- Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại tác động đến hệ thống y tế Việt Nam: Tại Việt Nam, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thương mại quốc tế đã và đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam, cũng như các nước chậm phát triển, đang phát triển khác đã phải đối mặt với việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, trong đó có y tế. Các tác động của toàn cầu hóa đến hệ thống y tế và sức khoẻ nhân dân ở Việt Nam bao gồm:
+ Việc phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế làm cho thu ngân sách tăng nên ngân sách chi cho y tế cũng ngày càng tăng, đồng thời thu nhập dân cư tăng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn và điều đó đã tác động tích cực đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Việc phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần làm tăng thu nhập quốc gia ở Việt Nam nhưng cũng kéo theo sự gia tăng về bất bình đẳng trong thu nhập giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo, tác động cả tích cực và tiêu cực đến sức khoẻ.
+ Việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ xuất hiện nguy cơ lan truyền dịch bệnh, bệnh tật cũng tăng nhanh. Việc không bảo đảm việc làm, thất nghiệp, mất công bằng trong thu nhập... và các sự kiện này đã trở thành nguyên nhân chính gây trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, nghiện rượu, bạo lực gia đình, tự tử, xung đột.
+ Quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến các dịch vụ y tế ở Việt Nam, thể hiện ở 4 loại hình sau: Kinh doanh dịch vụ y tế xuyên biên giới; tiêu thụ dịch vụ y tế ở ngoài nước (thường xảy ra với những người giàu trong xã hội muốn được chữa bệnh chất lượng cao ở nước ngoài); sự hiện diện của dịch vụ
và thương mại nước ngoài ở trong nước (ví dụ qua hình thức đầu tư trực tiếp vào hệ thống bệnh viện, vào sản xuất dược phẩm); sự chuyển dịch của nhân lực y tế (thông qua việc các chuyên gia giỏi ra nước ngoài làm việc hoặc nhân viên y tế nước ngoài làm việc tại trong nước).
+ Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng tác động đến việc tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh mới, thuốc đặc trị. Nhu cầu về các thuốc chữa bệnh đặc trị của các nước đang phát triển và nước nghèo, trong đó có Việt Nam là rất lớn tuy nhiên giá thuốc lại quá cao. Việc tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh mới, thuốc đặc trị cũng gặp khó khăn vì các rào cản pháp lý quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ.
+ Việc gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh môi trường chính sách pháp luật trên cơ sở thực thi những chuẩn mực, quy định của quốc tế, quản lý phải minh bạch hơn, thực hiện đối xử bình đẳng với các công ty nước ngoài và dỡ bỏ các rào cản thương mại cũng như rào cản hành chính.
+ Toàn cầu hoá tác động đến việc tiếp cận thuốc điều trị do tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh của các công ty kinh doanh thuốc nước ngoài tại Việt Nam. Để hạn chế độc quyền, góp phần bình ổn giá thuốc chữa bệnh cần thiết phải nghiên cứu để có các chính sách chống độc quyền, cạnh tranh lành mạnh của các công ty này trên thị trường Việt Nam.
3.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực y tế
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dân Số
- Về Số Lượng Thanh Tra Viên Và Chuyên Viên Thanh Tra
- Kết Quả Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Dược Trong 9 Năm (2005 - 2013)
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Từ xu hướng phát triển của lĩnh vực y tế nêu trên thì dự báo các vi phạm pháp luật về y tế sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau đây:
- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn như: Biển hiệu: hầu hết cơ sở được thanh tra Biển hiệu ghi chưa đúng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế, Sở Y tế cấp như: không có số Giấy phép hoạt động, không đúng tên cơ sở đã được ghi trong giấy phép,
không có tên người phụ trách chuyên môn; Một số cơ sở có Bảng giá dịch vụ nhưng không thực hiện niêm yết công khai bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc niêm yết không đầy đủ các dịch vụ; Hầu hết các cơ sở không có sổ theo dõi thống kê số lượng bệnh nhân hàng ngày mà theo dõi trên phần mềm vi tính riêng, hoặc nếu có thì việc ghi chép cũng không đầy đủ cột mục như: không có địa chỉ, chẩn đoán, điều trị. Không có chứng chỉ hành nghề, nhưng vẫn hành nghề,...
- Vi phạm các quy định về dược chủ yếu như: hành vi bán lẻ thuốc khi chưa được Sở Y tế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP; Một số cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc chưa được Sở Y tế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GSP theo quy định; Một số cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã hết thời hạn sử dụng nhưng chưa tiến hành làm thủ tục xin gia hạn. Việc thực hiện quy chế chuyên môn: Một số cơ sở chưa có sổ sách hoặc theo dõi chưa đầy đủ về chất lượng thuốc. Thẻ kho chưa ghi đầy đủ các thông tin hạn dùng thuốc; Thiếu một số biên bản giao nhận hàng. Mẫu biên bản kiểm nhập thiếu các tiêu chí kiểm tra chất lượng thuốc. Bảo quản thuốc không đúng điều kiện ghi trên nhãn sản phẩm….
- Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm như vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận). Không duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm. Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất thực phẩm. Không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản nguyên liệu theo quy định. Không thực hiện kiểm nghiệm
sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định. Kinh doanh thực phẩm chức năng có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Kinh doanh thực phẩm chức năng có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng....
- Vi phạm các quy định về quản lý môi trường y tế như các đơn vị sử dụng hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế (chủ yếu là các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và huyện) chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn. Kho bảo quản hóa chất chưa riêng biệt, còn để hóa chất trong kho thuốc tại khoa dược. Kho thiếu các biển hiệu cảnh báo an toàn: “Khu vực bảo quản hóa chất”; “Khu vực dễ cháy nổ”, “Khu vực để hóa chất nguy hiểm”, thiếu các nội quy quy định các biện pháp ứng phó sự cố hóa chất. Thủ kho chưa được tập huấn công tác an toàn hóa chất, công tác ứng phó sự cố hóa chất, xử lý chất thải, … theo quy định. Một số cơ sở còn để hóa chất đã hết hạn trong kho (chưa được hướng dẫn tiêu hủy, để chờ tiêu hủy). Bao bì chứa đựng hóa chất, chế phẩm không phù hợp, tận dụng bao bì đã qua sử dụng (bình đựng nước khoáng Lavie 05 lit) để đựng hóa chất dễ cháy.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Xác định nhu cầu phát triển pháp luật y tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, lãnh đạo Bộ Y tế phải tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên quan tâm đôn đốc và điều hành sát sao, hiệu quả hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật nhằm khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về y tế nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế nói riêng để đáp ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.
Một là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Hệ thống pháp luật y tế nói chung, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói riêng từ trước đến nay đã và đang bám sát, cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế, quốc tế một cách sâu rộng thì pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế càng phải phát huy yếu tố thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để.
Hai là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải đủ mạnh và nghiêm khắc để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế vi phạm các quy định pháp luật y tế.
Với vai trò là bộ phận cấu thành của pháp luật y tế, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về y tế có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống pháp luật y tế được thực hiện ở mức cao, có các chế tài xử phạt rõ ràng, phát huy hiệu lực, hiệu quả, có tính phòng ngừa, răn đe và để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Qua thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho thấy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đều là những hành vi có liên quan đến sức khỏe con người như an toàn thực phẩm, dược, khám bệnh, chữa bệnh... . Vì vậy pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải thực sự đóng vai trò là bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ba là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải tiếp tục kế thừa, giữ vững các thành tựu lập pháp về hành vi, nguyên tắc, thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính nói chung, cũng như quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế đã được thời gian qua kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác, phù hợp với thực tiễn, có hiệu lực hiệu quả và tính ổn định cao.
Bốn là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải bảo đảm được thống nhất, minh bạch, đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và áp dụng. Hiện nay hệ thống các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế gồm có Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và các nghị định có các hành vi liên quan đến y tế. Thực hiện chủ trương xây dựng pháp luật của quốc hội, Chính phủ cần phải cụ thể hóa các nội dung có thể được trong luật, nghị định, hạn chế đến mức thấp nhất ban hành thông tư cũng như văn bản hướng dẫn dưới luật hoặc nghị định, thì các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cũng cần phải được tổng kết đánh giá trong quá trình thực hiện để đưa ra những nội dung thực hiện mang tính ổn định, thống nhất trong một văn bản có tính pháp lý cao hơn, tránh tình trạng phải hướng dẫn quá nhiều nội dung của nghị định tại thông tư. Thực hiện được nội dung này, một mặt để minh bạch, công khai hóa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, mặt khác cũng thể hiện được tinh thần cải cách hành chính, cải cách thể chế trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực pháp luật của con
người. Thực hiện pháp luật đòi hỏi phải triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc trong cơ quan nhà nước và trong xã hội. V.I. Lênin từng chỉ rõ: Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại,… và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa.
Trên cơ sở tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế (giai đoạn 2008 - 2012) và triển khai Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, đề nghị tập trung tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch này, tránh phê duyệt mang tính hình thức.
Phát triển hệ thống thông tin pháp luật về y tế thông qua việc xây dựng tủ sách pháp luật về y tế ở các đơn vị, địa phương với đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và về y tế nói riêng, đồng thời, tổ chức khai thác có hiệu quả các tủ sách này. Song song với việc xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về y tế trên đây, phải xây dựng các CDROM để lưu trữ và khai thác các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, tiến tới có Website pháp luật về y tế. Thực hiện việc tăng cường trao đổi thông tin pháp luật về y tế với các tổ chức quốc tế và các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia thành viên ASEAN.
Cải tiến một bước cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế, chú trọng lồng ghép việc thông tin, giáo dục, truyền thông về y tế nói chung với phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế nói riêng. Duy trì hiệu quả chuyên mục Pháp luật y tế trên Báo Sức khoẻ và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế để phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về y tế vừa ban hành, giải đáp pháp luật về y tế, xin ý kiến đóng góp của độc giả vào các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định... về y tế.
Thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Y tế do Bộ trưởng làm Chủ tịch với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các vụ, cục, tổng cục, văn phòng Bộ và thanh tra Bộ cùng các chuyên gia pháp luật, chuyên gia y tế. Hội đồng này phải hoạt động thực sự, tránh hình thức; xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật về y tế, đặc biệt ở tuyến Trung ương.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về y tế theo các kế hoạch cụ thể được phê duyệt cho đội ngũ công chức, viên chức y tế, đặc biệt là những công chức trực tiếp làm công tác làm công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
Xây dựng chương trình đào tạo pháp luật về y tế gắn với y đức, chính sách y tế và đưa các chương trình này có học phần đầy đủ vào giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y, dược, y dược học cổ truyền và coi đó là môn học bắt buộc.
Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về y tế nói riêng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này.
3.2.3. Củng cố tổ chức thanh tra chuyên ngành về y tế và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên y tế
Tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra y tế, để phù hợp với chính sách hạn chế tăng biên chế, trước mắt điều tiết trong phạm vi của Ngành Y tế để điều động bổ nhiệm thanh tra viên đối với cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp cho thanh tra y tế.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thanh tra viên, công chức thanh tra: Rà soát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra hiện có; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra y tế; Xây dựng đội ngũ giảng