ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN NGỌC DUY
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TOẢN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Ngọc Duy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 5
1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế5
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 5
1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 9
1.1.3. Vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế 16
1.2. Chủ thể, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 17
1.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế 17
1.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 22
1.2.3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ NĂM 2005
ĐẾN NAY 43
2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế 43
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 43
2.1.2. Nội dung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế 48
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 53
2.2.1. Hệ thống tổ chức của thanh tra về y tế 54
2.2.2. Đội ngũ thanh tra viên y tế 60
2.2.3. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động thanh tra y tế 63
2.2.4. Phương thức và hiệu quả thanh tra y tế 65
2.2.5. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 66
2.3. Nguyên nhân, hạn chế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 69
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ ... 73
3.1. Dự báo tình hình có liên quan đến xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới 73
3.1.1. Xu hướng phát triển của y tế 73
3.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực y tế 77
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 79
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế 79
3.2.2. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 81
3.2.3. Củng cố tổ chức thanh tra chuyên ngành về y tế và nâng cao chất
lượng đội ngũ thanh tra viên y tế 83
3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo
đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1: | Phân loại thanh tra viên, chuyên viên thanh tra và tình hình cấp thẻ thanh tra viên | 61 |
Bảng 2.2: | Phân loại thanh tra viên, cán bộ thanh tra Sở Y tế chuyên trách theo trình độ chuyên môn | 62 |
Bảng 2.3: | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đảm nhiệm công tác thanh tra y tế tại địa phương | 63 |
Bảng 2.4: | Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong 9 năm (2005 - 2013) | 67 |
Bảng 2.5: | Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về dược trong 9 năm (2005 - 2013) | 68 |
Bảng 2.6: | Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh trong 9 năm (2005 - 2013) | 68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 2
- Vai Trò Của Pháp Luật Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế
- Thẩm Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Y Tế
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là những thành tựu quan trọng trong công tác y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, trang thiết bị y tế và tài chính y tế.
Một trong những nguyên nhân để đạt được các thành tựu trên là Nhà nước đã sử dụng một cách hiệu quả công cụ pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. Chính phủ có ban hành Nghị định số 45/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đã tạo được một công cụ pháp lý vô cùng quan trọng để chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về y tế.
Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống y tế trên cả nước bao gồm cả y tế nhà nước và y tế tư nhân, thì cũng xảy ra không ít các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo báo cáo công tác thanh tra y tế năm 2013 thì việc thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện các công cụ pháp luật liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Từ những yêu cầu khách quan trên, học viên đã chọn vấn đề "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Trên thế giới các đề tài nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và có liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bói riêng đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dường như vẫn chưa nhận được sự quan tâm, nghiên cứu nhiều.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nói riêng nhưng lại ít nghiên cứu đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính - một công cụ trong hoạt động quản lý nhà nước.
Với cấp độ luận văn thạc sỹ luật học, đây là công trình tập trung vào nghiên cứu các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói riêng.
- Đánh giá thực trạng soạn thảo, ban hành pháp luật và tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014.
- Dự báo những yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế, xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y tế, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề về thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói riêng;
- Các tài liệu khác có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc chủ thể và đối tượng của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Khảo sát từ năm 2005 đến nay.
- Về không gian: Trên phạm vi toàn quốc, bao gồm Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt đường lối, quy định nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.