mục 4, Chương 2].

2.1.2.5. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số

Theo quy định của Pháp lệnh dân số và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại mục 5 Chương 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, hành vi chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi, vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi, hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính, hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình, vi phạm quy định về bán phương tiện tránh thai [19, Mục 5, Chương 2].

2.1.2.6. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn [20, Chương 2].

2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế dựa trên cơ sở Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989, Điều lệ Thanh tra nhà nước về y tế ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); hệ thống thanh tra chuyên ngành về y tế chính thức được thiết lập và hoạt động. Với việc Quốc hội ban hành Luật Thanh tra ngày 15/11/2010, trong đó có quy định thanh tra chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, sau đó, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đã tạo ra cơ sở pháp luật cho hoạt động của hệ thống thanh tra chuyên ngành về y tế. Để cụ thể hóa về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/8/2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Y tế và hiện nay Bộ Y tế đang trình Chính phủ cho ý kiến và sớm ban hành đối với Dự thảo Nghị định quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật thanh tra năm 2014.

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật trên đây đã phân định rõ chức năng thanh tra, kiểm tra và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động y

tế, đồng thời cũng xác định rõ quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm quyền được pháp luật quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

2.2.1. Hệ thống tổ chức của thanh tra về y tế

2.2.1.1. Chức năng của thanh tra về y tế

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 8

- Thanh tra Bộ Y tế là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra Sở Y tế là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở Y tế tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra y tế là cơ quan thanh tra Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi, quản lý của ngành y tế theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi, quyền hạn của ngành y tế theo quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra y tế

Thực hiện thanh tra các lĩnh vực y tế bao gồm các nhiệm vụ như sau:

- Thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm trong quản lý Nhà nước

về y tế: là hoạt động thanh tra của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với cơ quan, tổ chức cá nhân trực thuộc Bộ Y tế trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Thanh tra chuyên ngành về y tế: là hoạt động thanh tra của Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực y tế.

- Thanh tra về công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh: Thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục hồi chức năng, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong phạm vi cả nước... Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại...

- Thanh tra về công tác quản lý dược: Thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm; tiêu chuẩn quốc gia về thuốc; cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề dược có vốn đầu tư nước ngoài; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở làm dịch vụ bảo quản thuốc, dịch vụ kiểm nghiệm thuốc; việc cấp giấy phép lưu hành thuốc; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc

(GSP), thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật; cấp, hủy giấy chứng nhận hồ sơ công bố doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP và việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc phòng, chữa bệnh cho người dân.

- Thanh tra về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế bao gồm: việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật; các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ban hành các quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. Các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật. Các quy định trong việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu...

- Thanh tra về công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chính sách, chương trình, dự án về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm: các tiêu chuẩn quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; việc thực hiện các quy định dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ tư vấn về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật; việc thực hiện việc xác định lại giới tính, thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra về công tác quản lý môi trường y tế: Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý và tiêu hủy chất thải y tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế bao gồm mai táng, hỏa táng và chất lượng môi trường y tế...

- Thanh tra về công tác y tế dự phòng: Thanh tra các lĩnh vực thuộc quản lý Nhà nước của Bộ Y tế về y tế dự phòng bao gồm: việc thực hiện các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; kiểm dịch y tế biên giới; vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh sức khỏe lao động, vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt; dinh dưỡng cộng đồng; hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong phạm vi cả nước...

- Thanh tra về công tác bảo hiểm y tế: Thanh tra các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế...

- Thanh tra về công tác quản lý trang thiết bị và công trình y tế: Thanh

tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế; các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế và các quy định của pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế.

- Thanh tra về công tác đào tạo nhân lực y tế: Thanh tra về quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành y tế và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực ngành y tế; quy chuẩn quốc gia về điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực ngành y tế và hướng dẫn, tổ chức thực hiện..

- Thanh tra về công tác quản lý khoa học, công nghệ: Thanh tra việc thực hiện các quy định về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong ngành y tế, thử nghiệm lâm sàng và đạo đức nghiên cứu y sinh học trong lĩnh vực y tế; các quy định trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc phổ biến ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và thực hiện chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới trong y tế; việc tổ chức thực hiện hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) thuộc lĩnh vực y tế...

- Thanh tra về công tác công nghệ thông tin: Thanh tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế và tổ chức thực hiện; thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế trên phạm vi toàn quốc...

2.2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy thanh tra y tế

Hệ thống tổ chức Thanh tra Y tế hiện nay, có hai cấp là cấp Trung ương (Bộ Y tế) và cấp tỉnh, thành phố (Sở Y tế):

- Cấp trung ương: bao gồm, Thanh tra Bộ Y tế; Các cục, tổng cục được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: bao gồm, thanh tra Sở Y tế

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tất cả 63 Sở Y tế trên toàn quốc đã tổ chức phòng thanh tra, hầu hết đã thành lập chi cục an toàn thực phẩm và chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tổ chức thanh tra y tế có chức năng thực hiện quyền thanh tra nhà nước về y tế trong cả nước, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, khám bệnh, chữa bệnh và dược của các tổ chức và tư nhân; đồng thời có chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo thẩm quyền. Tổ chức thanh tra y tế được tổ chức theo Luật Thanh tra gồm hai cấp: Thanh tra Bộ Y tế và Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, tổ chức thanh tra y tế trong thời gian qua đã không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, do yêu cầu của công tác quản lý nhà nước ở địa phương, thời gian qua hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra y tế tại các cơ sở y tế, đặc biệt là ở tuyến huyện.

Tuy nhiên, hệ thống tổ chức thanh tra y tế, nếu chỉ dừng ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh như hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 80% những người được hỏi đều cho rằng cần có thanh tra y tế tuyến huyện, trong đó có trên 60% cho rằng thanh tra y tế tuyến huyện trực thuộc Thanh tra Sở Y tế. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới thanh tra y tế tuyến huyện thời gian qua chưa có sự thống nhất trong toàn quốc và gặp khó khăn trong hoạt động vì thiếu cơ chế chính sách. Do đó, cần có cơ chế pháp lý cho việc thành lập tổ chức thanh tra ở tuyến quận, huyện, thị xã để tạo thành mạng lưới thanh tra y tế thống nhất trong toàn quốc để tổ chức này hoạt động một cách thiết thực và hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023