Kết Quả Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dược Trong 9 Năm (2005 - 2013)

Bảng 2.5: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về dược trong 9 năm (2005 - 2013)


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Số cơ sở được thanh, kiểm tra

92.465


Số cơ sở có vi phạm bị xử phạt

12.785

13,83%

Các hình thức xử phạt:



- Số cơ sở bị phạt cảnh cáo

3.784

29,60%

- Số cơ sở bị phạt tiền

8.943

69,95%

- Đình chỉ hoạt động

579

4,53%

- Số vụ chuyển cơ quan điều tra

1

0,01%

Tổng số tiền phạt (triệu đồng)

32.144.314.776


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 10

(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo công tác thanh tra y tế giai đoạn 2005 - 2013).


Bảng 2.6:Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh trong 9 năm (2005 - 2013)

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Số cơ sở được thanh, kiểm tra

67.222


Số cơ sở có vi phạm bị xử phạt

8.742

13,00%

Các hình thức xử phạt:



- Số cơ sở bị phạt cảnh cáo

3.599

41,17%

- Số cơ sở bị phạt tiền

5.421

62,01%

- Đình chỉ hoạt động

1029

11,77%

- Số vụ chuyển cơ quan điều tra

0

0,00%

Tổng số tiền phạt (triệu đồng)

28.123.473.500


(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo công tác thanh tra y tế giai đoạn 2005 - 2013).


Số liệu về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và dược ở Bảng 5, Bảng 6 cho thấy việc xử phạt với

hình thức phạt tiền lại khá cao (62,01% đối với vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và 69,95% đối với vi phạm pháp luật về dược) với đối tượng là các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và dược tư nhân. Điều đó cho thấy chưa có sự công bằng trong xử phạt vi phạm hành chính giữa các cơ sở y tế của Nhà nước với các cơ sở y tế tư nhân (chỉ có thống kê xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở y, dược tư nhân, còn việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở y tế của Nhà nước, cá nhân làm việc trong các cơ sở này lại không có thống kê).

Về việc chấp hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính:

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử phạt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra, thanh tra viên. Trong khi đó, trên thực tế, việc thực hiện cưỡng chế thường rất khó khăn, ví dụ như người bán thực phẩm đường phố vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nhưng họ lại quá nghèo và ở nông thôn ra thành phố nên không có khả năng chấp hành. Nếu tiến hành cưỡng chế như kê biên tài sản, bán đấu giá cũng không đáng là bao, còn chi phí để cưỡng chế lại cao hơn giá trị tài sản đó. Đây là một khó khăn mà không dễ khắc phục trong thực tế.

2.3. Nguyên nhân, hạn chế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Qua nghiên cứu thực tế và thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì nguyên nhân của tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử

phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực y tế thường xuyên thay đổi là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực thi pháp luật trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính tại đơn vị.

- Tại Khoản 1 điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định về hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên không có quy định cụ thể hướng dẫn cách xác định khi nào thì hành vi vi phạm được coi là có tính chất, mức độ nghiêm trọng, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

- Tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp chuyển xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực y tế đến cơ quan Thanh tra Bộ hay cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Theo quy định tại Điều 30 của Luật Thanh tra năm 2010, thì cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ

quan thanh tra chuyên ngành độc lập và khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trên thực tế tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính chưa có quy định cụ thể để phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là của Thanh tra Bộ hay là của Tổng cục và các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển quyết định và hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm sang đề nghị xử phạt vi phạm hành chính.

- Tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc hoặc từ 5.000.000 đồng đến

8.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm dịch vụ bảo quản, cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam …”

Theo quy định của Luật Dược và các văn bản có liên quan, thì cơ sở bán buôn là doanh nghiệp và là tổ chức được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy trong khoản này đã quy định cả đối tượng vi phạm là cá nhân (cơ sở bán lẻ) và tổ chức (cơ sở bán buôn). Như vậy nếu áp dụng Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt gấp đôi (02 lần) cho hành vi được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP đã nêu trên sẽ không phù hợp, vì trong cùng Khoản 1 Điều 37 đã quy định đối tượng vi phạm là cả cá nhân và tổ chức, trong khi mức phạt tiền cho hành vi trên lại là mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy sẽ có sự mâu thuẫn về áp dụng xử phạt vi phạm hành chính giữa Khoản 1 Điều 37 và Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

- Một số hành vi vi phạm về quảng cáo quy định còn chung chung chưa cụ thể khó áp dụng hoặc cùng một hành vi vi phạm nhưng lại quy định 02 mức phạt tiền khác nhau nên rất khó áp dụng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về quảng cáo chưa có biện pháp giám sát và chế tài

- Mức phạt tiền quy định tại một số hành vi vi phạm về quảng cáo khó thực thi đối với cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ các cá nhân.

- Cán bộ thực thi hạn chế về kinh nghiệm nên đôi khi xử lý còn lúng túng. Do đội ngũ cán bộ hạn chế về số lượng nên chưa kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với những cơ sở đã có quyết định xử phạt và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ


3.1. Dự báo tình hình có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới

3.1.1. Xu hướng phát triển của y tế

- Mô hình dịch bệnh hiện nay và tương lai: Hiện nay, dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1, H7N9…) ở người đang xảy ra và diễn biến phức tạp ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Lịch sử hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 đại dịch cúm có nguồn gốc từ gia cầm đã làm chết hàng trăm triệu người [12, tr5].

Thế giới ngày nay đã và đang tồn tại vô số những căn bệnh mà động vật có thể làm lây nhiễm sang người như sốt phát ban, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, viêm não, bệnh đậu mùa, bệnh Laima, sốt Ebola, HIV/AIDS, dịch SARS, H5N1, H7N9...

Điều đáng lo ngại là nếu trước đây, các đại dịch đều phải cần từ 6 - 9 tháng mới đạt được quy mô toàn cầu thì hiện nay là 3 tháng. Nếu đại dịch cúm gia cầm trên người xảy ra thì tốc độ lan truyền nhanh gấp 38 lần so với dịch SARS và có thể có từ 2 - 7 triệu người chết khi đại dịch bùng nổ (WHO dự đoán), con số này có thể từ 20 - 100 triệu người (một số nhà bác học dự đoán). Do đó, Việt Nam phải cảnh giác với đại dịch này.

Mô hình dịch bệnh hiện nay càng ngày càng nguy hiểm. Trong tương lai gần sẽ còn xuất hiện trên người nhiều căn bệnh lây nhiễm từ động vật và thiệt hại về nhân mạng cũng như vật chất sẽ gia tăng do quá trình toàn cầu hóa, môi sinh bị hủy hoại, thay đổi khí hậu dẫn tới nguy cơ những bệnh dịch của động vật có thể đe dọa mạng sống của hàng trăm nghìn người.

- Sự phát triển khoa học - công nghệ về y tế

Thứ nhất, y học thực chứng: Trong thế kỷ XXI, lĩnh vực y học lâm sàng sẽ có sự cải cách, biến đổi sâu sắc về quan niệm y học: Y học thực chứng (Evidence - Based Medicine) với đặc trưng quan trọng nhất là y học lâm sàng kết hợp với dịch tễ học, thống kê y học, kinh tế y tế, nối mạng liên kết toàn cầu, phạm vi trách nhiệm, sự hợp tác giữa thầy thuốc và người bệnh (y học thực chứng dựa vào bằng chứng và nâng cao trách nhiệm của thầy thuốc)... sẽ ra đời và dần thay thế y học truyền thống với đặc trưng lấy kinh nghiệm và suy đoán làm nền tảng.

Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc phải kết hợp kinh nghiệm lâm sàng, kỹ năng nghề nghiệp với tham khảo nguyện vọng và yêu cầu của người bệnh để đưa ra biện pháp điều trị hữu hiệu cho từng người bệnh cụ thể. Trong điều trị, thầy thuốc phải cân nhắc giữa lợi và hại của mỗi phương pháp điều trị và đi đến một quyết định điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Như vậy, khi y học thực chứng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ xuất hiện nhu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật liên quan đến hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại... Khi người bệnh đã đồng ý khám bệnh, chữa bệnh tức là "hợp đồng" đã được giao kết. Do đó, người bệnh phải được hiểu tường tận từng chi tiết từ khâu chẩn đoán bệnh đến việc dùng thuốc... Bất kỳ một điều khoản nào phát sinh không được nêu lên trong "hợp đồng" mà bên cung cấp dịch vụ đưa ra thì bên cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai, nhân bản vô tính ở người: Các nhà khoa học của một số nước đang nghiên cứu nhân bản vô tính người với mục đích chữa bệnh hiếm muộn. Nó cho phép một người cha không có tinh trùng hay một người mẹ không có trứng sẽ có một đứa con sinh học. Việc nghiên cứu nhân bản vô tính ở người hiện đang gặp trở ngại vì kỹ thuật, cũng như không có nhiều trứng của những phụ nữ tự nguyện hiến và đã nổ ra các cuộc tranh luận trên toàn cầu về khía cạnh đạo đức và pháp luật của nó.

Thứ ba, vấn đề y học tái sinh - sử dụng tế bào gốc trong y học: Từ trước đến nay, các tế bào gốc luôn được biết đến với những khả năng kỳ diệu cho phép tái tạo được nhiều dạng mô khác nhau, từ đó tạo ra các bộ phận cơ thể người hoàn chỉnh để thay thế cho các bộ phận cơ thể người bị tổn thương hoặc thoái hoá hoàn toàn. Trung Quốc đã thành công bước đầu khi phát hiện ra phương pháp đặc biệt cho phép tái tạo mô của các mạch máu và ứng dụng phương pháp này để điều trị một số căn bệnh, trong đó có cả chứng sơ vữa động mạch. Hiện nay, họ đang dự kiến sẽ sử dụng phương pháp này để khôi phục lại gan, tim, thận và kể cả mắt hay não.

Thứ tư, chủ động tạm ngừng sự sống - ngành khoa học mới về phục sinh học: Từ nguyên tắc sinh học, nếu không được cung cấp ô xy, chỉ trong 4 - 5 phút não ở người sẽ chết; tế bào tim và các mô khác cũng chết, nếu không được cung cấp đầy đủ ôxy, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cơ chế chính của quá trình tạm ngừng sự sống. Đó là "cú sốc làm lạnh" có thể phá vỡ quá trình chết vì thiếu ô xy và cơ thể sẽ dần dần chìm vào trạng thái ngừng sống nhẹ nhàng, phiêu du. Với hy vọng khi nghiên cứu thành công ở người, các bác sỹ sẽ có thời gian cứu chữa nạn nhân khi bị tai nạn hay bị bắn như phẫu thuật, băng bó...

Thứ năm, bản đồ gien người: Trong con người có hàng tỷ tế bào được chuyên biệt hoá để tiến hành các chức năng đặc biệt nhằm bảo đảm cho quá trình sinh hoá diễn ra bình thường; mỗi tế bào chứa một số nhiễm sắc thể đặc biệt. Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 12/02/2001, Trung tâm nghiên cứu gien thuộc Đại học tổng hợp Washington đã công bố trên toàn thế giới bản đồ gien người. Khi có bản đồ gien người, qua phân tích vai trò của từng gien, mã di truyền của từng cặp ADN, chức năng của từng protein... y học hiện đại sẽ sử dụng liệu pháp gien để chữa bệnh cho từng tế bào hoặc bắt các protein trở thành nhà máy hoá chất sản xuất ra các tân dược đại tu cơ thể. Như vậy, quá trình lão hoá của cơ thể sẽ được kiểm soát hoàn toàn.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí