Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 12

viên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra y tế cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra y tế; Xây dựng chương trình, nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra lĩnh vực y tế cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên và đội ngũ giảng viên; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên

môn, nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực y tế, đao

đứ c công vu ̣và ngoaị ngữ cho đ ội

ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra y tế; Phối hợp thành lập bộ phận đào tạo thanh tra y tế thuộc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ y tế; Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, ngoại ngữ; học tập, trao đổi kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra y tế.

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Trước hết, phải rà soát lại cơ sở hạ tầng trang thiết bị của các đơn vị phục vụ cho công tác thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Đây là yêu cầu được ưu tiên trong việc phát triển ngành, trước tiên là cơ sở vật chất như nhà làm việc, nhà ở, hệ thống nhà công vụ phải đầy đủ theo đúng yêu cầu và quy chuẩn, bảo đảm những yêu cầu có tính đặc thù của ngành. Mục tiêu phải đạt được là trụ sở của cơ quan y tế các cấp phải khang trang, thực sự là cơ quan công quyền của Nhà nước; có đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho cán bộ, đủ diện tích để bố trí lắp đặt hệ thống máy móc phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới, trong điều kiện hội nhập và phát triển.

Rà soát các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ: máy soi, camera, công cụ phục vụ kiểm nghiệm, xét nghiệm… đối chiếu yêu cầu nhiệm vụ đến năm

2020, xác định nhu cầu mua sắm, trang bị; hoàn chỉnh quy chế quản lý, sử dụng: phải tiến hành việc quy hoạch, rà soát về nhu cầu mua sắm trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ việc hiện đại hóa và tự động hóa nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có vai trò quan trọng trong hoạt động y tế. Góp phần quan trọng ổn định an ninh kinh tế, phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả, giá trị của nó phụ thuộc vào việc bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đó là những phương thức, biện pháp đưa pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế vào cuộc sống hiện thực.

Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân tầng xã hội đang diễn ra gay gắt, sự phân hóa giàu nghèo, truyền thống đạo đức dân tộc đang có nguy cơ bị xói mòn… những tác động trên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đặc biệt là vi phạm pháp luật y tế có chiều hướng gia tăng. Trước tình hình đó đòi hỏi phải bảo đảm thực hiện pháp luật, pháp luật y tế và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Bởi ngành y tế có vai trò quan trọng góp phần thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay - 12

Thực tiễn thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhất định. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế còn phải bổ sung, kiện toàn, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về pháp luật xử lý vi phạm hành chính, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói riêng, bao gồm: những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật; khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; khái niệm bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tìm ra những yếu tố ảnh

hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; thực trạng thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế hiện nay. Kết quả trên, bước đầu đã cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những vấn đề về giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh trong hoạt động y tế và đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ nói trên, luận văn đã dành một phần nội dung đáng kể trình bày về các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới.

Bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới, cần triển khai hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời thể chế hóa bộ luật xử phạt vi phạm hành chính sắp được ban hành; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho các đối tượng tham gia hoạt động y tế, cho toàn xã hội; kiện toàn bộ máy tổ chức ngành y tế và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức y tế có đủ năng lực trình độ chuyên môn nghiệp, có phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạnh. Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp trên bảo đảm cho pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng một cách nghiêm minh, ổn định chính trị, phát triển kinh tế… góp phần cùng các ngành khác trong cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế (2001), Quyết định 831/2001/QĐ-BYT Ban hành quy định về Thanh tra vệ sinh lao động, Hà Nội.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế (2007), Quyết định 40/2007/QĐ-BYT Ban hành Quy trình và Danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân, Hà Nội

4. Bộ trưởng Bộ Y tế (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BYT Hướng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan y tế, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện 08 năm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội

6. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện 08 năm Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2011), Tờ trình số 20/TTr-BTP ngày 18/6/2011 trình Chính phủ dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 07/2012 chủ đề pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội

10. Bộ Y tế (2010), Báo cáo đánh giá sơ bộ thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2005/NĐ- CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2012), Niên giám thống kê y tế 2012, Hà Nội

12. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, Hà Nội

13. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2013, Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2014, Hà Nội

14. Chính phủ (2006), Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/8/2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế, Hà Nội.

15. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội.

16. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Hà Nội.

17. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Hà Nội.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2014/NĐ-CP ngày 12/11/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội.

19. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

20. Chính phủ (2013), Nghị định số 178/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội.

21. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.

22. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội

24. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội

25. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Hà Nội

26. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Luật Hành chính nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

27. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật Hành chính nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

28. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, người dịch - Hoàng Thanh Đạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

29. Quốc hội (2010), Luật thanh tra năm 2010, Hà Nội.

30. Quốc hội (2012), Luật khiếu nại, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật tố cáo năm, Hà Nội.

32. Quốc hội (2012), Luật xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội.

33. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

34. Phạm Hồng Thái (2009), Thẩm quyền tự chủ, tự quyết và thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan hành chính nhà nước, Số 10/2009 Tạp chí Quản lý nhà nước, Học Viện Hành chính, Hà Nội

35. Thanh tra Bộ Y tế (2005), Báo cáo công tác thanh tra y tế năm 2005,

Hà Nội.

36. Thanh tra Bộ Y tế (2006), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

37. Thanh tra Bộ Y tế (2007), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

38. Thanh tra Bộ Y tế (2008), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

39. Thanh tra Bộ Y tế (2009), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

40. Thanh tra Bộ Y tế (2010), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

41. Thanh tra Bộ Y tế (2011), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

42. Thanh tra Bộ Y tế (2012), Báo cáo công tác thanh tra y tế, Hà Nội.

43. Thanh tra Bộ Y tế (2012), Báo cáo kết quả điều tra thực trạng tổ chức, hoạt động và nhu cầu đào tạo thanh tra y tế địa phương, tháng 9/2012, Hà Nội.

44. Thanh tra Bộ Y tế (2013), Báo cáo công tác thanh tra y tế năm 2013,

Hà Nội.

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Trường Đại học Y tế công cộng (2012), Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội.

47. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023