- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật là căn cứ pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
Trước đây trên cơ sở Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Đây là căn cứ pháp luật quan trọng để xác định hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế. Ngoài ra, đối với một số hành vi khác có liên quan như quảng cáo, xuất nhập khẩu thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm… lại có các nghị định khác liên quan của Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, đến nay, thực tiễn đã có nhiều thay đổi: Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người năm 2006, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật bảo hiểm y tế năm 2008, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật an toàn thực phẩm năm 2010… và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành các luật này đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Liên tịch ban hành mà trong đó có nhiều hành vi bị nghiêm cấm, có nhiều chế định pháp luật bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện nên đã phát sinh nhiều hành vi mới chưa được quy định về xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Việc xử phạt hành vi gây ngộ độc thực phẩm rất khó khăn vì các đối tượng gây ra ngộ độc thực phẩm luôn đòi hỏi chứng cứ từ xét nghiệm (thực tế phần lớn phòng xét nghiệm tại địa phương còn hạn chế khả năng phân lập vi khuẩn hoặc xác định độc tố vi khuẩn, độc tố hoá học).
- Một số các khoản, điểm của khung hình phạt không phù hợp với đặc thù của miền núi nên khi thanh tra, kiểm tra thì khó xử lý.
- Vi phạm các quy định về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch: mức xử phạt quá nhẹ sẽ không răn đe và ngăn chặn được những hành vi vi phạm.
- Một số nơi còn chưa chấp hành quyết định xử phạt vì chưa có sự phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan.
- Một số đơn vị lực lượng thanh tra còn thiếu cán bộ nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa đạt hiệu quả cao, không phát huy được tình răn đe của Nghị định.
- Việc xử lý các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hành nghề y dược, an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, Vắc xin sinh phẩm... không theo sát thực tế và còn chung chung điều khoản vi phạm thiếu chi tiết do đó khó áp dụng, làm giảm hiệu quả cho việc xử phạt vi phạm hành chính như: hành vi vi phạm trong các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, khám sức khoẻ định kỳ đối với an toàn thực phẩm, niêm yết thu phí khám, chữa bệnh đối với các cơ sở hành nghề y tư nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế
- Thủ Tục Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế
- Thực Trạng Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế
- Các Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dân Số
- Về Số Lượng Thanh Tra Viên Và Chuyên Viên Thanh Tra
- Kết Quả Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dược Trong 9 Năm (2005 - 2013)
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
- Nghị định chưa quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về kinh doanh dược liệu, như: điều kiện bảo quản, sổ sách, dược liệu nhập lậu mua bán không có hóa đơn chứng từ xuất nhập, dược liệu không đạt chất lượng… nên khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử phạt.
- Một số hành vi liên quan đến sản xuất thuốc chưa quy định xử phạt như: sản xuất thuốc không có chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; sản xuất thuốc không đúng quy trình một chiều, không đúng như điều kiện thẩm định ban đầu và một số hành vi liên quan đến sản xuất mỹ phẩm như: sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng với công thức đã công bố chất
lượng; nhãn mỹ phẩm không đúng nội dung theo quy định vì vậy khó khăn khi tiến hành xử phạt [10, Mục II].
Mặt khác, thực tiễn cũng đã nảy sinh nhiều mối quan hệ xã hội liên quan đến y tế và cũng chưa có cơ sở pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính. Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt tăng liên tục trong thời gian qua đã làm cho đồng tiền mất giá dẫn đến mức phạt tiền được quy định tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP lại quá thấp làm cho mức xử phạt không đủ độ răn đe.
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được xây dựng dựa trên một trong những căn cứ hết sức quan trọng là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002. Tuy nhiên, năm 2008, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung và ngày 05/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó nhiều trình tự, thủ tục cũng như nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung mới như tăng mức xử phạt trong lĩnh vực y tế lên tối đa 40.000.000 đồng, mức xử phạt của thanh tra viên chuyên ngành nâng lên thành 500.000 đồng...
Từ cơ sở thực tiễn và pháp lý nên trên, đòi hỏi phải xây dựng các dự thảo Nghị định riêng thay thế cho Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong đó có dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về thuốc, mỹ phẩm và thiết bị y tế để góp phần phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế một cách có hiệu quả, bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính đúng người, đúng hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới.
Đến năm 2011, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định để thay thế cho
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP, bao gồm: Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh. Những văn bản này đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, kịp thời ngăn ngừa nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực y tế... đồng thời góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, của các doanh nghiệp và người dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng có trách nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Tuy nhiên đến năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã chính thức thông qua Luật xử phạt vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Đồng thời Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố các Luật này. Nhiều quy định mới liên quan đến nguyên tắc xử phạt, mức phạt tối đa, các hình thức xử phạt vi phạm hành chinh và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, các chức danh có quyền xử phạt. Đồng thời, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã chính thức thông qua Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Đồng thời Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố các Luật này. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc đã được quy định tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP đã không còn phù hợp với thực tiễn hoặc với các quy định
của pháp luật như các quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng, về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá, thẩm quyền xử phạt của các chức danh. Và để thực hiện Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính, thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (gồm: y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; khám bệnh, chữa bệnh; thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế; phòng, chống tác hại của thuốc lá....) và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Do đó, đến ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế bao gồm: Nghị định số 176/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Đây là những căn cứ pháp luật chính để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó còn có các quy định khác có liên quan đến y tế được quy định trong các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính khác của Chính phủ.
2.1.2. Nội dung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
2.1.2.1. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS:
Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm, vi phạm quy định về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, vi phạm quy định về kiểm dịch y tế biên giới, vi phạm quy định khác về y tế dự phòng, vi phạm quy định vệ sinh về nước và không khí, vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng, vi phạm quy định khác về môi trường y tế, vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS, vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV, vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, vi phạm quy định về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, vi phạm quy định khác về phòng, chống HIV/AIDS, vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá [19, Mục 1, Chương 2].
2.1.2.2. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại mục 2 Chương 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh, vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật, vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện điều trị nội trú, vi phạm quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp, vi phạm quy định về sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản, vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, vi phạm quy định về xác định lại giới tính, vi phạm quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh [19, Mục 2, Chương 2].
2.1.2.3. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
Theo quy định của Luật dược và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại Mục 3 Chương 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh và sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, vi phạm quy định về đăng ký thuốc, vi phạm quy định về sản xuất thuốc, vi phạm quy định về bán buôn, bán lẻ thuốc, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, vi phạm quy định về bảo quản thuốc, vi phạm quy định về kiểm nghiệm thuốc, vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc, vi phạm quy định về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, vi phạm quy định về nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm và thử thuốc trên lâm sang, vi phạm quy định về quản lý giá thuốc, vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm, vi phạm quy định về thông tin thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm, vi phạm quy định về kinh doanh mỹ phẩm, vi phạm quy định về nhập khẩu mỹ phẩm, vi phạm quy định về nhãn mỹ phẩm, vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trang thiết
bị y tế, vi phạm quy định về sản xuất trang thiết bị y tế, vi phạm quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế [19, Mục 3, Chương 2].
2.1.2.4. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế
Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó, có quy định tại Mục 4 Chương 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau đây: vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi có đủ thủ tục đề nghị cấp, chuyển kinh phí theo quy định để đóng bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về phát hành thẻ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh, vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh, vi phạm quy định về quản lý thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về giám định thẻ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế, vi phạm quy định về báo cáo thực hiện bảo