Thẩm Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thẩm phán chủ tọa phiên toà, Thẩm phán

được phân công giải quyết vụ việc phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao, Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ, Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước [32, Chương II].

Trong lĩnh vực y tế thì các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở Y tế và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông

đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [19, Chương 3].

Các chủ thể áp dụng pháp luật hành chính có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Ngoài ra, các chủ thể áp dụng pháp luật hành chính còn là các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các chủ thể được thực hiện các hành vi mà pháp luật xử phạt vi phạm hành chính không quy định hành vi đó là hành vi vi phạm. Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện. Các chủ thể có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ các lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

1.2.2.1. Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

- Sửa đổi, bổ sung tên các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại Chương II, Phần thứ hai của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định bổ sung thêm một số chức danh khác có thẩm quyền xử phạt để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với quy định của pháp luật về thanh tra như: Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

- Bổ sung thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Tại Chương I Phần thứ hai của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định một số hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả mới so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tương ứng với đó, tại phần này, Luật xử lý vi phạm hành chính giao thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả mới cho các chức danh trên cơ sở đánh giá sự phù hợp giữa tính chất của các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả mới với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chức danh đó.

Nhìn chung, các quy định hiện hành đi theo hướng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gắn với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra (trừ các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở cấp thấp). Điều đó góp phần quan trọng trong việc giáo dục, răn đe người vi phạm và bảo đảm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 4

- Tăng thẩm quyền xử phạt của các chức danh cơ sở để bảo đảm hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính

Quy định về mức phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nêu ở trên được điều chỉnh theo hướng

tăng cường phân cấp, tăng thẩm quyền xử phạt cho các chức danh cơ sở - là cấp trực tiếp phát hiện, thụ lý phần lớn các vụ việc vi phạm hành chính, nhằm nâng cao sự chủ động của các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở, giảm tình trạng dồn việc xử phạt lên cấp trên, góp phần nâng cao tính kịp thời, sát thực, hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính.

- Thay đổi cách thức quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền

Để mức phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt gắn liền với lĩnh vực y tế và mức phạt tối đa trong lĩnh vực này, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thay đổi cách thức quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền theo hướng không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một mức phạt tiền cố định đối với tất cả các chức danh mà quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với các mức phạt tối đa, đồng thời có khống chế mức trần đối với một số chức danh có thẩm quyền chung hoặc xử phạt trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở quy định này, Chính phủ đã quy định thẩm quyền xử phạt cụ thể của từng chức danh trong các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Xác định và phân định thẩm quyền, giao quyền xử phạt

Về vấn đề xác định và phân định thẩm quyền xử phạt, để thực hiện nguyên tắc phân định mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực y tế, Luật xử lý vi phạm hành chính bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt tại Điều 52. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính đối với chức danh đó. Trường hợp phạt tiền đối với vi phạm

hành chính trong khu vực nội thành, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

Bên cạnh đó, Điều 53 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi thì các chức danh đó có thẩm quyền xử phạt, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong việc áp dụng quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Về vấn đề giao quyền xử phạt, Luật xử lý vi phạm hành chính thể hiện rõ cơ chế giao quyền theo hướng: người có thẩm quyền xử phạt có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền hoặc ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác. Luật cũng quy định việc giao quyền có thể được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

Các quy định về giao quyền xử phạt đã được quy định chi tiết và phù hợp với thực tế hơn để bảo đảm linh hoạt, thuận tiện trong công tác điều hành nói chung trong hoạt động của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người giao quyền và người được giao quyền.

1.2.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Theo quy định tại các điều 89, 90, 91, 92, 93 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định cụ thể như sau:

- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến

5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến

25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế

Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí