Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 2

3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương 92

3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp 92

3.2.2. Tăng cường phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 93

3.2.3. Hoàn thiện quy trình thực hiện các chính sách cụ thể 94

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 94

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 95

3.2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 96

3.2.7. Đổi mới cơ chế tài chính chính sách bảo hiểm thất nghiệp 97

3.3. Một số kiến nghị 97

3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ 97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3.3.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 100

3.3.3. Đối với BHXH Việt Nam và các đơn vị có liên quan 101

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 2

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 103

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Mất việc làm, thất nghiệp là hiện thực khách quan mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu, nó là hệ quả tất yếu của phát triển công nghiệp và được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường (KTTT). Bảo vệ người lao động (NLĐ), chống thất nghiệp không chỉ là mối quan tâm và nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo của từng quốc gia mà trở thành mục tiêu chung của các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên kết kinh tế và khu vực trên thế giới.

Sau gần 35 năm đổi mới, nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thị trường lao động ở nước ta ngày càng phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong xã hội đã tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ. Tuy nhiên, biến động phức tạp của thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) cũng dẫn đến việc NLĐ mất việc làm và thất nghiệp. Đây là vấn đề xã hội mà nhà nước cần quan tâm giải quyết để bảo đảm ổn định cuộc sống cho NLĐ.

Với vai trò là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống ASXH, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một công cụ quản trị thị trường lao động hữu hiệu, gắn bó chặt chẽ với các chính sách việc làm, thị trường lao động chủ động. Bảo hiểm thất nghiệp là biện pháp bảo đảm quyền lợi, hỗ trợ hiệu quả nhất cho lao động bị mất việc làm. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về thất nghiệp, chính sách BHTN nhằm hoàn thiện chính sách và công tác tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là một nhu cầu cấp thiết và mang tính nhân văn sâu sắc.

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có những bước phát triển khá toàn diện, tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, kinh tế nông nghiệp nông thôn đang chuyển dịch theo hướng ngành nghề. Các dự án đầu tư như các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp được phân bổ trên cả 12 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có sử


dụng lao động đăng ký tham gia BHTN là 5.878 đơn vị với tổng số lao động tham gia BHTN là 311.875 người. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo ra bước chuyển mới phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cho công tác đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lao động. Những năm gần đây, việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác kết nối cung cầu lao động, việc làm và giải quyết quyền lợi cho NLĐ bị thất nghiệp. Giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong tìm kiếm lao động và NLĐ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần quan trọng ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện BHTN còn bộc lộ một số hạn chế, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp (TCTN), công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa có người sử dụng lao động (NSDLĐ) nào được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; còn có sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong tổ chức thực hiện; các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện chính sách chưa được giải quyết kịp thời; chính sách BHTN chưa thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả.

Thực trạng nêu trên rất cần những nghiên cứu chuyên sâu dưới khía cạnh thực tiễn nhằm tìm ra nguyên nhân đích thực của những tồn tại, vướng mắc và qua đó có những giải pháp hữu hiệu để thực thi có hiệu quả hơn chính sách BHTN trong thời gian tới. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên nghành Chính sách công là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Chính sách BHTN là một trong những nội dung quan trọng của các chính sách ASXH. Chính sách này đi vào cuộc sống ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của NLĐ, NSDLĐ và sự phát triển của thị trường lao động vì vậy đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý và kinh tế, xã hội. Nhiều công trình nghiên


cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau liên quan đến BHTN được công bố.

2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu ngoài nước về BHTN thường tiếp cận theo hai góc độ: Góc độ học thuật (nghiên cứu về BHTN và QLNN về BHTN) và thực tiễn thực thi chính sách BHTN (quản lý và cách thức quản lý, sử dụng nguồn quỹ BHTN). Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Cơ quan quản lý bảo đảm xã hội Mỹ xuất bản sách “Các trương trình bảo đảm xã hội các nước trên thế giới” đề cập đến các vấn đề như: TCTN như là một hình thức đền bù sự mất mát thu nhập do kết quả của tình trạng thất nghiệp bắt buộc tạo ra. Các chương trình TCTN thường được áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển và thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Một số nước áp dụng phương thức TCTN thông qua hình thức trợ cấp khó khăn, thanh toán một lần do cơ quan đại diện của chính phủ hoặc chủ sử dụng lao động chi trả và chủ sử dụng lao động thường chỉ chi trả một lần khoản tiền đền bù khi sa thải NLĐ. Thực hiện chương trình TCTN được hiểu là sự trợ giúp cho người thất nghiệp nhằm đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian mất việc làm từ nguồn quỹ được hình thành do sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của nhà nước, của toàn xã hội. Về bản chất TCTN cũng như các chế độ trợ cấp khác cùng xuất phát từ QHLĐ, cùng bù đắp rủi ro cho NLĐ nhưng nó có đặc điểm khác biệt về đối tượng, mục đích và cách thức giải quyết. Đối tượng của TCTN chủ yếu là NLĐ trong độ tuổi lao động bị mất việc làm do yếu tố khách quan và có nhu cầu làm việc. Mục đích của TCTN là giúp NLĐ quay trở lại thị trường lao động thông qua các hoạt động như cung cấp thông tin về thị trường lao động, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm tạm thời ... Công tác quản lý, thống kê người thất nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công của hoạt động TCTN. Hầu hết các nước thiết lập và tổ chức thực hiện chế độ TCTN với vị trí là một nhánh của BHXH. Một số nước thực hiện các chế độ TCTN từ các quỹ công với những điều kiện nhất định về đối tượng, đảm bảo thực hiện dưới các hình thức trợ cấp như trợ cấp mất việc, thôi việc ...


Lê Hồng Giang trong nghiên cứu “Bảo hiểm thất nghiệp, lỡ cơ hội thay đổi” năm 2009 đã đề cập đến kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) về mô hình hỗn hợp bảo hiểm nhà nước và tư nhân được tổng kết “Ở các nước phát triển, bên cạnh hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, khu vực tư nhân cũng cung cấp nhiều hình thức bảo hiểm thất nghiệp khác giành cho các đối tượng có thu nhập cao, tuy nhiên những người lao động có mức lương thấp ít quan tâm đến bảo hiểm thất nghiệp do khu vực tư nhân triển khai”. Đối với người có mức thu nhập thấp, BHTN được xem như là một dạng của ASXH. Xu hướng vận động của BHTN cũng giống như các hình thức BHXH khác được chuyển dần từ thể thức quy định lợi tức sang quy định mức đóng góp. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về sự chuyển đổi này đã rút ra là từ mô hình hỗn hợp như của Australia, kết hợp giữa thể thức quy định lợi tức từ một quỹ BHXH của nhà nước với quy định mức đóng góp dựa vào khu vực tư nhân sẽ là tối ưu và dễ chuyển đổi. Tác giả viện dẫn thực tiễn của Singapore và Malaysia về hình thành quỹ tiết kiệm chung cho các loại hình bảo hiểm (hưu trí, sức khỏe, thất nghiệp) đều do quỹ này chi trả và cho rằng, về bản chất thì quỹ này là hình thức tiết kiệm bắt buộc, nên nó là công cụ để chính phủ định hướng tỷ lệ tiết kiệm của tất cả mọi NLĐ trong dài hạn để đảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng, hệ thống BHXH trong đó có BHTN đã bắt chước hệ thống ASXH của Mỹ mà đã bỏ qua kinh nghiệm thành công của Singapore và Malaysia về hình thành quỹ tiết kiệm chung cho các loại hình BHXH. Nhìn chung những nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào phản ảnh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể nào đó ở một số nước và khu vực trên thế giới. Một số nghiên cứu mới đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian TCTN, chưa có nghiên cứu về tổ chức thực hiện chính sách BHTN. Vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả trên chỉ để tham khảo trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam.

2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước

Công trình nghiên cứu của TS Trịnh Thị Hoa, Trung tâm Nghiên cứu khoa học, BHXH Việt Nam với tiêu đề “Những lý luận cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp hiện


đại” đề cập đến các vấn đề: (i) Hiện tượng thất nghiệp; (ii) lịch sử hình thành, phát triển TCTN và (iii) nguyên tắc và mục đích của quỹ thất nghiệp. Nghiên cứu đã đưa ra các số liệu thống kê về các nước thực hiện BHTN và gợi ý trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thiết lập chế độ BHTN là cần thiết nhưng cần có những bước đi thận trọng và tiếp thu kinh nghiệm của các nước.

Công trình nghiên cứu của PGS. TS Mạc Văn Tiến với tiêu đề “Lý luận về bảo hiểm thất nghiệp” đề cập đến các vấn đề như: (i) Bản chất của thất nghiệp;

(ii) Các loại hình thất nghiệp; (iii) Ảnh hưởng của thất nghiệp đối với cá nhân và xã hội. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung làm chủ nhiệm. Công trình nghiên cứu này đề cập gián tiếp đến các vấn đề liên quan đến QLNN về BHTN gồm: (i) Trình tự, thủ tục triển khai hoạt động BHTN; (ii) Quản lý nhà nước về BHTN với các nội dung như hướng dẫn, tuyên truyền chính sách BHTN của nhà nước; đăng ký tình trạng thất nghiệp cho những người đang bị thất nghiệp; tính toán chế độ BHTN theo quy định của pháp luật; Chi tiền bảo hiểm cho người đang thất nghiệp theo đúng chế độ và thời gian đã quy định trong văn bản pháp luật về BHTN và kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHTN, phát hiện các vấn đề phát sinh và xử lý kịp thời. Ngoài ra, cơ quan BHXH cần tổ chức “Dịch vụ tư vấn việc làm” cho người bị thất nghiệp theo quy định của Công ước số 88 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tổ chức Dịch vụ việc làm (Việt Nam gia nhập năm 2018). Nghiên cứu này cũng đề cập đến cơ quan thực hiện dịch vụ việc làm là các Trung tâm giới thiệu việc làm, thực hiện chức năng cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ, thực hiện sắp xếp việc làm cho NLĐ và NSDLĐ thông qua các hoạt động môi giới.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu như “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại. Vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam” năm 2004 của Nguyễn Huy Ban đưa ra phân tích các nội dung cơ bản của BHTN hiện đại đồng thời tác giả cũng đề cập đến các hình thức TCTN ở Việt Nam.


Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quang Vinh về “Các mô hình và kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới”, tác giả đưa ra các mô hình BHTN trên thế giới và đặc biệt nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực hiện BHTN của các nước đó và từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.

Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Lý về “Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” tập trung phân tích thực trạng quỹ và các giải pháp chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn Bình Dương.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Quang Trường “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay” (2016), tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về BHTN và trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về BHTN, đáp ứng yêu cầu đổi mới QLNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Hoa “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” (2015), tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích chính sách, pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTN.

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của tác giả Trương Tất Ga, “Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thất nghiệp, BHTN, chính sách BHTN, phân tích thực trạng chính sách BHTN ở Việt Nam những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam.

Một số bài viết có nội dung liên quan trên các tạp chí khoa học, báo mạng như “An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới” của tác giả Nguyễn Văn Tuân phân tích quan điểm của Đảng, Nhà nước, thành tựu, hạn chế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam ...

Các công trình nghiên cứu kể trên cho thấy những vấn đề liên quan đến nội dung cơ bản của chính sách BHTN đã được giải quyết. Các tác giả đã đi sâu vào việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật BHTN, chỉ ra thực trạng và giải pháp để hoàn thiện chính sách BHTN. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu trước


khi Luật Việc làm 2013 có hiệu lực thi hành, chưa đánh giá đầy đủ, đi sâu phân tích về vấn đề thực hiện chính sách BHTN; các nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách BHTN trên thực tiễn từ sau ngày Luật Việc làm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay. Mặt khác, thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa được nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Đề tài nghiên cứu của luận văn này được thực hiện trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHTN và thực trạng thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHTN.

- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; thực trạng thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm: Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách; năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể thực hiện; các chính sách đóng bảo hiểm thất nghiệp, chính sách trợ cấp thất nghiệp, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới cho NLĐ bị thất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023