Mô Hình Tổ Chức Và Chức Năng Nhiệm Vụ Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trước Khi Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy

Trung tâm y tế huyện, thành phố ban đầu là Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện thành lập theo Quyết định số 1586/QĐ-UBND 11/8/2006 của UBND tỉnh và trên cơ sở Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện được đổi tên thành Trung tâm y tế huyện, thị (Thành phố) theo Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh các TYT xã, phường, thị trấn được chuyển giao nguyên trạng từ Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện về TTYT trực thuộc Sở Y tế quản lý từ ngày 01/9/2011 (Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 13/9/2011).

Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố được tổ chức và hoạt động cơ bản theo Quyết định số 1587/QĐ-UBND 11/8/2006 của UBND tỉnh và trên cơ sở Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế bệnh viện; bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động của một số khoa chuyên môn và phòng chức năng được quy định trong Quy chế bệnh viện cũng đã được bãi bỏ hoặc điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó, cụ thể: Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT), hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (nhiễm các vi sinh vật gây bệnh) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Thông tư số 18/2009/TT-BYT), quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện (Thông tư số 22/2011/TT-BYT), hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện (Thông tư số 07/2011/TT-BYT)...

Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố được thành lập theo Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 và tổ chức hoạt động theo Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 03/3/2009 của UBND tỉnh và trên cơ sở Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV, Thông tư số 05/2008/TT- BYT ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, Thành phố hiện thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Cao Bằng trực tiếp quản lý.

Hiện nay tại 12 huyện và Thành phố Cao Bằng có 26 đơn vị sự nghiệp (TTYT, BVĐK) trực thuộc Sở Y tế và 13 Trung tâm Dân số - KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ thuộc Sở Y tế, cụ thể như sau:

- Bệnh viện đa khoa (12 huyện, thành phố): có 1.031 người /1.108 biên chế, bao gồm:

Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng

Bệnh viện đa khoa huyện Hòa An

Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông

Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Lang

Bệnh viện đa khoa huyện Trà Lĩnh

Bệnh viện đa khoa huyện Trùng Khánh

Bệnh viện đa khoa huyện Phục Hòa

Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Uyên

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch An

Bệnh viện đa khoa huyện Nguyên Bình

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lạc

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm

Bệnh viện đa khoa thành phố Cao Bằng

- Trung tâm y tế huyện, Thành phố (13 đơn vị): có 303 người /327 biên chế làm việc tại Trung tâm y tế; đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm có 941/995 biên chế (biên chế của 199 trạm y tế xã, phường, thị trấn) bao gồm:

Trung tâm y tế huyện Hà Quảng ( 19 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Hòa An ( 21 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Thông Nông ( 11 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Hạ Lang ( 14 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Trà Lĩnh (10 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Trùng Khánh ( 20 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Phục Hòa ( 9 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Quảng Uyên ( 17 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Thạch An ( 16 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Nguyên Bình ( 20 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Bảo Lạc ( 17 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế huyện Bảo Lâm ( 14 trạm y tế xã, thị trấn)

Trung tâm y tế thành phố Cao Bằng ( 11 trạm y tế xã, thị trấn)

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố (13 đơn vị): có 88/91 biên chế (thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ trực tiếp quản lý)

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hà Quảng

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hòa An

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Thông Nông

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hạ Lang

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Trà Lĩnh

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Trùng Khánh

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Phục Hòa

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Quảng Uyên

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Thạch An

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Nguyên Bình

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lạc

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lâm

 Trung tâm Dân số - KHHGĐ Thành phố Cao Bằng. [32]

Bảng 2.1: Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trước khi thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy


STT


TÊN ĐƠN VỊ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng


Dự phòng


Dân số- Kế hoạch hóa gia đình


Huyện Hòa An




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 5


1

TTYT Hòa An


X


2

BVĐK Hòa An

X



3

TT DS-KHHGĐ Hòa An



X


Huyện Hà Quảng




4

TTYT Hà Quảng


X


5

BVĐK Hà Quảng

X



6

TT DS-KHHGĐ Hà Quảng



X


Huyện Thông Nông




7

TTYT Thông Nông


X


8

BVĐK Thông Nông

X



9

TT DS-KHHGĐ Thông Nông



X


Huyện Nguyên Bình




10

TTYT Nguyên Bình


X


11

BVĐK Nguyên Bình

X



12

TT DS-KHHGĐ Nguyên Bình



X


Huyện Bảo Lạc




13

TTYT Bảo Lạc


X


14

BVĐK Bảo Lạc

X



15

TT DS-KHHGĐ Bảo Lạc



X


Huyện Bảo Lâm




16

TTYT Bảo Lâm


X


17

BVĐK Bảo Lâm

X



18

TT DS-KHHGĐ Bảo Lâm



X


Huyện Hạ Lang




19

TTYT Hạ Lang


X


20

BVĐK Hạ Lang

X



21

TT DS-KHHGĐ Hạ Lang



X


Huyện Trùng Khánh




22

TTYT Trùng Khánh


X


23

BVĐK Trùng Khánh

X



24

TT DS-KHHGĐ Trùng Khánh



X


Huyện Quảng Uyên




25

TTYT Quảng Uyên


X


26

BVĐK Quảng Uyên

X



27

TT DS-KHHGĐ Quảng Uyên



X


Huyện Phục Hòa




28

TTYT Phục Hòa


X


29

BVĐK Phục Hòa

X



30

TT DS-KHHGĐ Phục Hòa



X


Huyện Thạch An




31

TTYT Thạch An


X


32

BVĐK Thạch An

X



33

TT DS-KHHGĐ Thạch An



X


Huyện Trà Lĩnh




34

TTYT Trà Lĩnh


X


35

BVĐK Trà Lĩnh

X




36

TT DS-KHHGĐ Trà Lĩnh



X


Thành phố Cao Bằng




37

TTYT Thành phố


X


38

BVĐK Thành phố

X



39

TT DS-KHHGĐ Thành phố



X


Tổng số

13

13

13

[Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp] Cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng

- Trong giai đoạn 2011- 2016, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và theo Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh, 13 Bệnh viện đa khoa cấp huyện đã thực hiện đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động; còn 13 Trung tâm y tế cấp huyện (đơn vị sự nghiệp có thu dưới 10%) và 13 Trung tâm Dân số - KHHGĐ (đơn vị sự nghiệp không có thu) là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.

- Giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và theo Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh,13 Bệnh viện đa khoa cấp huyện thực hiện đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; còn 13 Trung tâm y tế cấp huyện và 13 Trung tâm Dân số - KHHGĐ (đơn vị sự nghiệp không có thu) là đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. [33]

Đánh giá về mô hình tổ chức và cơ chế tài chính trước khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy

Giai đoạn từ 2006 - 2011 các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mô hình tổ chức gồm Trung tâm y tế huyện (bao gồm hai chức năng là khám chữa bệnh và y tế dự phòng) và Trung tâm Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, từ năm 2011 - 2019 Trung tâm y tế huyện được tách thành Trung tâm y tế dự phòng huyện (sau đổi tên thành Trung tâm y tế huyện) và Bệnh viện đa khoa huyện. Với mô hình tổ chức như trên việc thực hiện cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn huyện có những mặt thuận lợi như: hoạt động y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh được tách riêng, giúp cho việc cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh được chuyên sâu, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; Cơ sở

hạ tầng, trang thiết bị được chú trọng đầu tư theo nhu cầu và chuyên môn; Nhân lực được đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành; Các đơn vị chú trọng tăng khả năng cung ứng và tiếp cận dịch vụ y tế, dân số cho nhân dân. Qua đó, góp phần cùng ngành y tế hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bối cảnh gia tăng các bệnh không lây nhiễm, xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: cúm A (H5N1) (H1N1), sởi, bệnh tay, chân, miệng... quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, nhu cầu và đòi hỏi chất lượng dịch vụ y tế của nhân dân ngày càng cao, trước áp lực của việc thực hiện tự chủ một phần tài chính do tiền lương và phụ cấp trực, thủ thuật, phẫu thuật được tính vào giá dịch vụ y tế theo lộ trình trong khám bệnh, chữa bệnh.

Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đã chủ động, phối hợp, tổ chức triển khai tốt hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu về y tế - dân số, tiếp nhận và triển khai được nhiều dịch vụ kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi. Chất lượng dân số được nâng lên, hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn 12 huyện và Thành phố. Nhân lực y tế ở tuyến huyện và tuyến xã được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, qua đó đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ dân số cho nhân dân trên địa bàn huyện.Việc chuyển đổi cơ chế hoạt động, thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong giai đoạn 2011 - 2016 và chuyển đổi cơ chế hoạt động, thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trong giai đoạn 2017 - 2020 đối với các đơn vị thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bước đầu đạt được kết quả nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế ở cấp huyện trước khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy còn những hạn chế, bất cập: hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, mật thiết với nhau giữa các chuyên khoa, chuyên ngành nhưng hình thức tổ chức y tế ở cấp huyện hiện có 03 đơn vị (TTYT, BVĐK, TT DS-KHHGĐ) trụ sở tách rời, phân tán các nguồn lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí), nhân lực có trình độ, tay nghề chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực y dược nhất là bác sĩ,

dược sĩ đại học tại tuyến huyện khó tuyển dụng và thường làm việc không lâu dài, đặc biệt ở các huyện có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực...

Chức năng, nhiệm vụ một số hoạt động giữa Trung tâm y tế huyện với Bệnh viện đa khoa; giữa Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện với trạm y tế chưa được phân định rò ràng, dẫn tới việc phối hợp hoạt động chưa tốt, chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hoạt động chưa thực sự cao; việc chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn giữa Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa cho các trạm y tế có lúc còn chồng chéo, chưa thống nhất; Chất lượng cung cấp dịch vụ y tế không đồng đều và hạn chế, nhất là ở một số trạm y tế.

Ba đơn vị sự nghiệp y tế ở cấp huyện có quy mô không thống nhất, có những đơn vị quy mô nhỏ như Trung tâm Dân số - KHHGĐ do đó đã ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển và hoạt động (còn 05 Trung tâm y tế huyện: Hạ Lang, Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lâm, Trà Lĩnh và Trung tâm Dân số - KHHGĐ: Hạ Lang, Bảo Lâm hiện chưa có trụ sở). Trình độ quản lý tài chính của một số đơn vị y tế cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu, Trung tâm y tế huyện chưa phát huy tốt việc quản lý trạm y tế thuộc Trung tâm trong thực hiện nguồn thu dịch vụ y tế từ khám bệnh, chữa bệnh; Một số Bệnh viện đa khoa tuy có nguồn thu sự nghiệp nhưng chưa chủ động khai thác, quản lý tốt nguồn thu, vẫn mang nặng chủ yếu trông chờ nếu thiếu thì đợi ngân sách cấp bổ sung; Một số đơn vị sự nghiệp cấp huyện chưa nhận thức được xu hướng tất yếu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn và tự cân đối đảm bảo một phần chi thường xuyên; Tư duy một bộ phận người đứng đầu và viên chức ở một số đơn vị sự nghiệp y tế cấp huyện, trạm y tế xã vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, còn chậm đổi mới, chưa nhận thức đầy đủ việc Nhà nước chuyển từ cấp ngân sách trực tiếp cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sang hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng thông qua bảo hiểm y tế; hoạt động cầm chừng, chưa năng động, sáng tạo; Một số đơn vị sự nghiệp chưa chủ động trong việc cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức

theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ đào tạo để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp; Lãnh đạo một số đơn vị chưa nắm vững, tách bạch quản trị đơn vị với điều hành chuyên môn...

Từ thực tế trên, việc tổ chức sắp xếp lại Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 12 huyện và Thành phố Cao Bằng (sau đây gọi là cấp huyện) để thống nhất mô hình ở cấp huyện chỉ có một Trung tâm y tế đa chức năng là một yêu cầu hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Cao Bằng.

2.2. Thực hiện Chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Mục tiêu thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện cần đảm bảo các mục tiêu sau:

Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện, Thành phố trên địa bàn tỉnh thành Trung tâm y tế đa chức năng, bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 khóa XII của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ; Kế hoạch số 202-KH/TU ngày 21/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (khóa XII); Đề án số 12-ĐA/TU ngày 08/11/2018 của Tỉnh ủy Cao Bằng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH trung ương khóa XII là yêu cầu cấp bách, không chỉ để đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế mà còn để tập trung các nguồn lực y tế (kinh tế và tài chính y tế, nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng và

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí